Gần 1 năm, tuyến tránh đường hành lang ven biển phía Nam chưa thể thi công
Dự án (DA) tuyến tránh đường hành lang ven biển phía Nam (ĐHLVBPN) đi qua địa bàn tỉnh Kiên Giang (KG) đã thi công (TC) được hơn 41% khối lượng công việc. Tuy nhiên, gần 1 năm nay một số hạng mục của DA chưa TC được do vướng khâu giải phóng mặt bằng (GPMB)…
Tại khu vực trụ T3 – T4 công trình cầu Cái Sắn (ấp Hòa Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành) gần 1 năm nay phải tạm ngưng TC.
Nguyên nhân chủ yếu là có 5 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù, giao MB trong đó hộ ông Nguyễn Văn Tài và ông Nguyễn Văn Huy dù đã nhận tiền bồi hoàn đầy đủ vẫn không chịu bàn giao MB.
Video đang HOT
Theo các hộ này, giá cả không hợp lý và chưa có khu tái định cư (TĐC).
Ông Nguyễn Văn Dữ – Trưởng phòng TNMT huyện Châu Thành – cho biết: “Theo quy định, những hộ diện giải tỏa được đền bù theo mức giá 500.000đồng/m2 theo vị trí I, nhưng 5 hộ trên cho là không hợp lý, đòi mức giá 800.000đồng/m2. Chủ tịch UBND huyện sẽ mời 5 hộ này lên để trực tiếp gặp gỡ đối thoại trước khi ban hành quyết định (QĐ)”.
Về hỗ trợ TĐC, theo QĐ về hỗ trợ TĐC cư cho những hộ bị giải tỏa đối với công trình ĐHLVBPN năm 2009 và Thông báo số 130 của UBND tỉnh KG (ngày 24.4.2010), các hộ bị giải tỏa không có nhà ở sẽ được hỗ trợ 32 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, đến năm 2011, Bộ GTVT mở rộng thêm DA.
Thời điểm này, ông Lý Văn Thắm – ngụ ấp Hòa Lộc, xã Thạnh Lộc – là đối tượng phải di dời giải tỏa sau. Điều đáng nói, vào thời điểm này – sau khi QĐ ngày 6.12.2010 mới ban hành – mức đầu tư hạ tầng tăng lên trên 67,4 triệu đồng/hộ nên trường hợp ông Thắm được áp dụng theo QĐ mới. Do đó, một số hộ nhận tiền hỗ trợ khiếu kiện không đồng ý với mức hỗ trợ trước (dù đã được nhận tiền hỗ trợ).
Về điều này, ông Nguyễn Văn Dữ cho biết: “Hội đồng đền bồi giải tỏa MB của tỉnh đồng ý nâng giá bồi hoàn từ 500.000 đồng lên 800.000 đồng. Sau khi đơn vị mời các hộ lại triển khai, họ lại đòi toàn bộ đất bị thu hồi phải đền bù giá 800.000 đồng/m2 kể cả đất ở vị trí I, vị trí II và đất vườn. Liền đó, huyện tổ chức họp dân để động viên, giải thích thế nào là diện tích thuộc loại I, II và đất vườn theo từng khung giá khác nhau. Thế nhưng họ không đồng tình mà làm đơn khiếu kiện…”.
Tháng 5.2012, UBND tỉnh KG tiếp tục có QĐ số 1087 thay đổi đơn giá bồi thường quyền sử dụng đất nằm trong DA. Theo đó, mức bồi thường có thay đổi, nếu những gia đình nêu trên vẫn không đồng ý giao trả MB, UBND huyện Châu Thành sẽ QĐ xử lý hành chính và tiến hành cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Hiện tuyến đường phụ của DA tuyến tránh TP.Rạch Giá cũng đang vướng mắc về đền bù GPMB tại khu vực cầu kinh ông Hiển dẫn đến triển khai tuyến đường phụ nối từ cầu Vành Đai đến đường Lạc Hồng (TP.Rạch Giá) vẫn chưa thể triển khai.
Ông Nguyễn Hoàng Hôn – Phó Chủ tịch UBND TP.Rạch Giá cho biết: Khó khăn nhất trong GPMB là khâu bố trí TĐC. Sắp tới, UBND TP.Rạch Giá phải tạo ra nhiều quỹ đất để người dân bị giải tỏa có nhiều chọn lựa. Về phía người dân cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng của DA, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền giải quyết những vướng mắc để việc TC sớm hoàn thành đúng kế hoạch.
Theo laodong
Hà Nội: Còn 112.000 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ
Ngày 5.11, Sở TNMT TP.Hà Nội cho biết, đến nay thành phố đã cấp được hơn 1.057.645 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, đạt 95% đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại khu vực đô thị và nông thôn.
Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 112.000 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận (GCN) các loại. Trong đó được phân loại thành 12 dạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật về đất đai, nhưng chưa có căn cứ pháp lý để giải quyết hoặc căn cứ giải quyết còn thiếu, chưa rõ ràng và vượt thẩm quyền của thành phố. Ngoài ra, các trường hợp mua nhà tại các dự án nhà ở, ngay từ năm 2001 đến tháng 5.2012, TP.Hà Nội đã giao đất cho 370 dự án phát triển nhà với tổng diện tích 121.433.750m2 đất, tương đương với khoảng 520.695 căn hộ, nhà liền kề, nhà biệt thự phải cấp GCN, trong đó, có 20.000 trường hợp mua nhà ở đã được cấp GCN, còn 200.000 trường hợp vướng mắc cần tháo gỡ.
Theo Sở TNMT, những vướng mắc này do có trường hợp hồ sơ cấp GCN là nhà cấp 4, nhưng thực tế đã xây 3 - 4 tầng kiên cố hay một số khu tập thể, nguồn gốc diện tích cấp đất cho chủ sử dụng rất ít (chỉ 20 - 30m2), nhưng hồ sơ đề nghị cấp lên đến hàng trăm mét vuông. Tương tự tình trạng này tại khu vực nông thôn cũng có, do lấn chiếm, chiếm dụng đất công...
Cũng theo Sở TNMT Hà Nội, trong những năm qua công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức còn đạt tỉ lệ rất thấp khoảng 27%. Cụ thể: Đến nay, TP.Hà Nội mới chỉ cấp GCN quyền sử dụng đất cho 5.208/19.247 thửa đất. Khi tiến hành công tác kê khai, cấp GCN thì tổ chức, DN phải thực hiện xong bước chuyển DN Nhà nước sang Công ty CP. Về vị trí đất các đơn vị xin cấp GCN phải thực hiện theo các thủ tục được UBND TP quy định như: Xác định lại diện tích thực tế đang quản lý, sử dụng xin thỏa thuận của Sở QHKT, chỉ giới đường đỏ các vị trí được cải tạo, hoặc xây mới phải thực hiện lập dự án... Đây là nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong kê khai, gây khó khăn cho công tác cấp GCN cho đơn vị....
Theo laodong
Giải tỏa khu vực xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng -Quảng Ngãi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Ban quản lý Dự án 85 (PMU 85) cho biết, từ ngày 26 đến 30.10 sẽ bàn giao mốc giải tỏa đoạn qua xã Hòa Nhơn và hoàn thành phê duyệt đền bù các hồ sơ giải tỏa tại 2 xã Hòa Tiến và Hòa Phong (H. Hòa Vang,...