Gần 0,5% dân số bị mù vì đục thủy tinh thể
Hiện cả nước có khoảng 450.000 người bị mù chiếm 0,5% dân số, trong đó có 300.000 người mắc bệnh đục thủy tinh thể. Đây là chứng bệnh để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội nhưng vẫn chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức.
Bệnh đục thuỷ tinh thể (cườm khô) là nguyên nhân lớn nhất gây mù trên toàn thế giới với 18 triệu người bị mù. Tại Việt Nam, mỗi năm lại có khoảng 0,025% dân số bị mù do đục thủy tinh thể, hiện có khoảng 450.000 người bị mù chiếm 0,5% dân số cả nước.
Hiện mỗi năm cả nước mới chỉ mổ được khoảng 1/3 số bệnh nhân cần mổ. Để giải quyết tình trạng mù lòa do đục thủy tinh thể thì phẫu thuật vẫn là biện pháp duy nhất đem lại ánh sáng cho người bệnh.
Video đang HOT
Khi gặp các triệu chứng bất thường về mắt cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời
Theo BSCK II Trần Thị Phương Thu, Giám đốc bệnh viện Mắt TPHCM, bệnh đục thủy tinh thể không phải là ung thư hoặc khối u bất thường trong mắt. Nguyên nhân chính dẫn đến đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già, bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, cận thị, chấn thương. Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50.
Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thể thủy tinh gây đục. Chứng bệnh này có thể được bác sĩ chuyên khoa Mắt phát hiện một cách dễ dàng trong quá trình kiểm tra cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh nhân do hoàn cảnh khó khăn hoặc chủ quan nên để bệnh chuyển nặng mới nhập viện gây khó khăn cho công tác chữa trị.
Hiện y học vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Vì thế BS Phương Thu khuyến cáo người dân nếu mắt xuất hiện các triệu chứng như nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát, nhìn một vật thành hai hoặc ba,… phải đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời tránh trường hợp mù vĩnh viễn có thể xảy ra.
Theo Dân Trí
Vitamin C giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
Những người lớn tuổi ít ăn các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể tăng, một nghiên cứu tại Ấn Độ chỉ rõ.
Đục thủy tinh thể hay cườm mắt là tình trạng xuất hiện màng bao phủ thủy tinh thể do các protein kết khối, gây ra vấn đề thị lực cho người già. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, gồm vitamin C, sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Nhưng những nghiên cứu này là do các nước châu Âu thực hiện, không phù hợp với các nước có thu nhập thấp như Ấn Độ, nơi lượng vitamin C trong cơ thể có xu hướng rất thấp và tỉ lệ đục thủy tinh thể đặc biệt cao.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã kiểm tra mắt của 5.600 người già trên 60 tuổi và có nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Họ cũng phỏng vấn những người này về chế độ ăn, thói quen sống và đo lượng vitamin C trong máu.
Kết quả cho thấy gần 73% đối tượng tham gia nghiên cứu bị đục thủy tinh thể và tỉ lệ thuận với lượng vitamin C trong máu cũng như nạp vào hằng ngày. Cụ thể, 1/4 người già có lượng vitamin C cao nhất (38micromole/l), nguy cơ đục thủy tinh thể thấp hơn 39% so những người ăn thực phẩm có vitamin C ít nhất. Các yếu tố như thu nhập, thói quen hút thuốc, huyết áp cao và tiểu đường cũng được tính tới.
Lượng vitamin C chuẩn trong máu là từ 11micromole/l máu. Dưới mức này bị coi là thiếu vitamin C.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, dùng vitamin C bổ sung sẽ không thể thay thế một chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ớt chuông xanh và đỏ, kiwi, các loại dâu, súp lơ xanh và cà chua.
Theo Dân Trí
Lác mắt - Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ Nhiều bậc cha mẹ vì nghĩ rằng mắt lác chỉ là vấn đề xấu - đẹp nên khi mắt con bị lác lại không đi khám và điều trị sớm. Khi trẻ lớn lên, bắt đầu quan tâm đến hình thức mới tới gặp bác sĩ thì thị lực đã giảm nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, lác mắt không chỉ ảnh hưởng...