[GameK Tiểu Sử] Troy Baker – Gã “tắc kè hoa” đầy tài năng của thế giới game
Một diễn viên lồng tiếng đã đảm nhiệm xuất sắc các vai chính và phụ trong nhiều game bom tấn như Call of Duty, FarCry 4 hay The Last of Us, anh là Troy Baker
Đối với nhiều game thủ Việt, những diễn viên lồng tiếng cho các nhân vật trong game dường như ít được quan tâm so với những nhà làm gameđại tài hay những nhà soạn nhạc nổi đình nổi đám. Ngay bây giờ nếu hỏi những fan gộc của game offline, họ có thể kể vanh vách những người làm game như Hideo Kojima, John Cormack hay Todd Howard. Những nhà soạn nhạc thậm chí còn nổi tiếng hơn: Jeremy Soule, Nobuo Uematsu, Harry Gregson-Williams hay thậm chí là cả “thánh nhạc” Hans Zimmer.
Thế còn những diễn viên lồng tiếng đỉnh cao của làng game thế giới? Ắt hẳn các bạn có thể biết tới Onimusha, Call of Duty, Metal Gear Solidnhưng tuyệt nhiên không biết tới Akio Otsuka hay cả nhân vật chính trong bài viết ngày hôm nay của chúng tôi, Troy Baker.
Sinh ngày 1/4/1976, Troy Edward Baker đã có được danh tiếng sau thập niên 2000 với hàng loạt vai lồng tiếng cho các anime hay những bộ phim hoạt hình. Ban đầu, chàng trai trẻ Baker được Chris Sabat, một diễn viên lồng tiếng kỳ cựu khác, vào lúc bấy giờ đang làm việc tại Funimation mời về lồng tiếng Anh cho showw anime mang tên Case Closed.
Và rồi duyên phận đưa đẩy, Baker lần lượt hợp tác và làm việc trong nhiều dự án anime lớn của Nhật Bản như Bleach, Full Metal Alchemist, Naruto và thậm chí là cả One Piece… Những nhân vật của Troy Baker truyền tải luôn có cái hồn, cái tôi riêng khiến cho người xem phần nào xóa bỏ đi định kiến về những diễn viên lồng tiếng Anh cho các anime, vốn bị chê là nhạt nhẽo và không có ấn tượng, không như lúc xem bản tiếng Nhật với những câu thoại đầy cảm xúc.
Vai diễn lớn đầu tiên của Troy Baker với game là Matt Baker trong Brothers in Arms, tựa game bắn súng chiến thuật của Gearbox Software. Trước đó anh mới chỉ tập tành những vai nhỏ trong BloodRayne 2 và Fullmetal Alchemist and the Broken Angel, ra mắt lần lượt vào năm 2004 và 2005. Trong một cuộc phỏng vấn với The Griff, Baker cho rằng “một diễn viên nên bắt đầu làm quen và làm việc với những dự án game lớn. Và tôi đơn giản chỉ thử sức với nó, rồi bỗng nhận ra mình đã lần lượt hoàn thành hết nhân vật này đến nhân vật khác.
Tuy nhiên tài năng của Troy Baker vẫn chỉ là hạt cát nhỏ nhoi cho tới năm 2013, khi BioShock Infinite và The Last of Us lần lượt ra mắt. Hai vai diễn Booker DeWitt và Joel trong hai tựa game kể trên cùng lúc đem về cho Troy hai đề cử giải thưởng diễn viên lồng tiếng xuất sắc nhất tại sự kiện thường niên VGX được tổ chức vào năm đó. Cuối cùng thì “Joel đã chiến thắng Booker DeWitt”, nhưng có hề gì, dù ai chiến thắng thì Troy Baker cũng ẵm giải mà thôi.
Video đang HOT
Những vai diễn trong game như The Last of Us, Bioshock Infinite, Joker trong Batman: Arkham Origins hay Talion trong Middle Earth: Shadow of Mordor đã khiến cả thế giới chú ý đến anh như một diễn viên đầy triển vọng mới của làng game thế giới.
Sau đó, sự nghiệp của Troy Baker liên tục thăng hoa với những vai để đời của anh như… tổng thống Mỹ trong tựa game siêu nhắng Saints Row IV, Jack Mitchell (Call of Duty Advanced Warfare), Superman trong Infinite Crisis, tựa game MOBA yểu mệnh của DC, hay Alex Taylor (The Crew).
Jack Mitchell (Advanced Warfare)
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, những vai ấn tượng bậc nhất của chàng diễn viên 39 tuổi chính lại chính là Ocelot, gã gian hùng bậc nhất trong Metal Gear Solid V, và vai diễn gã độc tài Pagan Min, một kẻ có chút điên rồ và tự yêu bản thân mình trong FarCry 4.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ cảnh đầu tiên của FarCry 4, khi “ông vua” tóc undercut bạch kim xuống máy bay trực thăng cùng câu nói không thể nào quên chứ? “Tao đã nhớ rất rõ là bảo chúng bay chặn cái xe bus. Đúng rồi, chặn cái xe, chứ không phải bắn cái xe. Lời nói của tao đã rất cụ thể. Chặn, bắn, chặn, bắn, hai từ đó nghe giống nhau lắm à?”. Chỉ một đoạn hội thoại chưa đầy 3 phút, Troy Baker đã lột tả được sự điên cuồng nhưng được bao bọc bởi lớp áo bình thản và tĩnh lặng, thứ cần có của một “chính trị gia” như Pagan Min tự nhận. Hãy cùng xem lại đoạn cắt cảnh cực chất này:
Với khả năng của bản thân, trong tương lai gần, “giọng nói mới của Batman” (nhờ vào việc lồng tiếng cho nhiều bộ phim hoạt hình Batman trong thời gian qua) chắc chắn sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Theo Gamek
[GameK Tiểu sử] Điện tử 4 nút - Huyền thoại bất tử của tuổi thơ game thủ Việt
Sẽ là một điều rất phung phí nếu một game thủ chưa từng biết tới huyền thoại điện tử bốn nút, hay còn được biết tới với cái tên Nintendo Entertainment System.
Vào ngày 18/10/1985, Nintendo Mỹ đã "đánh tất tay" một canh bạc giữa lúc những cỗ máy chơi game console gia đình đang gặp khó khăn sau sự bùng nổ cuối thập niên 70, đầu thập kỷ 80. Vào thời đó, những cái tên như Atari hay Coleco đã phải hứng chịu thất bại khủng khiếp từ việc tung ra những tựa game không có chất lượng, khiến thị trường bão hòa và game thủ quay lưng lại với những cỗ máy console.
30 năm sau, có vẻ như chính Nintendo Entertainment System - NES, hay còn được gọi là Famicom tại thị trường Nhật Bản đã trở thành vị cứu tinh của thị trường máy chơi game gia đình. Giờ đây chúng ta có Xbox One, có PS4, có Wii U và thậm chí ngay cả những đại gia của ngành máy tính cá nhân như Asus hay Dell cũng đã nhận ra giá trị của thị trường này để tạo ra những cỗ máy tính nhỏ gọn phục vụ đối tượng "game thủ phòng khách" muốn sở hữu một cỗ máy nhỏ gọn nhưng đủ mạnh để chiến mọi game offline nặng nề hiện tại.
Quay trở lại thời điểm tròn 30 năm về trước. Khi đó Famicom đã trở thành một tượng đài theo đúng nghĩa đen chỉ sau 2 năm ra mắt tại quê nhà Nhật Bản. Tuy nhiên ban giám đốc của Nintendo lúc bấy giờ vẫn còn rất nghi ngờ vào khả năng thành công của Famicom tại Bắc Mỹ, nhất là sau sự sụp đổ của thị trường máy chơi game gia đình cũng trong năm 1983.
Khi đó Minoru Arakawa chủ tịch Nintendo Bắc Mỹ, và cũng là con rể của chủ tịch Nintendo Hiroshi Yamauchi, đã gặp rất nhiều khó khăn. Ông bỏ ra 2 năm liền để tìm đối tác phân phối Famicom tại Mỹ, nhưng đều thất bại.
Không cho phép con rể của mình đầu hàng trước số phận. Thay vì tiếp tục bơm tiền để Arakawa đi tìm đối tác, Nintendo quyết định gửi liền 100.000 máy Famicom tới Mỹ, đổi tên chúng thành Nintendo Entertainment System (NES) để chi nhánh Bắc Mỹ của ông lớn xứ Hoa anh đào thực hiện một sự kiện ra mắt sản phẩm giữa lòng đất Mỹ, tại nơi thị trường khó tính nhất: New York.
Dĩ nhiên mọi chuyện không hề đơn giản cho Nintendo. Cuối cùng, trong một động thái có phần tuyệt vọng, Nintendo đã ký vào "hợp đồng quỷ dữ", qua đó cho phép các cửa hàng không phải bỏ tiền nhập máy về trữ tại kho. Họ chỉ cần trả cho Nintendo khoản tiền có được từ những cỗ máy đã được bán ra. Nói một cách ngắn gọn, Nintendo ký gửi hàng của họ tại các cửa hàng bán game, và hy vọng vào một phép màu đúng nghĩa đen.
May mắn thay cho Nintendo. Doanh số bán ra của họ trong năm 1985 là ước mơ của mọi thương hiệu khác. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ cuối năm 1985, nhiều báo cáo cho hay, số lượng máy NES bán ra rơi vào khoảng 50 đến 90 nghìn máy, ngót nghét con số máy chơi game được Nintendo nhập vào đất Mỹ. Thậm chí một số thành phố lân cận cũng đã phải nhập NES để phục vụ cộng đồng game thủ tại đây. Điều này đặt nền móng cho Nintendo, cho phép họ chính thức bán NES trên toàn nước Mỹ vào đầu năm 1986.
Thành công rực rỡ của Nintendo đã được coi như một chiến thắng huy hoàng, một bước hồi sinh cả một thị trường đã chết kể từ năm 1983, và được David Sheff thuật lại một cách khó lòng có thể chi tiết hơn trong cuốn sách mang tên "Game Over: How Nintendo Conquered the World". Ngay cả ở thời điểm hiện tại, cuốn sách này vẫn là một trong số những tác phẩm mà bất kỳ người làm game hay nhà nghiên cứu thị trường game nào cũng phải đọc.
Đó là câu chuyện diễn ra đúng 30 năm về trước ở nước ngoài. Còn tại Việt Nam thì sao? Trong thời gian qua, bên cạnh những cỗ máy chơi game mới mẻ và cao cấp như Xbox One hay PS4, hoặc những cỗ máy tính chơi game với cấu hình khủng được nhiều game thủ Việt sắm sửa trong thời gian qua, thì gần đây, một phong trào mới đã rộ lên. Thay vì việc bỏ tiền triệu để mua những máy console đắt tiền, nhiều người trẻ tuổi có vẻ như lại muốn trở về với "tuổi thơ dữ dội" với những thiết bị đã có tuổi, những cỗ máy đầy tính hoài cổ, dù đôi lúc xuất hiện từ thời kỳ nhiều người trong số chúng ta còn chưa ra đời.
Một lợi thế không thể nào chối bỏ của những cỗ máy chơi game cũ như NES, SNES, PlayStation 1 hoặc 2, hay GameBoy chính là mức giá của chúng. Không chỉ giới trẻ Việt Nam, mà ngay cả những bậc phụ huynh cũng đang quan tâm tới nhiều máy chơi game đã có tuổi đời hoặc thậm chí là mua đồ cổ cho con em mình vì tiêu chí giá cả.
Ấy là chưa kể, trong mắt nhiều ông bố bà mẹ đã từng có quá khứ với nhiều huyền thoại như Bắn Vịt, Mario, Contra cùng những cỗ máy một thời cũng muốn con cái họ thưởng thức những tựa game đó, dù rằng hình ảnh không mấy lôi cuốn như những "bom tấn" thời gian qua trên nền tảng PS3 hay PS4. Đó là những ký ức không thể nào quên trong tâm khảm của tôi, của bạn, hay của bất kỳ game thủ Việt 8x hay 9x đời đầu nào.
Một lý do nữa cho việc máy chơi game cổ lên ngôi chính là tâm lý hoài cổ, thích sưu tập của một bộ phận game thủ Việt. Sở hữu những máy chơi game mới, những tựa game hiện đại thật sự quá đỗi đơn giản, chỉ cần đủ tiền là xong. Thế nhưng việc sở hữu lại những băng game cổ, những máy chơi game đã có 20 đến 30 năm tuổi đời nhưng vẫn hoạt động hoàn hảo dù bề ngoài có vẻ cũ kỹ lại là ước mơ của không ít người.
Tuy những cỗ máy đã xỉn màu thời gian, băng phải thổi hết hơi mới có thể khởi động, thế nhưng những âm thanh quen thuộc của vài chục năm về trước chắc chắn là thứ ai cũng muốn nghe lại. Một lần nữa, xin chúc mừng sinh nhật một huyền thoại, Nintendo Famicom!
Theo Gamek
[GameK Tiểu sử] Gabe Newell - Gã béo quyền lực của làng game thế giới Tầm nhìn của Gabe Newell đi trước cả ngành game từ rất xa, và chính nỗ lực biến tầm nhìn thành hiện thực của ông đã tạo ra một Valve Corporation cực kỳ lớn mạnh như ngày hôm nay Trong phần đầu tiên của loạt bài GameK Tiểu Sử, chúng tôi đã đem tới cho các bạn những thông tin về IceFrog, lập...