Game thủ Việt vẫn lầm tưởng những gì?
Game online Việt đã trải qua chặng đường hàng chục năm phát triển, với hàng vài trăm sản phẩm về nước nhưng chưa hẳn cộng đồng game thủ nội địa đã thấu hiểu tường tận về ngành này. Vì vậy thời gian qua, phần đông người chơi vẫn thường lầm tưởng không ít điều vô lý. Nguyên nhân có lẽ do tâm lý số đông hoặc tư tưởng cực đoan.
Cứ webgame là rẻ hoặc rác
Hiện tại, cứ khi nào nhìn thấy một webgame về Việt Nam thì câu bình luận dễ thấy nhất từ phía game thủ Việt là “rác lại về rồi”. Thậm chí ngay cả khi họ còn chưa biết trò chơi đó ra sao hoặc đồ họa như thế nào. Sự thật thì ngay cả một số webgame 3D gần đây cũng vẫn bị đánh đồng với rác thải và kêu gào tẩy chay.
Có lẽ vì thế mà như đã đề cập trong bài viết trước, đa phần NPH không cảm thấy hoảng sợ khi trò chơi của mình bị chê bai. Họ vẫn tập trung vào vận hành và thực tế thì đa phần webgame về nước đều kiếm lãi chứ không lỗ. Hơn nữa, giá một webgame đời mới lúc này cũng không thua kém gì giá một client game, vì thế khó có thể đánh đồng tất cả là đồ vứt đi.
Thứ hai, dường như gamer Việt đang thần tượng hóa client game sau thời gian dài nó không được mua về nước. Trong khi có thể nói rằng ngoại trừ một số client game thực sự vượt trội ra, các sản phẩm trung bình cũng chỉ xêm xêm chất lượng với một webgame được đầu tư kỹ lưỡng mà thôi.
Game thu phí sẽ loại bỏ “trẻ trâu”
Với tình trạng chất lượng văn hóa của cộng đồng game thủ Việt xuống dốc, nạn hack và chửi tục gia tăng thì nhiều người chơi tâm huyết đang tỏ ra khó chịu. Họ cho rằng các game đỉnh về nước nên thu phí và đề ra nhiều mức giá như 200.000 ~ 300.000 VNĐ 1 tháng, thậm chí còn nghĩ rằng làm thế sẽ khiến game sống lâu hơn.
Nhưng có một thực tế là với xu thế bây giờ, một MMO thu phí sẽ chỉ thỏa mãn được lượng rất nhỏ gamer chịu chi trả, còn lại đại bộ phận sẽ bỏ qua. Mà một khi game đã không đông, không xôm thì ngay cả những người mua thẻ tháng cũng cảm thấy chán nản khi đăng nhập vào. Đó là chưa kể doanh thu của NPH cũng không cao.
Vì thế xét cho cùng, F2P vẫn là giải pháp khó khác được với các NPH nội địa. Mà không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới thì cũng chỉ còn vài MMO là thu phí giờ chơi, số còn lại đều đã chào thua và quyết định miễn phí.
Hack hoàn toàn do lỗi của NPH
Đã từ lâu, chuyện phàn nàn (thậm chí là chửi rủa) các NPH có game bị hack quá nhiều không còn xa lạ gì với làng game Việt. Không thể trách được game thủ vì họ thường xuyên bức xúc mà không thể làm gì được những kẻ gian lận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc bất lực trước hacker cũng không hoàn toàn do lỗi của NPH, vì họ bị phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị sản xuất. Nếu NSX không tiếp tục hỗ trợ thì dĩ nhiên các bản vá chống gian lận cũng không có, NPH lại không có mã nguồn game trong tay nên chịu trận là điều không thể tránh khỏi.
Vì thế mà thời gian qua một số NPH lớn chủ động thành lập studio sản xuất của riêng mình để chủ động trong khâu kỹ thuật, không phải đợi đối tác nước ngoài fix lỗi mới update chống hacker. Ngoài ra, các MMO mua về Việt Nam thời bây giờ cũng rất khó để hack được.
Cứ nạp tiền nhiều là thành pro
Trong game online, kĩ thuật của người chơi (khả năng PK) là rất quan trọng bởi nó là một phần tất yếu giúp ta giành chiến thắng trong các cuộc chiến với kẻ khác. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người chơi lại quá thiên theo hơi hướng “ lấy thịt đè người” bằng các chỉ số level cao cũng như lượng item khủng.
Vẫn biết là dù có PK giỏi đến mấy nhưng nếu quá cách biệt về sức mạnh (level, item) thì cũng chẳng thể đánh bại được đối phương nhưng nếu chỉ xét trong phạm vị nhỏ hơn, khi mà các nhân vật có chỉ số không hơn kém nhau nhiều lắm thì lúc này, vinh quang sẽ rơi vào tay người biết PK giỏi hơn.
Như đã biết, từ hồi tháng 3/2010, đại gia Kiếm Thế Beokaka – người đã gây chấn động toàn bộ cộng đồng game thủ Việt khi trở thành “Vô song vương giả” đầu tiên tại Việt Nam và ở thời điểm đó, anh cũng đang đứng nhất, nhì trong top những người có điểm tài phú cao nhất Kiếm Thế (tương đương với đồ khủng nhất). Tuy đã chi tới hơn 2 tỷ cho nhân vật của mình nhưng khi tham gia các giải đấu cá nhân, Beokaka lại rất hiếm khi đăng quang.
Game online dễ gây nghiện
Tiếp tục là một quan niệm cực kỳ sai lầm nữa khi cho rằng chơi game online rất dễ gây nghiện. Trên thực tế thì với thực trạng game online nước nhà như hiện nay thì bạn có muốn trở thành con nghiện game cũng là… khá khó.
Khi mà đồ họa, chất lượng gameplay của các MMO đang được phát hành ở nước ta chỉ dừng lại ở mức trung bình, không có nhiều biến đổi và các game đều na ná nhau thì việc game thủ có thể chết mê chết mệt vì chúng quả là khó. Không chỉ có vậy, cộng đồng game thủ Việt lại khá nhạt nhòa, không gắn kết, gần như mỗi người khi đăng nhập vào game cũng chỉ quanh quẩn một mình đi làm các nhiệm vụ được hệ thống chỉ dẫn sẵn thì có lẽ, sẽ thật khó để chúng ta tìm lại được những con nghiện game sẵn sàng ngồi cả ngày để cày kéo như Võ Lâm Truyền Kỳ hay Kiếm Thế thời xưa.
Phần lớn game thủ Việt đều cả thèm, chóng chán khi chỉ sau một thời gian, họ sẽ rất nhanh cảm thấy không còn hứng thú với tựa game online mình đang chơi mà chuyển sang những trò offline trên PC/Console hay eSport như DotA, LoL… Chính vì vậy, việc nhận định rằng các game online dễ dàng bỏ bùa mê, thuốc lú đối với người chơi là thiếu xác thực.
Theo GameK
Những cái hay sắp tuyệt chủng trong game online Việt
Các đại gia làng game Việt đang dần biến mất
Còn nhớ, kể từ khi các game online bắt đầu được đưa về nước thì đây cũng là lúc mà nhiều người phải trầm trồ trước sức mạnh của các vị "đại gia" trong làng game Việt, những người sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu và thậm chí là cả tỷ VNĐ vào để nuôi nhân vật ảo của mình.
Đại gia Phạm Trường Sơn từng bỏ ra 1.8 tỷ để mua Account Vip Võ Lâm 1.
Trong đó, chúng ta không thể không nhắc những cái tên như Phạm Trường Sơn - vị đại gia từng bỏ ra 1.8 tỷ để mua 2 tài khoản Võ Lâm VIP của đại gia Hắc Điểu đơn giản vì mê "hàng khủng". Hay Beokaka, Sao Mai, những vị đại gia từng sở hữu account Kiếm Thế cực VIP mà ước tính họ đã phải bỏ ra hơn 1 tỷ VNĐ để nuôi nhân vật.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì bạn đã không còn được thấy những vị đại gia mới quật khởi, ít nhất là trong 2 năm trở lại đây. Điều này được thể hiện rõ khi hiện nay, gần như các game online mới không thể tìm được một vị đại gia "chính hiệu" nào có thể sánh ngang về độ "chịu chơi" như những tiền bối trước đây.
Trên thực tế, nguyên nhân của việc này không phải là do làng game Việt không còn đại gia, hay họ tiếc tiền không chịu "nạp thẻ" mà bởi hiện nay, gần như không có bất cứ game online mới nào thực sự làm người ta phải say mê hay phát sốt như những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế hay Thiên Long Bát Bộ trước đây từng làm được. Hơn thế nữa, rất nhiều game online mới được phát hành nhưng lại có "nguy cơ" đóng cửa khá cao, ví như những cái tên như Loong Online, Thần Long Huyết Kiếm... dù là MMO Client nhưng đều phải đóng cửa chỉ sau 1 năm hoạt động. Như vậy, rõ ràng sẽ chẳng ai dại gì mà đầu tư tiền của vào nuôi một nhân vật ảo trong các game online như vậy cả.
Các buổi mua bán account, đồ ảo lên đến hàng tỷ đồng
Nếu như từng tham gia một buổi bán đấu giá đồ ảo thì có lẽ, bạn sẽ khó có thể quên được không khí náo nhiệt cũng như cảm giác thót tim, trầm trồ kinh ngạc khi nhiều game thủ hô lên giá cả chục tới cả trăm "Kim Nguyên Bảo" để mua một món đồ. Thậm chí, dù bạn chỉ đến xem cho vui thôi thì cũng cảm thấy vô cùng phấn khích.
Các buổi đấu giá như vậy, thường chỉ dành cho các đại gia mà thôi và tất nhiên, những món đồ ảo được đem ra bán đấu giá cũng là những item "độc nhất vô nhị" trong game online. Ở đây, tổng giá trị của các món vật phẩm này trong buổi đấu giá có thể lên tới cả tỷ VNĐ.
Thế nhưng, cũng giống như các đại gia, những buổi đấu giá kiểu này gần như đã không còn tồn tại hiện nay. Nguyên nhân thì cũng giống như trên nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không đề cập đến việc hiện nay, các món đồ "độc nhất vô nhị" lại thường không tồn tại trong game online khi mà việc săn Boss vàng, Boss Hoàng Kim như ngày xưa đã biến mất. Giờ đây, hầu như các nhân vật trong game online đều sở hữu chung một set đồ mặc định chứ không phải là các món đồ rời rạc như trước. Hơn thế nữa, giờ đây thì việc săn Boss để kiếm đồ trong game là chuyện "nực cười", người ta thường chỉ kiếm đồ bằng cách nạp thẻ, ăn event là chính mà thôi.
Đã không còn việc cày tiền, cày đồ bằng cách Multi Account
Nếu như các bạn chưa biết thì một thời, cày tiền ảo trong game online từng được coi là một nghề khá "ăn nên làm gia" đối với những người am hiểu game và có đầu óc kinh doanh, cần mẫn. Ví như câu chuyện về đôi vợ chồng game thủ Tam Quốc Chí mang nickname "hoaithim" từng thông báo rằng họ đã "tậu" được chiếc xe hơi Hyundai SLX 2.0 mới cứng cựa (trị giá gần 9 trăm triệu đồng) nhờ cần mẫn tích góp tiền bán đồ ảo hồi năm 2009 sau 3 năm tích cóp hay đôi vợ chồng chủ tiệm hàng Net tại Son Phước, Vĩnh Thọ, Nha Trang từng tích cóp tiền ảo trong Chinh Đồ bằng cách cày tới... 150 account mà đủ tiền mua xe máy SH.
Đôi vợ chồng game thủ Tam Quốc Chí cày tiền ảo... mua xe hơi.
Trên thực tế, đối với những người chăm chỉ, chuyên cày tiền ảo, đồ ảo trong game online thì việc thu nhập của họ lên tới cả chục triệu đồng một tháng cũng không phải là chuyện hiếm. Thậm chí, trước đây từng có hẳn một công ty chuyên cày đồ Võ Lâm Truyền Kỳ được mở ra ở Việt Nam.
Tuy nhiên đến hiện tại thì điều này gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam khi hầu như việc cắm Multi Account đã bị các NPH "ngăn chặn" và không còn đem về nhiều tác dụng. Nếu như trước đây, người chơi có thể dễ dàng kiếm được tiền ảo thì hiện nay, các loại tiền trong game bị chia được 2 loại riêng biệt là tiền thường và tiền nạp thẻ. Điều đáng nói là gần như tiền thường, loại tiền mà bạn có thể nhặt được trong game thì lại chẳng có mấy tác dụng và tất nhiên, chúng lại không thể quy đổi ra tiền nạp thẻ được.
Hơn thế nữa, nhiều NPH cũng đã thực hiện các hình thức chống nạn Multi Account khi giới hạn số Client game được mở hay không cho phép auto tự đánh tồn tại. Chính vì vậy, việc cày tiền, cày đồ trong game online Việt gần như đã bị tuyệt chủng theo thời gian.
Các forum game Việt đi xuống
Cách đây khoảng vài ba năm, các diễn đàn game Việt hoạt động rất sôi nổi và đây gần như là cầu nối chính giữa NPH với game thủ. Mọi vấn đề từ trên trời dưới đất đều được bàn tán ở các forum này và thậm chí, nhiều người còn coi chúng như là một mạng xã hội, một sân chơi không thể thiếu hàng ngày cũng như cập nhật mọi tin tức xung quanh thế giới game. Tuy nhiên, điều này gần như đã không còn tồn tại ở thời điểm hiện nay.
Có thể thấy, ngoài diễn đàn Gamevn vẫn hoạt động tương đối náo nhiệt thì gần như, các diễn đàn game khác đều đã bị đóng cửa hay hoạt động cầm chừng. Điều đáng nói là thậm chí, ngay cả diễn đàn Gamevn cũng không còn hoạt động sôi nổi như trước kia. Hơn thế nữa, diễn đàn này cũng chỉ thật sự sôi nổi ở một số box mà thôi.
Trên thực tế, với sự trỗi dậy của các fanpage cũng như có quá nhiều Webgame được phát hành khiến cộng đồng người chơi bị loãng, gần như các diễn đàn trở nên kém nhộn nhịp đi hẳn nếu không muốn nói là tiêu điều.
Theo GameK
Những quan niệm sai lầm khi chơi game Cứ nạp tiền nhiều là thành pro Trong game online, kĩ thuật của người chơi (khả năng PK) là rất quan trọng bởi nó là một phần tất yếu giúp ta giành chiến thắng trong các cuộc chiến với kẻ khác. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người chơi lại quá thiên theo hơi hướng "lấy thịt đè người" bằng các chỉ số level...