Game Việt Nam và lịch sử: Câu chuyện bị lãng quên
Đến khi nào lịch sử qua những tựa game Việt Nam mới có được chỗ đứng xứng đáng?
Câu chuyện có lẽ nên được bắt đầu bằng những lời của chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói với một nhà nghiên cứu lịch sử về giải trí tương tác và giá trị truyền tải những bài học lịch sử qua những tựa game: “Cách đây đã trên dưới 10 năm, khi đó trò chơi điện tử trên Internet mới thâm nhập chưa lâu mà đã sớm tỏ ra hút hồn giới trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với anh em làm sử chúng tôi rằng cần quan tâm đến kênh giải trí này từ lợi thế truyền bá và tự ông đưa tôi đến một doanh nghiệp tin học khích lệ sự hợp tác giữa hai giới để thiết kế những game Việt khai thác các đề tài lịch sử…”
Khi những đột phá mới của công nghệ được con người khám phá hoặc phát minh, những sản phẩm giải trí tương tác, hay thường được chúng ta gọi một cách ngắn gọn là game, cũng trở thành một trong những công cụ truyền tải thông điệp cực kỳ hiệu quả bên cạnh những công cụ vốn có như điện ảnh, sân khấu, văn học…
Lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trên thế giới đã có không ít những tựa game tái hiện lại một phần kho tàng lịch sử khổng lồ của nhân loại, những trận chiến oai hùng, những thời khắc đã qua mà con người hiện đại không bao giờ được phép lãng quên.
Hãy quay trở lại với làng game Việt. Khi cộng đồng game thủ được tự tay trải nghiệm những tựa game từ cũ đén mới như Cossack, Age of Empireshay gần đây có Assassin’s Creed, chính họ cũng có được cho mình một phần, không ít thì nhiều, những kiến thức lịch sử thế giới như những nền văn minh cổ xưa, hay những câu chuyện được thêu dệt dựa trên chính quá khứ có thật.
Vậy còn lịch sử Việt Nam, quá khứ 4.000 năm của chúng ta trên game đang đứng ở đâu? Câu trả lời thật đáng buồn là có vẻ như cộng đồng game thủ Việt đang bỏ quên một khía cạnh có thể giúp họ hiểu được phần nào truyền thống của ông cha ta.
Những tựa game từng rất được kỳ vọng sẽ đem lại một góc nhìn mới mẻ hơn về lịch sử đất nước Việt Nam trong quá khứ như 7554 hay Thuận Thiên Kiếm cuối cùng lại trở thành những cái tên đã đi vào dĩ vãng. Thất bại về mặt doanh thu là một lý do. Nhưng lý do này lại đến chính từ sự thờ ơ trước những tựa game các nhà phát triển VIệt Nam đã dày công nghiên cứu và phát triển để đem tới cho cộng đồng game thủ Việt.
Nhiều người không khỏi chạnh lòng khi game thủ trong nước, sau một thời kỳ sống cùng với những bộ phim dã sử hay lịch sử Trung Quốc lại trở nên gắn bó với những tựa game kiếm hiệp được phát triển khai thác chính những đề tài này, trong khi đối với họ, lịch sử nước Nam chỉ tồn tại trong những cuốn sách giáo khoa dài dòng, khô khan hay những bộ phim đậm tính sử thi nhưng không được khai thác đúng tầm.
Hay ở một khía cạnh khác, những game thủ đam mê những tựa game PC console luôn miệng tung hô câu nói đã trở thành thương hiệu của series game Assassin’s Creed: “Nothing is true, everything is permitted” mà có khi còn không hiểu hết ý nghĩa của nó.
Video đang HOT
Xét riêng làng game Việt, chi tính tới quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta, các nhà phát triển game đã có được một mảnh đất vô cùng rộng lớn để phát triển những sản phẩm có cả chất và lượng, góp phần phục vụ cộng đồng game thủ vốn đã và đang lặn ngụp trong bể game “Tàu” được nhập về nước ta hàng tháng, thậm chí hàng tuần bởi các nhà phát hành.
Tuy nhiên, để thực hiện được một dự án như vậy hoàn toàn không phải là điều đơn giản. Điều kiện tiên quyết để có thể tạo ra một tựa game lịch sử là vấn đề nghiên cứu. Chỉ có nghiên cứu một cách kỹ lưỡng lịch sử, cốt truyện của game mới có được chất lượng và chiều sâu. Và đó cũng chính là điều những nhà phát triển game hiện tại e dè.
Chỉ cần mắc một sơ suất nhỏ trong việc thực hiện, hậu quả mang đến cho các studio game Việt Nam đôi khi vô cùng khó lường trước. Chỉ tính riêng một chi tiết sai sót trong lịch sử đã có thể khiến cho game thủ hiểu sai lệch toàn bộ vấn đề. Một tựa game Việt khiến cho cộng đồng hiểu sai lịch sử sẽ đem tới hậu quả thảm khốc.
Vấn đề thứ hai đối với các nhà phát triển game Việt chính là chất lượng sản phẩm. Khi mặt bằng chung của những tựa game made in Vietnam vẫn chưa được cải thiện, thì việc cố gắng khai thác chủ đề lịch sử sẽ càng làm khó những studio của chúng ta. Ai cũng muốn thực hiện một tựa game để truyền tải những thông điệp từ quá khứ.
Thế nhưng khi chính chất lượng của tựa game chưa được tốt như mong muốn, việc “nhồi nhét” những câu chuyện lịch sử, việc mà chúng ta chưa thể tinh tế bằng những quốc gia láng giềng sẽ chỉ khiến cho tựa game ra lò không sớm thì muộn cũng sẽ bước vào vết xe đổ của những game Việt Nam lấy bối cảnh lịch sử từng được ra mắt trước đây.
Ấy là chưa kể, sự quan tâm của cộng đồng game thủ Việt Nam đối với những game như vậy vẫn chưa được cao. Chỉ khi một sản ph ẩm thực sự có được chất lượng nội dung, khiến cho cộng đồng tin tưởng và đam mê, thì khi đó lịch sử qua game mới có được vị trí mà đáng lẽ ra chúng phải có từ rất lâu về trước.
Theo VNE
Game "made in Việt Nam" vì đâu chưa đạt thành công
Đến khi nào game made in Việt Nam mới trở thành niềm tự hào thực sự của làng game Việt?
Câu chuyện về những tựa game được tạo ra tại Việt Nam với đội ngũ nhà phát triển trong nước đã từng trở thành trung tâm của những cuộc bàn luận của không chỉ cộng đồng game thủ mà còn là đối với cả những người đã và đang làm trong ngành công nghiệp game Việt Nam. Cũng đã từng có thời kỳ, không ít những cái tên do chính bàn tay người Việt nung nấu và phát triển lại trở thành những niềm tự hào của chính chúng ta, những game thủ Việt.
Thế nhưng có lẽ cần phải nhắc lại, tính tới thời điểm hiện tại, số lượng những sản phẩm được đánh giá là có chất lượng do người Việt Nam tạo ra cho ngành công nghiệp game trong nước chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, hầu như chưa có bất cứ sản phẩm nào do người Việt Nam tạo ra đạt được thành công về mặt tài chính ngay trên thị trường Việt (chứ chưa nói đến thị trường quốc tế). Chất lượng chênh lệch so với các đối thủ trong khu vực cũng như trên thế giới là một phần, đây là điều hiển nhiên vì chúng ta bắt đầu cuộc chơi chậm hơn rất nhiều so với các nước láng giềng.
Nhìn ra thị trường game nước ngoài, chúng ta hoàn toàn có thể điểm qua những cái tên mang gốc Việt nhưng đã và đang góp công vào việc phát triển những tựa game rất được công chúng biết tới và hâm mộ. Nổi bật nhất có thể kể tới Lê Minh, nhà phát triển game mang quốc tịch Canada với nickname Gooseman. Không có anh, và không có bản mod Counter Strike, có lẽ giờ đây làng thể thao điện tử thế giới, mà cụ thể hơn là những tựa game bắn súng sẽ rất khác so với hiện tại.
Minh 'Gooseman' Le
Vậy lý do gì đã và đang khiến cho những người Việt Nam tại quê nhà gặp không ít những khó khăn trong việc gặt hái thành công đối với những tựa game mà họ phát triển như vậy? Hãy cùng GameK điểm qua một số lý do chủ yếu cho thực trạng đáng buồn và rất đáng suy ngẫm này đối với game made in Việt Nam.
Ý tưởng
Vào năm 1999, lúc Lê Minh cùng người bạn Jess Cliffe hình thành ý tưởng phát triển Counter Strike 1.0 như một phiên bản mod của tựa game bắn súng đình đám lúc bấy giờ là Half Life, anh vẫn đang theo học năm cuối tại trường đại học. Thế nhưng chỉ chưa đầy vài tháng sau, sau khi phiên bản beta thứ 4 được ra mắt, Valve đã chính thức ra tay hỗ trợ nhóm phát triển Counter Strike. Đến năm 2000, nhà phát triển game này đã mua lại bản quyền thương hiệu Counter Strike và dưa bộ đôi kể trên vào làm việc, tiếp tục phát triển những phiên bản Counter Strike kế tiếp.
Bài học đầu tiên được rút ra: Không chỉ có đam mê đem lại thành công. Bạn cần phát triển niềm đam mê của mình trở thành một hay một loạt ý tưởng có khả năng triển khai thành sản phẩm ăn khách. Khi đó, những nhả phát triển, phát hành game sẽ tự tìm tới bạn với lời đề nghị giúp đỡ.
Những ý tưởng mới, mang tính đột phá dĩ nhiên luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc khả năng ứng dụng của những ý tưởng đó trong những tựa game. Một ý tưởng độc đáo nhưng không phù hợp với thị hiếu của game thủ rất dễ dẫn tới những thất bại.
Thiếu vốn và không được quan tâm đúng mức
Ngoài những tựa game indie với những ý tưởng đột phá, tuy đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng ra, có lẽ có rất ít những tựa game có thể nhận được thành công tỷ lệ nghịch với số vốn bỏ ra. Để một nhóm phát triển game có thể vận hành "đầu xuôi đuôi lọt", số vốn cần có sẽ là rất lớn. Trong khi đó nếu bạn dự dịnh tạo ra một tựa game trong thời gian rảnh, theo như nhiều người chia sẻ, sẽ là vô cùng viển vông. Sẽ có những thứ khiến bạn ngồi cả ngày chỉ để tìm ra cách giải quyết thấu đáo, và nếu bạn có một công việc kiếm tiền khác, thì việc ôm thêm dự án game chưa biết chừng lại mang tác dụng ngược.
Trong khi đó, các ông lớn trong làng game Việt Nam lại đang có xu hướng bỏ rơi mảng phát triển game sau nhiều năm không đem lại hiệu quả cần có nếu đem so sánh với việc mua game về để phát triển. Khi những tựa game online nước ngoài dần có chất lượng cao lên cả về mặt hình ảnh lẫn âm thanh, cộng thêm với chế tài Nghị định quản lý game online mới tại Việt Nam được ra đời, các nhà phát hành sẽ có thể thoải mái bỏ tiền đầu tư vào những game mà họ cho rằng có thể đem lại thành công tại làng game Việt.
Khi việc đầu tư mua game mới, game hay từ nước ngoài sắp sửa trở nên dễ dàng, cố nhiên việc quan tâm đến việc tự phát triển game cũng sẽ bị bỏ bê. Từ đó dẫn tới hệ quả, khoảng cách chất lượng giữa game Việt Nam và game nước ngoài sẽ ngày càng bị nới rộng, đơn giản vì cộng đồng phát triển game không được quan tâm đúng mức.
Hệ quả diễn ra sớm nhất, và cũng khiến làng game không mấy bất ngờ chính là việc VTC Studio buộc phải giải thể. Một tin buồn cho toàn bộ cộng đồng phát triển game Việt Nam.
Cực đoan trong việc làm game
Có một nhà đầu tư đã từng nói với một nhà phát triển ứng dụng trên internet: "Đừng cố làm ra một sản phẩm cho mọi người, mà hãy làm một thứ gì đó anh cần sử dụng". Có vẻ như câu nói này đã trở thành kim chỉ nam của một bộ phận người làm game tại Việt Nam hiện tại.
Thế nhưng việc phát triển ứng dụng rất khác so với việc phát triển game. Nếu không có những bước tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, biết được sở thích của đại đa số game thủ, và có những hướng đi hợp lý trong việc phát triển tựa game, thì thất bại là một điều có thể được báo trước. Những dự án game lớn trên thế giới thường phải trải qua bước đi này để có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của game thủ.
Trong khi đó, việc đánh giá thị trường của những người phát triển game Việt Nam lại đang bị bỏ ngỏ, từ đó đôi lúc việc phát triển game lại dựa khá nhiều vào trải nghiệm cá nhân, hay dựa vào thị hiếu của một bộ phận rất nhỏ game thủ ở quanh nhà phát triển game đó. Hướng đi này khiến cho tựa game khi phát hành đã từng được hứa hẹn sẽ đem lại thành công, thế nhưng kịch bản ngược lại đã xảy ra một cách vô cùng đáng tiếc.
Một số lượng nhỏ người làm game Việt Nam lại có phần hơi cực đoan nếu nhận xét một cách công bằng trong vấn đề làm game. Họ mặc định xem thói quen chơi game của cá nhân mình hoặc các đồng nghiệp khác chính là thói quen chơi game nói chung của toàn bộ làng game Việt. Hệ quả xảy ra đôi lúc rất rõ ràng trong những sản phẩm mà họ ra mắt.
Theo VNE
Sát Thát Truyền Kỳ báo tin buồn, không thể ra mắt năm nay Ông Nguyễn Tuấn Huy, đại diện Emobi Games cho hay Sát Thát Truyền Kỳ còn khá bề bộn và không thể thử nghiệm trong năm 2013 này. Đối với game thủ Việt có lẽ cái tên Sát Thát Truyền Kỳ đã không còn mấy xa lạ, đây là dự án MMORPG thuần Việt do Emobi Games sản xuất lấy đề tài chống quân...