[GameK Tiểu Sử] Những điều chưa biết về Solitaire – Tựa game PC mà ai cũng biết
Những điều không phải ai cũng biết về tựa game ai ai cũng từng chơi qua – Solitaire
Sau hơn 20 năm trời, bạn có biết rằng chỉ một tựa game đơn giản được tích hợp bên trong hệ điều hành nổi tiếng thế giới Windows đã khiến định kiến về game của nhiều ông bố bà mẹ hay những nhân viên văn phòng trên khắp mọi nơi thay đổi hoàn toàn. Đó chính là Solitaire, game giải đố quen thuộc nhất hiện nay.
Theo những thống kê của Gamepro khảo sát trên hàng nghìn người (trong đó đa số là học sinh, người làm văn phòng và nội trợ gia đình) thì đây là tựa game mà ít nhất một lần trong đời người họ đã chơi thử hoặc xem người khác chơi.
Solitaire là tựa game đi kèm trong tất cả các phiên bản Windows ngay khi vừa được xuất xưởng. Theo nhà báo Josh Levin: “ Solitaire tuy không có nhiều đổi mới và sáng tạo trong nhiều năm qua, nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống và làm việc.”
Solitaire đã thúc đẩy sự phát triển của máy tính cá nhân, chứng tỏ sự lớn mạnh của hệ điều hành Windows và thay đổi vĩnh viễn văn hoá văn phòng. Ngoài ra, Solitaire đã giúp cho con người vượt qua được những giờ làm việc nhàm chán kéo dài ở văn phòng hay thời gian nhàn rỗi trên những chuyến bay.
Có thể nói, Solitaire là tựa game phổ biến, gây nghiện và giết thời gian hay nhất mà các nhà làm game đã từng tạo ra. Dĩ nhiên bên cạnh Solitaire, kể từ phiên bản Windows 3.0 cho tới Windows 10, những tựa game như Pinball, Minesweeper hay Chess cũng là những thú vui giải trí giết thời gian cực kỳ ấn tượng, cuốn hút biết bao thế hệ người sử dụng máy tính nói chung và game thủ nói riêng.
Tuy nhiên điều mà không phải ai cũng biết, đó là cái tên Solitaire kỳ thực không phải là tên chính thức của trò chơi xếp bài huyền thoại mà ai cũng từng chơi thử. Thay vào đó, Solitaire là cụm từ chỉ chung những trò chơi giải đố xếp bài theo màu và con số quân bài thường rất được ưa chuộng tại các gia đình phương Tây trước đây.
Video đang HOT
Vậy thì Solitaire phải gọi là gì mới chuẩn? Câu trả lời là Klondike. Ban đầu ở phiên bản Windows 3.0, tựa game này được lập trình bởi một người duy nhất, lấy tên Wes Cherry. Sau này, nhận thấy tiềm năng rất lớn của tựa game, anh quyết định đưa vào game một chi tiết rất “ăn khách” nhưng cũng vô cùng ranh mãnh: Biến giao diện game từ vui nhộn đầy màu sắc trở thành một màn hình đen trắng không mấy ấn tượng nhằm mục đích đánh lừa &’sếp’ và đồng nghiệp để thoải mái chơi game. Dĩ nhiên Microsoft đã bắt anh loại bỏ tính năng này trước khi Windows 3.0 chính thức ra mắt.
Một điều nữa mà game thủ lẫn những người sử dụng PC đã quen với Windows nhưng chưa thực sự biết, đó chính là sự ra đời của Solitaire cũng là một phép thử, một thứ tạo ra trải nghiệm mới toanh cho những người dùng Windows. Vào thời điểm cả Windows lẫn việc chơi game trên máy tính đều là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ, thì Microsoft đã phải tạo ra một thứ gì đó mới giúp người dùng thoải mái nhất, ngay cả khi họ là một game thủ casual hay một nhân viên văn phòng muốn giải trí trong thời gian rảnh.
Và như vậy Solitaire ra đời. Một tựa game đơn giản, không yêu cầu kỹ năng cá nhân quá cao, thay vào đó chỉ bắt người chơi suy nghĩ đôi chút. Nhưng chính lớp áo đồ họa tươi sáng và nội dung quen thuộc đã khiến Solitaire trở nên cực kỳ dễ tiếp cận trong mắt những người lần đầu sử dụng máy tính, khi họ chỉ cần cầm chuột kéo và thả những quân bài trên màn hình.
Phản ứng của người chơi Solitaire khi lần đầu tiếp xúc với tựa game cũng không có gì quá bất ngờ: Họ cực kỳ yêu thích nó.
Vì sao những tựa game giết thời gian như Solitaire lại được giới văn phòng ưa chuộng? Hãy tưởng tượng việc một công ty cung cấp cho bạn những món đồ chơi để giải trí trong thời gian nghỉ giải lao hoặc khi bạn đã chán làm việc. Những studio game hay các công ty công nghệ thời nay hoàn toàn có thể cung cấp những trang thiết bị đó. Nhưng vào năm 1998, việc cho nhân viên những cỗ bài để họ ngồi… xếp Solitaire có vẻ không khả thi lắm.
Đó cũng là lúc game trên máy tính trở thành một điều gì đó mới mẻ và đầy phấn khích. Chỉ cần alt tab một cái, bạn có thể quên đi những màn hình công việc đầy rối rắm để chìm vào những thứ cảm xúc đơn giản hơn, dễ chịu và thư giãn hơn.
Ấy mới biết về sau, khi game trên các thiết bị mà chúng ta từng coi là “cần câu cơm” như chiếc điện thoại di động hay máy tính đã quá phát triển, chúng lại đe dọa chính năng suất lao động của cả một tập thể. Một người có thể bị cuốn hút vào game trên máy tính đến nỗi quên đi cả ngày tháng, công việc và gia đình. Hồi năm 2006, thị trưởng New York đã đuổi việc một nhân viên làm việc cho thành phố vì bắt gặp người này chơi Solitaire trong giờ làm việc.
Hẳn bạn đã từng nghe nói đến thuật ngữ trại cai nghiện internet chứ? Một lần nữa, nguồn gốc của những địa chỉ như thế này lại do chính… Solitaire mà ra. Vào năm 1996, nữ bác sỹ Maressa hecht Orzack sau một thời gian mê mẩn Solitaire đã chợt nhận ra có rất nhiều người cũng giống bà. Và một bệnh viện nhỏ phục vụ cho những người bị ảnh hưởng tâm lý do chơi Solitaire quá nhiều đã ra đời.
Tuy nhiên hãy nhìn vào mặt tích cực của tựa game được coi là kẻ khai phá thị trường game trên PC này. Một nghiên cứu tại đại học Utrect vào năm 2003 chỉ rõ ràng, những người được chơi Solitaire có năng suất làm việc cũng như tâm lý tốt hơn trong môi trường văn phòng, so sánh với những người bị cấm chơi game. Nói một cách đơn giản, những màn chơi xếp bài như thế này chẳng khác nào một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn khi bạn đứng dậy ra ngoài hít thở không khí hay làm một cốc café, thay vì dán mắt vào công việc suốt 8 giờ vàng ngọc cả.
Theo Gamek
[GameK Tiểu sử] Điện tử 4 nút - Huyền thoại bất tử của tuổi thơ game thủ Việt
Sẽ là một điều rất phung phí nếu một game thủ chưa từng biết tới huyền thoại điện tử bốn nút, hay còn được biết tới với cái tên Nintendo Entertainment System.
Vào ngày 18/10/1985, Nintendo Mỹ đã "đánh tất tay" một canh bạc giữa lúc những cỗ máy chơi game console gia đình đang gặp khó khăn sau sự bùng nổ cuối thập niên 70, đầu thập kỷ 80. Vào thời đó, những cái tên như Atari hay Coleco đã phải hứng chịu thất bại khủng khiếp từ việc tung ra những tựa game không có chất lượng, khiến thị trường bão hòa và game thủ quay lưng lại với những cỗ máy console.
30 năm sau, có vẻ như chính Nintendo Entertainment System - NES, hay còn được gọi là Famicom tại thị trường Nhật Bản đã trở thành vị cứu tinh của thị trường máy chơi game gia đình. Giờ đây chúng ta có Xbox One, có PS4, có Wii U và thậm chí ngay cả những đại gia của ngành máy tính cá nhân như Asus hay Dell cũng đã nhận ra giá trị của thị trường này để tạo ra những cỗ máy tính nhỏ gọn phục vụ đối tượng "game thủ phòng khách" muốn sở hữu một cỗ máy nhỏ gọn nhưng đủ mạnh để chiến mọi game offline nặng nề hiện tại.
Quay trở lại thời điểm tròn 30 năm về trước. Khi đó Famicom đã trở thành một tượng đài theo đúng nghĩa đen chỉ sau 2 năm ra mắt tại quê nhà Nhật Bản. Tuy nhiên ban giám đốc của Nintendo lúc bấy giờ vẫn còn rất nghi ngờ vào khả năng thành công của Famicom tại Bắc Mỹ, nhất là sau sự sụp đổ của thị trường máy chơi game gia đình cũng trong năm 1983.
Khi đó Minoru Arakawa chủ tịch Nintendo Bắc Mỹ, và cũng là con rể của chủ tịch Nintendo Hiroshi Yamauchi, đã gặp rất nhiều khó khăn. Ông bỏ ra 2 năm liền để tìm đối tác phân phối Famicom tại Mỹ, nhưng đều thất bại.
Không cho phép con rể của mình đầu hàng trước số phận. Thay vì tiếp tục bơm tiền để Arakawa đi tìm đối tác, Nintendo quyết định gửi liền 100.000 máy Famicom tới Mỹ, đổi tên chúng thành Nintendo Entertainment System (NES) để chi nhánh Bắc Mỹ của ông lớn xứ Hoa anh đào thực hiện một sự kiện ra mắt sản phẩm giữa lòng đất Mỹ, tại nơi thị trường khó tính nhất: New York.
Dĩ nhiên mọi chuyện không hề đơn giản cho Nintendo. Cuối cùng, trong một động thái có phần tuyệt vọng, Nintendo đã ký vào "hợp đồng quỷ dữ", qua đó cho phép các cửa hàng không phải bỏ tiền nhập máy về trữ tại kho. Họ chỉ cần trả cho Nintendo khoản tiền có được từ những cỗ máy đã được bán ra. Nói một cách ngắn gọn, Nintendo ký gửi hàng của họ tại các cửa hàng bán game, và hy vọng vào một phép màu đúng nghĩa đen.
May mắn thay cho Nintendo. Doanh số bán ra của họ trong năm 1985 là ước mơ của mọi thương hiệu khác. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ cuối năm 1985, nhiều báo cáo cho hay, số lượng máy NES bán ra rơi vào khoảng 50 đến 90 nghìn máy, ngót nghét con số máy chơi game được Nintendo nhập vào đất Mỹ. Thậm chí một số thành phố lân cận cũng đã phải nhập NES để phục vụ cộng đồng game thủ tại đây. Điều này đặt nền móng cho Nintendo, cho phép họ chính thức bán NES trên toàn nước Mỹ vào đầu năm 1986.
Thành công rực rỡ của Nintendo đã được coi như một chiến thắng huy hoàng, một bước hồi sinh cả một thị trường đã chết kể từ năm 1983, và được David Sheff thuật lại một cách khó lòng có thể chi tiết hơn trong cuốn sách mang tên "Game Over: How Nintendo Conquered the World". Ngay cả ở thời điểm hiện tại, cuốn sách này vẫn là một trong số những tác phẩm mà bất kỳ người làm game hay nhà nghiên cứu thị trường game nào cũng phải đọc.
Đó là câu chuyện diễn ra đúng 30 năm về trước ở nước ngoài. Còn tại Việt Nam thì sao? Trong thời gian qua, bên cạnh những cỗ máy chơi game mới mẻ và cao cấp như Xbox One hay PS4, hoặc những cỗ máy tính chơi game với cấu hình khủng được nhiều game thủ Việt sắm sửa trong thời gian qua, thì gần đây, một phong trào mới đã rộ lên. Thay vì việc bỏ tiền triệu để mua những máy console đắt tiền, nhiều người trẻ tuổi có vẻ như lại muốn trở về với "tuổi thơ dữ dội" với những thiết bị đã có tuổi, những cỗ máy đầy tính hoài cổ, dù đôi lúc xuất hiện từ thời kỳ nhiều người trong số chúng ta còn chưa ra đời.
Một lợi thế không thể nào chối bỏ của những cỗ máy chơi game cũ như NES, SNES, PlayStation 1 hoặc 2, hay GameBoy chính là mức giá của chúng. Không chỉ giới trẻ Việt Nam, mà ngay cả những bậc phụ huynh cũng đang quan tâm tới nhiều máy chơi game đã có tuổi đời hoặc thậm chí là mua đồ cổ cho con em mình vì tiêu chí giá cả.
Ấy là chưa kể, trong mắt nhiều ông bố bà mẹ đã từng có quá khứ với nhiều huyền thoại như Bắn Vịt, Mario, Contra cùng những cỗ máy một thời cũng muốn con cái họ thưởng thức những tựa game đó, dù rằng hình ảnh không mấy lôi cuốn như những "bom tấn" thời gian qua trên nền tảng PS3 hay PS4. Đó là những ký ức không thể nào quên trong tâm khảm của tôi, của bạn, hay của bất kỳ game thủ Việt 8x hay 9x đời đầu nào.
Một lý do nữa cho việc máy chơi game cổ lên ngôi chính là tâm lý hoài cổ, thích sưu tập của một bộ phận game thủ Việt. Sở hữu những máy chơi game mới, những tựa game hiện đại thật sự quá đỗi đơn giản, chỉ cần đủ tiền là xong. Thế nhưng việc sở hữu lại những băng game cổ, những máy chơi game đã có 20 đến 30 năm tuổi đời nhưng vẫn hoạt động hoàn hảo dù bề ngoài có vẻ cũ kỹ lại là ước mơ của không ít người.
Tuy những cỗ máy đã xỉn màu thời gian, băng phải thổi hết hơi mới có thể khởi động, thế nhưng những âm thanh quen thuộc của vài chục năm về trước chắc chắn là thứ ai cũng muốn nghe lại. Một lần nữa, xin chúc mừng sinh nhật một huyền thoại, Nintendo Famicom!
Theo Gamek
[Cũ mà hay] Eden Eternal - MMORPG cực hấp dẫn cho game thủ Việt Dù chưa thực sự là một tựa game online thuộc hàng bom tấn, nhưng Eden Eternal vẫn rất đáng để chơi thử, đơn giản vì nội dung gameplay của trò chơi khá sâu, và đặc biệt là cho phép người chơi có thể thoải mái du ngoạn cả ngày mà không sợ hết việc để làm. Eden Eternal là tựa game online nhập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loạt sai lầm của thượng tầng vẫn tác động nặng nề đến T1

Nhận miễn phí hai tựa game giá trị, tổng tiền lên tới gần 400.000 đồng

Xuất hiện thông tin Smash thực sự đã "sụp đổ" sau loạt drama T1 - Gumayusi

Vừa phát hành, tựa game này đã bùng nổ trên Steam, hơn 120.000 người chơi cùng lúc

Bom "xịt" có giá 1,2 triệu trên Steam bất ngờ cho chơi thử miễn phí, game thủ vẫn ngần ngại xuống tiền

Vừa mở đăng ký được 1 ngày, bom tấn nhà NetEase đã ghi nhận hơn 30 triệu lượt đặt trước?

Xuất hiện tựa game sinh tồn lấy cảm hứng từ "tượng đài" Half-Life, người chơi nhanh tay nhận ngay giảm giá

Cựu vương MSI lâm cảnh khốn cùng, nguy cơ bay màu ngay trong mùa giải 2025

Xuất hiện một game kiếm hiệp thuần Việt khiến cộng đồng bàn tán xôn xao

Thêm một bom tấn giảm giá kịch sàn trên Steam, game thủ còn khoảng một tuần để nhận ưu đãi

Faker làm chuyện "hiếm thấy" khiến lượt view tăng đột biến

ĐTCL mùa 14: Thăng hạng siêu tốc cùng Vex - Thần Pháp vừa được buff "tới nóc"
Có thể bạn quan tâm

Victor Vũ: Thám Tử Kiên và Lật Mặt 8 đối đầu, người hưởng lợi nhất không phải tôi và Lý Hải
Hậu trường phim
23:45:46 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025