Game Trung Quốc bị tẩy chay ngay tại sân nhà!?
Thật bất ngờ là không chỉ người Việt mà ngay giới trẻ xứ sở Gấu trúc cũng chẳng ưa gì những trò chơi trực tuyến “mì ăn liền” do nước họ làm ra.
>> Trở về với phong cách cổ điển của Transformers
>> StarCraft chỉ là game “bắt chước”?
>> Webgame tại Việt Nam – đã tới lúc bão hòa?
Đối với game thủ Việt, cảm tình không tốt với các trò chơi trực tuyến có xuất sứ từ Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên ít ai biết rằng ngay nhân sỹ tại xứ sở Gấu trúc cũng chẳng ưa gì “gà nhà”, đó là kết quả thăm dò mới nhất của website Sina, một trong những trang tin lớn nhất tại nước này.
Tín đồ thế giới ảo Trung Quốc cũng không ưa gì “gà nhà”.
Hãy cùng xem những lý do chính dẫn tới câu chuyện lạ lùng trên và thử so sánh với thị trường Việt Nam để thấy chúng có chính xác hay không.
Tốn tiền dù miễn phí giờ chơi
Sự xuất hiện của Cash-shop với đủ các mặt hàng từ máu, mana cho tới trang bị quý hiếm có lẽ là điều dễ nhận thấy nhất trong các game online Trung Quốc. Đây chính là chìa khóa giúp các NPH thu lãi sau khi miễn phí giờ chơi.
Miễn phí giờ chơi nhưng cash-shop lại gây tốn kém nhiều hơn.
Tuy vậy, chính vì tính năng trên mà lượng tiền game thủ cần bỏ ra trên thực tế còn nhiều hơn hẳn so với thông thường. Thậm chí để đẩy mạnh lượng tiền rót vào nhân vật ảo, nhiều NPH còn cố tình điều chỉnh cho quái, boss khó đánh hơn, tốn nhiều máu hơn và để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, người chơi bắt buộc phải nạp thẻ nếu không muốn lẹt đẹt mãi.
Video đang HOT
Lỗi, lỗi và lỗi
“Dù đã hết close beta từ lâu nhưng game vẫn xuất hiện bug thường xuyên”, đó là tâm sự của hầu hết người chơi được hỏi về chất lượng sau thử nghiệm của game online Trung Quốc. Họ thường thất vọng với các NPH vì họ thường hứa sẽ khắc phục sớm nhưng trên thực tế các NSX nội địa lại khá kém cỏi trong vấn đề fix bug.
Lỗi vẫn xuất hiện liên tục ngay cả khi game đã… thương mại hóa.
Nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này là do các studio phát triển trò chơi thường làm game theo kiểu “mì ăn liền”, chú trọng rút ngắn thời gian sản xuất mà chưa chú tâm tới chất lượng sản phẩm đã đảm bảo khi tung ra hay chưa. Dĩ nhiên không phải toàn bộ game online Trung Quốc đều như vậy nhưng trong 10 thì có tới 7, 8 mắc phải căn bệnh trên.
Cốt truyện nhàm chán
Cũng vì đẩy nhanh tốc độ sản xuất và khai thác triệt để sở thích “cày kéo” của game thủ nên cốt truyện trong các trò chơi trực tuyến Trung Quốc thường ít được săn sóc. Thông thường chúng vẫn có chuỗi nhiệm vụ nhưng hầu hết game nào cũng giống game nào và lặp đi lặp lại đầy chán nản.
“Không cần đọc nhiệm vụ, cứ click OK cho nhanh”.
“Chúng tôi chẳng đọc nhiệm vụ làm gì mà chỉ click đồng ý rồi auto chạy tới địa điểm trả quest cho nhanh”, không ít game thủ tâm sự như vậy khi họ chơi MMORPG “gà nhà”.
Trước đây điều này là rất bình thường nhưng càng ngày giới trẻ xứ sở Gấu trúc càng khó tính hơn và họ đòi hỏi được trải nghiệm trong hệ thống nhiệm vụ sâu sắc như các sản phẩm phương Tây.
Phối hợp giữa người chơi với nhau chưa tốt
Với những game online, đặc biệt là MMORPG do Châu Âu hay Bắc Mỹ sản xuất, nếu không biết kết hợp tổ đội thì chắc chắn người chơi không thể sống sót nổi khi chu du trong thế giới ảo. Tuy vậy với dòng sản phẩm kiếm hiệp Trung Quốc, vấn đề này được giảm nhẹ đi rất nhiều.
Khía cạnh phối hợp nhóm chưa được đề cao.
Ngoài nguyên nhân nội tại từ game, tâm lý giới trẻ tại đất nước đông dân nhất thế giới cũng rất khác so với nước ngoài, họ sẵn sàng tranh giành nhau một con boss mà không cần “xếp hàng”. Thậm chí nhiều khi bãi train level cũng bị… bảo kê và game thủ cấp thấp nếu không xin phép sẽ bị đồ sát ngay tức khắc khi “mon men” tới gần.
Bảo mật tài khoản kém
“Xin lỗi bạn, bạn bị hack account là do máy nhiễm virus hoặc truy cập vào website lừa đảo”, đó là lời giải thích của hầu hết bộ phận chăm sóc khách hàng của các NPH Trung Quốc khi game thủ gửi thông báo họ bị mất tài khoản.
Tài khoản ảo có thể mất bất cứ lúc nào.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên nhưng hiếm NSX nào cập nhật thêm các biện pháp hữu hiệu để hạn chế nguy cơ kẻ gian đột nhập và lấy hết trang bị của khách hàng. Thậm chí ngay cả khi nạn nhân báo cáo lại sự việc, họ cũng khó lòng khôi phục lại tình trạng cũ cho tài khoản của mình.
Theo Gamek
Thăm 'nhà trẻ' gấu trúc ở Tứ Xuyên
16 gấu trúc con vừa được chuyển đến Khu Bảo tồn Tự nhiên Ngọa Long ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), tạo thành một "nhà trẻ" dễ thương và thu hút sự chú ý của khách tham quan.
Các nhân viên của Khu Bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Ngọa Long ở tỉnh Tứ Xuyên chụp hình cùng 16 gấu trúc con hôm 3/2. Đó là ngày số gấu trúc chào đời vào năm 2009 này được tách khỏi mẹ và chuyển đến "nhà trẻ" để bắt đầu cuộc sống tự lập.
Gấu trúc thư giãn tại "nhà trẻ" ở Tứ Xuyên...
Và thoải mái đùa giỡn với nhân viên của khu bảo tồn.
Những chú gấu trúc con dễ thương thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan và phóng viên có mặt trong Khu Bảo tồn Ngọa Long, tỉnh Tứ Xuyên.
Một chú gấu trúc con "tạo dáng" trước camera trong Khu Bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Ngọa Long ở Tứ Xuyên hôm 3/2.
Theo Xinhua