Gamer đang “hành xác” đồ nghề mà không biết!
Thể hiện tình yêu game quá mãnh liệt
Câu chuyện về tình yêu giữa người chơi và những tựa game yêu thích có lẽ chẳng cần bàn nhiều. Nhưng việc gamer quá say sưa giải trí, sống hết mình trong mỗi trải nghiệm ảo lại chẳng khác nào cơn ác mộng lớn nhất với những món phụ kiện nhỏ bé.
Không hẳn những người chơi này chưa biết tiếc tiền, chẳng buồn sót của mà tâm lý khi chiến game phải thật nhiệt tình đã ăn sâu vào mỗi hành động, khó lòng từ bỏ ngay dù biết tần suất thay mới đồ nghề của mình sẽ đồng thời tăng lên nhiều lần.
Hành động chơi game quá mãnh liệt thể hiện ở nhiều hình thái, từ những vũ công Audition với các pha bắt “Finish” đầy uy lực, các gamer mê PES có thể đì phím gamepad trong tất cả các pha bóng đến nhóm lão làng game RPG với ngón tay luôn thường trực trên hai nút chuột trái phải…
Trút tức giận lên đồ nghề
Trút tức giận lên đồ nghề chinh chiến cũng giống một cách để gamer khẳng định tinh thần vui hết mình trong thế giới ảo, sự thắng bại qua mỗi màn chơi đều gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của bản thân họ.
Những gamer kiểu này thường phân loại thành 2 nhóm chính: Sử dụng đồ nghề quá rẻ tiền, nếu có hỏng thì luôn sẵn sàng thay mới; hoặc sử dụng đồ nghề “chùa” (ở tiệm nét, quán game) nên cứ thỏa thích đập phá, miễn đừng để hỏng ngay tại chỗ là được.
Video đang HOT
Người chơi thoải mái ném chuột bôm bốp xuống mặt bàn sau pha bắn trượt, đập tung bàn phím chỉ vì lỡ nhịp game hay “quẫn chí” mà quẳng gamepad thẳng tay kèm theo vài lời càu nhàu bởi vì thua trận… sẽ được xếp một cách trang trọng vào nhóm gamer có thói quen “trút tức giận lên đồ nghề chinh chiến”.
Sai lầm vì kém hiểu biết
Kém hiểu biết, thiếu kiến thức nền tảng về linh phụ kiện chơi game, nhiều khả năng bạn sẽ vô tình biến món đồ nghề trị giá bạc triệu trở thành đống vứt đi chỉ vì hư hỏng đủ thứ. Tất nhiên, nguy cơ này hiếm khi xảy ra, bởi lẽ các thiết bị phục vụ gamer chủ yếu thiết kế theo dạng cắm là chạy, khó thao tác nhầm và tương đối bền bỉ.
Hỏng hóc thường gặp chủ yếu rơi vào các trường hợp như bẻ gập quá giới hạn chịu đựng của thiết bị (vòm chụp tai nghe, chân đỡ bàn phím, thanh chống của bộ giữ dây chuột…) hoặc thao tác thô bạo với dây dẫn, giắc cắm…
Lười bảo trì hoặc bảo trì sai cách
Nguyên nhân cuối cùng khiến đồ nghề của game thủ nhanh xuống cấp, hỏng hóc được xác định do chủ nhân lười bảo trì, làm vệ sinh trong quá trình sử dụng hoặc có thực hiện nhưng tác nghiệp sai bét.
Nếu bạn ít nâng niu bộ phụ kiện của mình, mồ hôi tay hoàn toàn có thể khiến màu chữ, logo trên bàn phím, gamepad bay màu, Bụi bẩn nhanh chóng len lỏi vào từng ngóc ngách làm kẹt nút, gây ra hiện tượng double click phổ biến ở chuột. Hay để miếng đệm tai nghe nghe trong tình trạng ẩm thấp lâu ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn mốc phát tác.
Còn lúc có ý định làm vệ sinh, gamer nên đặc biệt lưu ý chuyện tháo lắp khung vỏ của đồ nghề, không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh hay các động tác lau chùi mạnh tay quá mức cần thiết.
Theo gamek
Game thủ "gà mờ" và cơn ác mộng hàng nhái
Thích oách, thích nổi, thích người khác thán phục mình về độ chơi khi đầu tư ngân lượng vào công cuộc chiến game trong lúc ví tiền lại rỗng tuếch, tâm lý ấy khiến một bộ phận gamer tìm đến thế giới hàng nhái, những thiết bị kiểu dáng giống hệt hàng hiệu.
Ngoài ra, hy vọng nâng cao thành tích thi đấu, muốn trải nghiệm những thiết bị chơi game cao cấp trong khi chưa tích lũy kiến thức nền tảng, sự thiếu hiểu biết đang khiến cho không ít gamer lâm vào cảnh tiền mất tật mang, mua nhầm hàng nhái, những thiết bị tưởng chừng đầy đủ tính năng xịn 100%.
Đấy là hai kiểu game thủ "gà mờ" trong mắt các nhà sản xuất hàng nhái, bởi dính phải hàng nhái, họ còn mắc phải đủ thứ phiền toái, hàng loạt nỗi bận tậm mà có chỉ sử dụng rồi mới thấm thía hết.
Hàng nhái, chất lượng đến đâu?
Nếu hàng nhái nào chất lượng tốt hơn hàng hiệu thì hàng nhái chẳng tội gì bắt trước kiểu dáng hàng hiệu. Chỉ một suy luận nhỏ cũng giúp bạn hình dùng ra chất lượng của những chiếc gamepad nhái, mousepad "fake"... tốt đến đâu. Điều ấy còn chưa kể vấn đề giá thành, người ta vẫn nói "tiền nào của nấy" thì khó có chuyện tiền ít mà chất lượng lại hơn.
Chính bởi vậy, nếu bạn xác định dùng hàng nhái để giải quyết khâu oai trong mắt đồng đội thì bạn đã nhầm. Người ta chỉ oách được nếu thành tích thi đấu tốt, đáng nể phục, với hàng nhái, điều này xem ra khó lòng thực hiện.
Gamepad "fake" với chất lượng nút bấm tồi tệ sẽ phá hỏng những đường chuyền ngon ăn của gamer trong PES. Hay như mousepad dởm góp phần không nhỏ tạo nên danh hiệu tay súng "nhân đạo" nhất màn chơi cho chủ nhân bởi vô số lần bắn hụt, tha mạng kẻ thù...
Hàng nhái, tiết kiệm tiền hơn hàng hiệu?
Dẫu biết là "fake" nhưng Phương Anh - fan ruột của Street Fighter vẫn nhắm mắt đầu tư một chiếc tay cầm PlayStation 2 bán với giá chỉ 100 ngàn VNĐ. Cậu bạn nghĩ cứ luyện tập với thiết bị này, chất lượng kém chút nhưng vẫn có thể cố gắng chấp nhận, miễn sao tiết kiệm được món tiền kha khá.
Khoảng 3 tháng sau, Phương Anh nhăn nhó chia sẻ: "Rẻ thì rẻ thật, tức cái hơn tháng lại mua một cái khác thì còn quá tiền chiếc tay cầm PlayStation 2 xịn, dùng vừa sướng lại vừa bền".
Biết rõ xuất xứ trôi nổi nhưng nhiều gamer vẫn quyết tâm lựa chọn các sản phẩm giả hàng hiệu để tiết kiệm chi phí luyện tập. Thêm lần nữa câu chuyện "tiền nào của nấy" lại thật chính xác. Trong những lý do hình thành mức giá của món phụ kiện hàng hiệu thì độ bền cao được xem như yếu tố then chốt, điều mà hàng nhái chẳng bao giờ theo kịp. Đồng thời, bạn cũng đừng trông mong vào cam kết bảo hành của cửa hàng, khả năng sửa chữa khi sản phẩm có vấn đề, bởi...
Hàng nhái, bảo hành kiểu "lời nói gió bay"
Hàng nhái đương nhiên không có đơn vị đứng ra phân phối, mọi thủ tục bảo hành đều do cửa hàng, người bán chịu trách nhiệm. Kiểu cam kết giống như "lời nói gió bay" bởi hàng trăm lý do người ta nghĩ ra nhằm từ chối bảo hành cho món đồ mà bạn từng mua. Đơn cử như chuyện, tem bị mờ (rất hay gặp), tem rách (do được dán vào chỗ quá dễ rách)... hay hết thời gian bảo hành (vì các thiết bị chỉ được cam kết bảo hành nhiều là 1 tháng).
Vì thế, một khi thiết bị đã trục trặc thì cách tốt nhất là gamer nên vui vẻ mua món mới, tiếp tục trải nghiệm để không lâu sau nhận ra rằng cái mới cũng chẳng bền hơn cái cũ bao nhiêu.
Câu chuyện hàng nhái kể riết rồi cũng thấy thường, nhưng bạn có tin không khi hàng ngày vẫn có vô số gamer trở thành nạn nhân vì nhiều lý do: chủ quan có, khách quan có, mà chủ yếu là vì tiền cũng có. Hãy tránh xa hàng nhái, tiền mất tật mang, lại rước thêm đủ thứ bực tức đáng ghét vào thân.
Theo gamek
Sai lầm thường gặp khi chọn mua phụ kiện chơi game Đầu tư không theo trình tự Rất ít người thừa tiền đầu tư một lúc trọn bộ phụ kiện chơi game cao cấp. Không sao, chúng ta có thể sắm sửa dần dần từng món một, miễn là đúng trình tự hợp lý để đạt được hiệu quả nâng cao thành tích thi đấu. Một trình tự đúng đòi hỏi bạn phải cân...