Gần 1 tấn mỡ heo “bẩn” vào TP HCM để rán tóp bán
Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM phối hợp với đội tuần tra giao thông hôm qua kiểm tra, phát hiện xe khách chất lượng cao từ Quảng Nam vận chuyển khoảng gần 1 tấn mỡ heo đã bốc mùi hôi thối đang lưu thông trên Xa lộ Hà Nội.
Heo sữa thối bị bắt quả tang ngày 9/6.
Qua kiểm tra, chỉ có 500 kg mỡ heo trong lô hàng này có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan thú y tỉnh Quảng Nam, nhưng không thể phân biệt được thùng nào là hàng có giấy kiểm dịch vì quá hôi thối nên cơ quan chức năng đã cho tiêu hủy cả lô hàng.
Lô hàng này sẽ được vận chuyển về một cơ sở ở huyện Hóc Môn để chế biến thành mỡ nước và tóp mỡ rồi tiêu thụ ra thị trường.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 9/6, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cũng đã tiêu hủy 15 thùng xốp chứa 174 con heo sữa đã qua giết mổ và 343 kg phụ phẩm heo đã bốc mùi hôi thối và có dấu hiệu phân hủy, vận chuyển trên một xe khách từ Quảng Nam về TP.HCM tiêu thụ.
Theo PLVN
Nông dân "buồn thối ruột" vì dịch bệnh tai xanh
Thời gian qua, tại Hà Tĩnh, dịch tai xanh ở lợn xuất hiện và lan nhanh trên diện rộng khiến nhiều người dân điêu đứng và lo lắng.
Ổ dịch tai xanh bắt đầu xuất hiện ở phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) từ ngày 25/4/2011 khiến hơn 130 con lợn của 46 hộ dân mắc bệnh. Từ đó đến nay, dịch đã lan rộng ra 3 xã của huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà, với tổng số lợn mắc bệnh là hơn 370 con.
Sau khi phát dịch, ngoài các biện pháp cấp bách phòng chống dịch như: bao vây tiêu độc, khử trùng, lập chốt kiểm dịch, cấm mua bán, vận chuyển, giết mổ các sản phẩm từ lợn ra, vào vùng dịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra chủ trương hỗ trợ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng tai xanh tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp. Những ngày đầu tháng 5, cơ quan thú y các địa phương đã huy động hết lực lượng cán bộ thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng và đến ngày 11/5, các địa phương trên đã tiêm hơn 22.000 liều vắc xin.
Ngày 10/5, chúng tôi có mặt tại thôn 7, xã Cẩm Vịnh, khi người dân và chính quyền địa phương đang tất bật chở lợn đi tiêu hủy. Nỗi bi quan, chán nản hiện rõ trên từng gương mặt của người nông dân nơi đây. Đợt dịch này toàn thôn có 152/300 con lợn bị dính "tai xanh" và phải tiêu hủy, thiệt hại ước tính 120 triệu đồng.
Người dân xót xa khi nhìn đàn lợn của mình mang đi tiêu hủy
"Chỉ trong vòng mấy ngày 1 con lợn nái và 11 lợn con bỗng dưng có biểu hiện tai cụp, tím tái bỏ ăn, sổ mũi trào bọt mép. Gia đình tôi đã gọi bác sỹ thu y tiêm khá nhiều loại thuốc nhưng không có tác dụng. Thế là phải tiêu hủy" - ông Nguyễn Văn Thắng, một hộ chăn nuôi có số lợn bị tiêu hủy lớn nhất trong đợt này (12 con) không giấu nổi xót xa.
Còn ông Nguyễn Trọng Đồng, một người dân thôn 7, bị thiệt hại 10 con lợn thịt trong đợt dịch này, cho rằng, do gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nên không muốn tốn thêm tiền mua vắc xin tiêm phòng. Tuy nhiên, sau trận dịch này gia đình sẽ chủ động trong công tác tiêm phòng để hạn chế tối đa thiệt hại. Ông Đồng nhẩm tính 1 liều vắc xin hiện nay có giá 33.000 đồng cộng với 2.000 tiền công tiêm thì vẫn chưa bằng 1 kg lợn hơi.
Trao đổi với Dân trí, ông Trần Quốc Chiến, Trưởng Phòng kỹ thuật - Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: "Trong khi chưa có thuốc đặc trị bệnh tai xanh ở lợn thì biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh này là tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, nếu tiêm vắc xin ở những đàn lợn đang mắc bệnh hoặc có thể lực kém thì hiệu quả phòng bệnh rất thấp".
Ông Chiến cho biết thêm, đến nay Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã tiến hành tiêu hủy trêm 340 con lợn mắc chứng bệnh dịch tai xanh.
Công tác phun thuốc phòng bệnh dịch tai xanh ở lợn của Chi cục Thú y Hà Tĩnh
Chi cục Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo dịch bệnh tai xanh vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trên diện rộng. Do đó, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo để tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn chưa được tiêm phòng. Đặc biệt, cần tiêm vắc xin tai xanh cho lợn tại các vùng có ổ dịch cũ và các vùng chăn nuôi tập trung, mật độ cao.
Theo Dân Trí
Chợ cuối năm ngập tràn gà thải từ Trung Quốc Không phải thịt gà ta được nuôi bằng ngô, thóc và thả vườn, gà thải Trung Quốc mới nhìn không dễ phân biệt, nhưng giá thành lại rẻ hơn gà quê rất nhiều. Chính vì vậy, vài năm nay, tại các chợ xuất hiện ngày càng nhiều loại gà này. Điều đáng nói là hầu hết số gà thải đang bày bán tràn...