Game Trung Quốc dần tiến đánh thị trường phương Tây
Thị trường phương Tây đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn với bất cứ game nào đến từ nước ngoài.
Bất cứ ai có dịp đến Hồng Kông hay Đài Loan (Trung Quốc) cũng sẽ thấy rằng ngày càng có nhiều game được dịch sang tiếng Trung để phục vụ cho người Trung Quốc. Dù là tiếng Anh sang tiếng Trung hay tiếng Nhật sang tiếng Trung thì cũng không khó để nhận xét rằng Trung Quốc là một thị trường béo bở mà các nhà làm game đang bắt đầu để mắt tới. Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, các công ty game của Trung Quốc cũng đang cố gắng (dù thường không có kết quả) đưa game của họ đến với game thủ phương Tây. Theo một nhà nghiên cứu nhận xét họ đang tìm cách đặt chỗ đứng của game Trung Quốc ngay tại nơi mà game bắt đầu ra đời.
Đây là một việc không hoàn toàn mới nhưng cũng chẳng cũ chút nào. Khi chúng ta nói về việc Trung Quốc đang cố “định vị” sản phẩm của họ lên bản đồ làng game, điều đó có nghĩa là họ đang cố mang game của mình thâm nhập vào nước Mỹ. Theo Josh Dyer, người chuyên dịch và bản địa hóa game có thâm niên hiện làm việc ở Bắc Kinh, các công ty game của Trung Quốc chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mà họ đạt được, họ luôn muốn mở rộng thị trường và tấn công vào thị trường phương Tây. Trong suốt 4 năm từ 2008 đến 2012, Josh Dyer đã làm việc với rất nhiều công ty như vậy với vai trò là người dịch game của họ sang tiếng Anh.
“Thường thì tôi làm việc với công ty game của Trung Quốc hoặc một tổ chức game nào đó có thỏa thuận cấp phép với bên Trung Quốc.” Dyer cho biết. “Thường thì không phải chỉ có cá nhân làm công việc dịch thuật, đôi khi có thể là bên thứ ba, chẳng hạn như tổ chức dịch thuật nào đó.”
Bất cứ ai từng học tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều biết rằng hai ngôn ngữ này rất khác nhau, không chỉ về bộ kí tự mà cả cách sử dụng. Dyer cho biết dịch game không đơn thuần chỉ là dịch từ ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Anh. Trong dịch thuật, việc thể hiện rõ ảnh hưởng văn hóa luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Video đang HOT
Thông thường, hạn chế của việc dịch thuật thường bắt nguồn từ sự khác biệt về chữ viết và kí tự. Chẳng hạn hai kí tự của tiếng Trung ? có nghĩa là download, tuy nhiên khi dịch sang tiếng Anh thì hai kí tự sẽ trở thành 8 kí tự. Ngoài ra, ngân sách cũng là một vấn đề lớn khác. Những game của Trung Quốc thời kỳ đầu thường được làm nhanh chóng. Thay vì thuê đội ngũ bản địa hóa game có kinh nghiệm dịch thuật, các công ty sẽ chỉ chọn một trường đại học trong khu vực có chuyên ngành tiếng Anh để làm việc này. Nếu như không có đội ngũ tester kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng, chắc chắn sản phẩm này sẽ chết yểu vì chất lượng dịch – tuy không phải là tệ – nhưng lại khiến người chơi chả hiểu gì khi đặt vào hoàn cảnh của game. Dyer cũng cho rằng sự mơ hồ trong ngôn ngữ đã khiến việc có được bản dịch tốt không hề dễ dàng chút nào. Ví dụ như câu “?ó78;” về cơ bản có thể dịch thành “Đi tìm tên cướp mặc áo xanh”, nó không chỉ rõ ra rằng có bao nhiêu tên cướp như vậy.
Nhưng bên cạnh vấn đề về sắc thái và phong cách ngôn ngữ, Dyer cũng chỉ rõ vấn đề lớn nhất trong việc bản địa hóa cho game Trung Quốc là gần như tất cả các sản phẩm này đều thuộc thể loại MMORPG, với một phong cách cực kỳ đậm chất Trung Quốc. Tất cả đều mang phong cách võ hiệp kỳ ảo, đậm chất tiểu thuyết của Kim Dung. Age of Wushu ra mắt năm 2012 chỉ là một ví dụ điển hình cho hàng trăm tựa game như vậy. Phong cách dẫn dắt, tường thuật của game cần phải được chỉnh sửa lại gần như hoàn toàn trước khi đến tay các game thủ tới từ phương Tây.
“Game của Trung Quốc thường mang đậm ảnh hưởng từ các tiểu thuyết võ hiệp, mỗi thứ một chút, hành động một tí, lãng mạn, thơ mộng một tí” Dyer cho biết. “Giả sử bạn chạy đến nói chuyện với một NPC trong game, mới bắt đầu mà tay này đã ngâm thơ, đại loại kiểu như ‘Hoa đào rụng xuống mặt đất bởi làn gió mùa xuân, ánh nắng mặt trời từ từ xuyên qua kẽ lá’. Có thể đó là một bài thơ có từ thời Hán rất nổi tiếng mà bất cứ game thủ người Trung Quốc nào cũng biết và hiểu được ý nghĩa. Còn game thủ người Mỹ sẽ nghĩ như thế này: ‘Tay này đang nói cái quái gì vậy?’”
Dù vậy, bên cạnh tất cả những bất cập và khó khăn kể trên, các công ty game của Trung Quốc vẫn không ngừng nỗ lực để hoàn thành giấc mơ này. Theo Dyer, với nguồn lực tài chính khổng lồ, họ không ngần ngại rót tiền vào lĩnh vực game và chờ đợi viễn cảnh mình đã vẽ ra từ lâu.
Có nhiều bằng chứng đang chứng minh rằng Dyer đúng. Tháng 7 năm 2012, tập đoàn khổng lồ Tencent đã mua lại Riot Games (studio phát triển game League of Legends) và đầu tư mạnh cho Epic Games. Theo như báo cáo của TechinAsia, game thủ Trung Quốc bắt đầu chán game Trung Quốc, vốn cái nào cũng na ná giống nhau.
Dĩ nhiên, vấn đề hiện nay chỉ là có bao nhiêu công ty Trung Quốc sẵn sàng dấn thân vào cuộc chơi này. Cần nhớ rằng không có nhiều game của nước này “đem chuông đi đánh xứ người” được thành công vẻ vang. Cho đến gần đây, FTL: Faster Than Light là thành công mới nhất từ phía Trung Quốc; tuy nhiên, game này thực ra lại do hai nhà phát triển độc lập: Justin Ma và Matthew Davis – cựu nhân viên của 2K Games Shanghai thực hiện.
“Chính xác thì họ đang nhắm mục tiêu vào đâu? Nếu như làm một game MMORPG hoàn chỉnh chắc chắn họ sẽ phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh khốc liệt thực sự. Nếu như không phải là Blizzard hay một trường hợp ngoại lệ kiểu như EVE Online thì rất khó có thể tồn tại được. Trung Quốc khi bước vào cũng sẽ không phải là ngoại lệ”.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng chắc chắn game của Trung Quốc sẽ tiếp cận thị trường phương Tây ban đầu dưới dạng MMO miễn phí trước đã.
Theo VNE
Star Wars: Attack Squadrons - Đại chiến không gian
Star War, một thương hiệu cực kì thành công trên cả lĩnh vực điện ảnh lẫn truyện tranh. Nhưng có lẽ sức thu hút nhất vẫn là ở những siêu phẩm màn ảnh rộng đã làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ, và giờ dây, một lần nữa thương hiệu "chiến tranh giữa các vì sao" sẽ bay vào chiều không gian mới, thế giới của video game. Một tựa game trực tuyến với cái tên Star Wars: Attack Squadrons
Mới đây, Disney Interactive Studios đã công bố một tựa game online hoàn toàn miễn phí, đưa người chơi vào kỉ nguyên không gian vô tận, với những cuộc không chiến cực kì nguy hiểm của những chiếc phi thuyền được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân nhất. Star Wars hỗ trợ tối đa 16 người chơi trong một bản đồ ngoài vũ trụ rộng lớn, với 3 chế độ chơi khác nhau giúp người chơi dễ dàng tiếp cận.
Hệ thống còn cho phép người chơi tự ý tùy chỉnh chiếc phi thuyền của mình ngay khi vừa mới bắt đầu, ngoài ra sau mỗi trận chiến bạn còn có thể dùng những số tiền mà bạn đã kiếm đươc để tân trang và nâng cấp phi cơ của bạn. Có thể nó sẽ là một con quái vật sở hữu về mặt tốc độ có thể theo đuổi bất cừ con mồi nào đang bay lảng vãng ngay trước tầm nhìn, hoặc cũng có thể nó sẽ trở thành một cỗ máy hủy diệt, sẵn sàng triệt hạ mọi đối thủ khác.
Star Wars: Attack Squadrons đã được sự chú ý tích cực từ phía cộng đồng game thủ lẩn những fan hâm mộ, đó chính là một tin mừng dành cho phía nhà sản xuất để đưa đứa con của mình đến tay các gamer. "Chiến tranh giữa các vì sao" chính thức bước vào giai đoạn Open Beta vào năm 2014
Theo VNE
Cửu Âm Chân Kinh quốc tế hé lộ 8 phụ bản mới Tuy nhiên, game thủ sẽ còn phải chờ đợi khá lâu nữa mới đủ sức trải nghiệm những thử thách này. Snail Games đã công bố bản mở rộng mới cho Age of Wushu ( Cửu Âm Chân Kinh phiên bản Bắc Mỹ) với việc thêm vào 8 cùng cấm địa. 8 khu vực đặc biệt này cũng tương ứng với 8 môn...