Game “thuần Việt” cần sự ủng hộ của game thủ Việt để phát triển
Vẫn luôn rất cần những sự cổ vũ, động viên và ủng hộ từ cộng đồng game thủ Việt để những tựa game thuần Việt phát triển nhanh, mạnh và chất hơn
Có thể coi mở đầu cho làng game Việt là Thuận Thiên Kiếm tuy nhiên kể từ khi cộng đồng được biết sản phẩm này mua engine của Trung Quốc về dựng game thì một phần game thủ đã không còn mặn mà với game mà quay sang phê phán. Và mới đây nhất là 7554, có thể nói tựa game này cũng đạt được nhiều ủng hộ từ cộng đồng tuy nhiên dù đã giảm giá bán xuống mức thấp nhất có thể thậm chí chấp nhận chịu lỗ nhà sản xuất Emobi Games vẫn chưa đạt nổi doanh thu để bù vốn bỏ ra. Và đáng buồn hơn nữa là có một số game thủ Việt còn từng ngỏ lời để hacker Trung Quốc crack cho mình 7554.
Và khi nghĩ đến game thuần Việt hầu như phần lớn cộng đồng game thủ Việt đều nghĩ rằng game Việt là phải có hình ảnh Việt, nội dung Việt và công nghệ Việt tất tần tật đều phải là Việt nhưng đó là những yêu cầu quá cao, những nhận định và so sáng không tương xứng cũng như quá nghiêm khắc đã tạo nên những phản hồi không đáng có nhằm vào các nhà sản xuất đang cố tạo ra một nền game riêng cho người Việt.
SQUAD dù rất xuất sắc nhưng vẫn chưa sánh ngang được như Battle Field hay COD
Kỳ vọng lớn nhất của những nhà sản xuất game Việt là sự ủng hộ từ phía cộng đồng với tinh thần dân tộc và sự tự hào của tài năng Việt. Vậy nên chăng game thủ cần có cái nhìn nhẹ nhàng hơn và cảm thông hơn trước các tựa game thuần Việt.
Video đang HOT
Cần lắm những sự ủng hộ từ cộng đồng game thủ
Vấn đề đầu tiên chúng ta phải nói tới chính là các tựa game thuần Việt hiện nay phần lớn đều sử dụng engine của nước ngoài để làm game. Và đây là một điều hoàn toàn bình thường tương tự như việc bạn phải học tập, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm trước khi có thể làm một sản phẩm cơ bản dành riêng cho mình. Vậy sẽ là rất bất công khi cộng đồng game thủ đòi hỏi một nhà làm game Việt phải làm ngay được một game ngang tầm với các siêu phẩm trên thế giới trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại.
SQUAD sử dụng Cry Engine 3
Vấn đề thứ 2 đưa ra là liệu có thể coi là game Việt không khi bối cảnh không phải ở Việt Nam? Việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được, một khi đội ngũ là game là người Việt thì bối cảnh không phải là vấn đề. Ngược lại việc chọn bối cảnh khác giúp nhà làm game thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau và nhiều hệ thống phản ứng khác nhau trước khi đem lại một sản phẩm mang bối cảnh Việt thực sự.
Webgame thuần Việt Generation 3 sử dụng bối cảnh châu Âu Trung Cổ
Vấn đề thứ 3 là việc hợp tác với các hãng game nước ngoài hay thuê các chuyên gia nước ngoài để tư vấn làm game Việt? Hợp tác với các hãng game nước ngoài hay các chuyên gia nước ngoài để làm game Việt sẽ không bị ảnh hưởng gì tới nội dung game bởi các chuyên gia nước ngoài chỉ tư vấn cho chúng ta về công nghệ. Trong quá trình làm việc chung chúng ta sẽ học hỏi được công nghệ, kỹ thuật làm game hiện đại từ đối tác nước ngoài.
Chuyên gia nước ngoài đang cố vấn kỹ thuật cho SQUAD
Vấn đề thứ 4 là việc cộng đồng game thủ đã có những phản đối khi một tựa game Việt “hao hao” một sản phẩm game đã xuất hiện trên thị trường thế giới. Tuy nhiên việc này là có thế chấp nhận được với những tựa game biết sao chép và tạo nên những sắc thái của riêng mình còn những tựa game copy hoàn toàn thì đúng là không nên ủng hộ. Copy giống hệt tất nhiên là đáng phê phán, tuy nhiên mượn ý tưởng của người khác làm xuất phát điểm để phát triển dần cái đặc sắc cho riêng mình thì không hẳn là copy mà là sự kế thừa.
Nền công nghệ sản xuất game của Việt Nam vẫn còn nằm trong giai đoạn sơ khai và “mò mẫm” tìm kiếm lối đi cho mình, chính lúc này sự ủng hộ của cộng đồng game thủ Việt sẽ là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự phát triển của những tựa game thuần Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Game thuần Việt - Cần lắm sự thông cảm từ game thủ
Một sản phẩm không thể sống sót nếu không có người sử dụng, game thuần Việt cũng sẽ khó tồn tại nếu thiếu sự ủng hộ và cái nhìn thấu đáo từ cộng đồng game Việt.
Sau vài năm nóng bỏng, có thể thấy phong trào game do người Việt thực hiện đang đứng trên lằn ranh mong manh của vực thẳm. Những cố gắng vượt bậc đã được các nhà phát hành, nhà sản xuất đưa ra nhưng dường như vẫn chưa thể đạt được thành công nào đáng kể vì thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng.
Một điển hình của game Việt là Thuận Thiên Kiếm do VNG thực hiện để khởi xướng phong trào làm game Việt. Tuy nhiên kể từ khi cộng đồng được biết sản phẩm này mua engine của Trung Quốc về dựng game thì một phần game thủ đã không còn mặn mà với game mà quay sang phê phán. Mới đây nhất là 7554, có thể nói tựa game này cũng đạt được nhiều ủng hộ từ cộng đồng tuy nhiên dù đã giảm giá bán xuống mức thấp nhất có thể thậm chí chấp nhận chịu lỗ nhà sản xuất Emobi Games vẫn chưa đạt nổi doanh thu để bù vốn bỏ ra.
Những biểu hiện trên khiến không ít doanh nghiệp đã và đang nung nấu ý tưởng làm game Việt trở nên e ngại khi bước vào cuộc phiêu lưu. Kỳ vọng lớn nhất của chuyến mạo hiểm này là sự ủng hộ của làng game Việt với tinh thần dân tộc và sự tự hào của tài năng Việt, tuy nhiên sự thật đang cho thấy game thủ đang quá khắt khe với game do người Việt sản xuất. Những yêu cầu quá cao, những nhận định quá nghiêm khắc đã tạo ra nhiều làn sóng tẩy chay không đáng có nhằm vào các nhà sản xuất đang cố tạo ra một nền game riêng cho người Việt. Chính vì lý do đó, game thủ Việt cần có cái nhìn mềm mỏng hơn và cảm thông hơn với các nhà sản xuất game khi đưa ra sản phẩm game Việt.
Rắc rối đầu tiên chính là việc có ổn không khi mua engine của nước ngoài để làm game cho người Việt ? Câu trả lời là rất ổn. Cần phải nhìn nhận đây là giai đoạn học hỏi công nghệ để bắt đầu đặt nền móng cho công nghệ làm game. Một anh học sinh cấp 3 mới ra trường không thể tự xây một biệt thự từ A đến Z mà không cần giúp đỡ. Anh ta phải đầu tư, học hỏi, đi tham gia học việc, leo lên công trường ... sau vài năm mới có thể đủ kỹ năng để xây một ngôi nhà cơ bản. Vậy có bất công quá không khi chúng ta đòi hỏi một nhà làm game Việt phải cho ra một tựa game có thể so sánh với các siêu phẩm trên thế giới trong hoàn cảnh hiện tại ?
Câu hỏi thứ 2 đưa ra là liệu có thể coi là game Việt không khi bối cảnh không phải ở Việt Nam ? Việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được, một khi đội ngũ là game là người Việt thì bối cảnh không phải là vấn đề. Ngược lại việc chọn bối cảnh khác giúp nhà làm game thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau và nhiều hệ thống phản ứng khác nhau. Nếu hệ thống kiếm hiệp Châu Á có những element theo ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì hệ thống element của Âu - Mỹ bao gồm Băng, Lửa, Sét, Độc, Nước, Gió, Bóng Tối, Ánh Sáng ... Việc thử nghiệp nhiều hệ thống giúp nhà làm game Việt nắm rõ những phong cách làm game khác nhau và phong phú hóa những kiến thức và kinh nghiệm của mình.
Điều gây tranh cãi thứ 3 là liệu có chấp nhận được việc hợp tác với hãng nước ngoài để làm game Việt ? Điều này không thể coi là thực hiện game do người Việt làm vì có sự giúp đỡ từ đối tác nước ngoài nhưng nó là một động tác "học việc" của hãng sản xuất game. Trong quá trình làm việc chung chúng ta sẽ học hỏi được công nghệ, kỹ thuật làm game hiện đại từ đối tác nước ngoài.
Vấn đề thứ 4 cần xem xét lại chính là có nên chấp nhận việc game Việt làm ra có vẻ giống như một sản phẩm nào đó từ nước ngoài ? Câu trả lời là có thể chấp nhận đối với những tựa game biết thay đổi để sau đó thoát khỏi những cái đã copy tạo những sắc thái riêng cho mình, còn những sản phẩm copy mù quáng mà không biết thay đổi thì chúng nên tẩy chay. Một cách để xuất phát cho một sự học hỏi là ... copy, đặc biệt là khi học những thứ mà không có sách vở nào dạy. Cũng giống như học đi xe đạp, điều khiển xe máy, có nhiều người đơn giản là xem người khác điều khiển xe rồi lặp lại các thao tác đó. Sau khi tìm hiểu và nắm chắc các phương pháp người điều khiển xe sẽ tự phát triển một thói quen điều khiển cho riêng mình.
Bạn có bao giờ tự hỏi nếu không học hỏi công nghệ mới qua việc copy chiếc điện thoại iPhone hàng chục lần của các hãng điện thoại Trung Quốc thì người Trung Quốc liệu có thể làm ra những chiếc iPhone y như thật ? Và ai biết được với công nghệ đã học hỏi được đó, họ sẽ có một iPhone mới trong tương lai vượt trội hơn của của Apple ? Copy giống hệt tất nhiên là đáng phê phán, tuy nhiên mượn ý tưởng của người khác làm xuất phát điểm để phát triển dần cái đặc sắc cho riêng mình thì không hẳn là copy mà là sự kế thừa.
Nền công nghệ sản xuất game của Việt Nam hiện nay đang còn khá sơ khai, chính lúc này sự ủng hộ và thông cảm của cộng đồng game thủ Việt sẽ quyết định tốc độ phát triển của những tựa game do người Việt sản xuất. Chúng ta hãy cùng cảm thông và ủng hộ các nhà sản xuất có tâm huyết với game Việt để xây dựng một nền sản xuất game của người Việt nhé !
Theo Game Thủ
Hé lộ nóng hổi về Dragon Age III Sau những thành công vang dội của phiên bản Dragon Age: Origins và sự nối tiếp có phần mờ nhạt của phiên bản Dragon Age II, BioWare đang tiếp tục phát triển phần 3 của tựa game RPG hấp dẫn này, với một nền tảng engine đồ họa mới cùng cốt truyện hấp dẫn và sâu sắc hơn. Hiện tại vẫn chưa có...