Gamer Việt chuộng gamepad nào nhất khi chơi game trên PC?
Sử dụng gamepad để chơi game trên PC là thói quen của nhiều người dùng, nhưng lựa chọn gamepad thế nào cho hợp lý là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể tự tìm lời giải đáp. Dưới đây là 4 phụ kiện đáng lưu ý nhất theo đánh giá của phần đông game thủ Việt.
Gamepad PlayStation 2 và đầu chuyển
Giải pháp đầu tiên luôn được nhắc tới là chiếc tay cầm “zin” của Sony PlayStation 2 và đầu chuyển cổng kết nối (adapter) để gắn được trên máy tính. Đây không thực sự là giải pháp kinh tế nhất nhưng rõ ràng sử dụng tay cầm của PlayStation 2 luôn đem lại cảm giác thân thuộc hơn cả cho những bạn ưa thích dòng máy console của Sony.
Về cơ bản, không kể vô số loại hàng nhái thì tay cầm PlayStation 2 xuất hiện trên thị trường có 3 loại: H (bán kèm máy console và có giá thành cao), A (gần giống H, nhưng là hàng sản xuất OEM, giá mềm hơn) và M (có thiết kế bản mạch khác H và A, nhưng chất lượng nút bấm khá hơn, giá vừa phải). Lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng tìm tay cầm H vì chất lượng và các linh kiện thay thế (khi cần sửa chữa sau này) của tay cầm loại này rất dễ mua.
Một lưu ý khác, đầu chuyển có thể sử dụng cho 2 gamepad cùng lúc nên người chơi sẽ tiết kiệm được chút ít nếu có ý định đầu tư hẳn một bộ đôi tay cầm loại này để chơi game trên PC.
Logitech Dual Action
Mức giá vừa phải, chất lượng thiết kế được đánh giá là nhạy và bền, Logitech Dual Action xứng đáng lựa chọn hấp dẫn trong mắt không ít game thủ. Sản phẩm có kiểu dáng và tính năng cơ bản mô phỏng theo nguyên mẫu tay cầm của PlayStation 2, sử dụng đầu kết nối USB, cụm phím điều hướng (D-Pad) thuận tiện cho việc điều khiển theo kiểu miết phím của nhiều người chơi…
Video đang HOT
Nhược điểm đáng kể nhất của Logitech Dual Action là không hỗ trợ chế độ rung phản hồi (vibration) nên sẽ làm giảm chút ít hưng phấn của bạn khi chơi các game hành động như Devil May Cry, Street Fighter…
Nazar V44
Thời gian đầu xuất hiện tại Việt Nam, giá thành và chất lượng của Nazar V44 đã trở thành chủ đề tranh luận của nhiều người chơi, nhưng về cơ bản đây là một sản phẩm đáng để lưu tâm nếu kinh tế của bạn không thực sự rộng rãi.
Cũng giống Logitech Dual Action, Nazar V44 có thiết kế mô phỏng tay cầm PlayStation 2 ngoại trừ hai nút L2 và R2 được thiết kế lùi xuống hẳn so với thiết bị nguyên bản. Chất lượng các phím bấm tốt, cụm D-Pad thiết kế liền, cần Analog di chuyển êm, dễ điều khiển bên cạnh đó là hệ thống đèn LED trang trí bắt mắt.
Gamepad Xbox 360 Controller For Windows
Có lẽ đây mới thực là giải pháp số một cho người thích dùng gamepad để chơi game trên máy tính. Xbox 360 Controller For Windows có thiết kế không khác gì tay cầm đi kèm Xbox360, cả về kiểu dáng, chất lượng và độ bền. Sản phẩm sử dụng kết nối USB và bán kèm đĩa driver.
Thậm chí, ngay cả với nhiều fan của PES, những người đã quen chơi game trên hệ máy PlayStation vẫn tỏ ra thích thú với gamepad của Microsoft hơn hẳn hàng nhà Sony. Thêm nữa, nếu xét về tính tương thích khi sử dụng với các tựa game PC thì Xbox360 Controller For Windows luôn được đánh giá cao hơn các đối thủ.
Theo gamek
Top nhân vật "cá tính" trong dòng game Final Fantasy (Phần I)
1. Yuffie Kisaragi (Final Fantasy VII)
Final Fantasy (Phần I)
Người chơi Final Fantasy chắc hẳn đều quen với những nhân vật gây nhiều phiền toái và hiếu động một cách thái quá. Nhưng Yuffie vượt qua tất cả những nhân vật khác; cô nàng này luôn cười khúc khích và có một hành động vô cùng điển hình, cũng là cực kỳ khó chịu: tìm cách ăn trộm đồ của nhóm rồi chuồn mất. Điều này khiến người chơi gặp không ít khó khăn trong quá trình phiêu lưu. Nhưng điều bực mình nhất có lẽ là việc Yuffie là một nhân vật ẩn, vì vậy người chơi phải bỏ công sức tìm ra để rồi bị cô nàng "chôm chỉa" đồ.
2. Gau (Final Fantasy VI)
Gau là một cậu bé người rừng với những khả năng "không giống ai". Người chơi không thể trang bị vũ khí cho Gau, không thể ra lệnh cho cậu ta tấn công. Vậy thì Gau khác nào một kẻ thừa trong nhóm? Trên thực tế, Gau có khả năng "Rage", cho phép cậu bắt chước đòn tấn công của quái vật. Nhưng một khi sử dụng khả năng này thì Gau sẽ liên tục tấn công dù cho người chơi có muốn hay không. Tóm lại đây là một nhân vật mà người chơi sẽ phải rất kiên nhẫn mỗi khi sử dụng.
3. Squall Leonhart (Final Fantasy VIII)
Nhiều người hâm mộ không khỏi yêu thích Cloud trong Final Fantasy VII bởi hình tượng một người anh hùng luôn u sầu và mang nhiều tâm trạng. Phát huy điều này, hãng Square đã tiếp tục phát triển một người anh hùng khác với khả năng làm người chơi cảm thấy buồn bực và chán nản mỗi khi chơi game.
Đó là Squall Leonhart, một nhân vật sống quá nội tâm, lạnh lùng, ít nói và luôn chìm vào những suy nghĩ của riêng mình. Người chơi sẽ phải trải qua Final Fantasy VIII trong vai một gã trai e dè trước phụ nữ, luôn mang khuôn mặt đăm chiêu và quan trọng nhất là có một thứ vũ khí khá kì cục - Gun Blade - vũ khí lai giữa một khẩu súng với một thanh kiếm.
4. Tidus (Final Fantasy X)
Sau khi nhận những lời phàn nàn về nhân vật chính trong Final Fantasy VIII, Square đã tạo ra một nhân vật chính với tính cách trái ngược hoàn toàn trong Final Fantasy X. Đó chính là Tidus, một chàng trai trẻ trung và luôn lạc quan, đôi khi cũng coi nhẹ những vấn đề mà mình gặp phải. Tidus có gu thời trang khá lạ mắt, khiến người chơi có cảm giác như nhân vật này đang làm người mẫu cosplay vậy.
Ngoài ra Tidus còn là ngôi sao của môn thể thao kì lạ, đó là Blitzball. Đây là sự kết hợp lạ thường giữa bóng đá và ngụp lặn. Điều đặc biệt là các cầu thủ Blitzball càng giỏi thì càng có nhiều kĩ năng để triệt hạ đối phương, điển hình là đầu độc hay ra đòn hiểm khiến đối phương bất tỉnh. Nhìn chung, đây là một môn thể thao không lấy gì làm hay ho, và Tidus thì lại rất đam mê môn này.
5. Brother (Final Fantasy X)
Là một nhân vật xuất hiện trong Final Fantasy X và người chơi không thể điều khiển được, nhưng Brother cũng kịp để lại nhiều ấn tượng xấu với kiểu đầu thổ dân Mô-hoóc, những hình xăm khắp thân mình và điển hình là thói quen hay lẩm bẩm một mình. Đặc biệt Brother còn yêu người em họ của mình là Yuna, và tình yêu này rõ ràng không giúp cho nhân vật này được yêu quý trong mắt phần lớn người chơi.
Theo gamek
Mẹo nhỏ làm tăng chất lượng đồ họa StarCraft II 1. Đối với các dòng card đồ họa nói chung Nhà phát triển Blizzard phân loại công thức đồ họa tuyệt vời đạt được với chế độ Ultra. Tuy nhiên, ngay cả tại thiết lập "tốn kém" này, chất lượng đồ họa trong StarCraft II vẫn chưa đạt đến ngưỡng xuất sắc nhất. Trên thực tế, hình ảnh còn có thể sắc nét...