Game thủ Việt tự chế ra bí kíp vực dậy VLTK
Nhưng liệu NPH Vinagame có để tâm tới?
Từng một thời được coi là game online số 1 trên thị trường Việt, từng là con gà đẻ trứng vàng cho Vinagame nhưng ở thời điểm hiện tại, sau 6 năm hoạt động, Võ Lâm Truyền Kỳ đang dần bước vào thời kì lụi tàn của mình khi ngày càng có nhiều người chơi bỏ đi. Thậm chí, nhiều game thủ còn đang lo lắng rằng trong thời gian sắp tới, VLTK sẽ còn có nguy cơ phải đóng cửa.
Không chịu đựng phải thấy tựa game mình yêu quý ngày một chết đi như vậy. Mới đây, một game thủ tâm huyết đã tận tâm vạch ra những giải pháp để giúp cho VLTK có thể trở lại được thời kì hoàng kim của mình như ở những phiên bản như Công Thành Đại Chiến, Sơn Hà Xã Tắc hay Tình Nghĩa Giang Hồ.
Buồn khi thấy game võ lâm ngày càng thảm hại, không có cách gì sao, VNG đừng làm ngơ với VLTK như vậy chứ, hãy lắng nghe game thủ lên tiếng kìa, các vị hãy bớt chút thời gian vào để xem game thủ nghĩ gì! Thực tế đã chứng minh rằng Nhà phát hành chưa chắc đã hiểu game bằng những game thủ đã chơi game đó…
…Và hiện nay người bỏ game VLTK ngày càng nhiều, game số 1 Việt Nam giờ chỉ là ký ức của game thủ những ngày đẹp đẽ thời Công Thành Chiến .v.v.v nguyên nhân thì có nhiều, rất nhiều, nhưng bây giờ trách móc VNG cũng vậy, nhiều người chửi bới cũng vậy, hay là chúng ta hãy chung tay góp những ý kiến vào để làm sao sống lại sự hấp dẫn của VLTK”. Game thủ mang nickname Bạch Yến tâm sự.
Nguyên nhân đầu tiên được game thủ này đưa ra khiến cho VLTK rơi vào tình trạng thảm thương hiện nay là do việc hàng ngày, game thủ thường log vào game mà chẳng có lấy một mục đích nào. Gần như các hoạt động trong game đã không còn mang lại lợi ích nhiều như trước nữa. Điều này khiến cho người chơi chẳng còn mặn mà với game nữa.
Do vậy, giải pháp được đưa ra ở đây là cập nhật thêm nhiều phần thưởng giá trị hơn mang về cho game thủ trong các hoạt động hằng ngày. Boss Tiểu hay Hoàng Kim khi bị đánh chết cần rơi ra những vật phẩm có ích như Mảnh bổ thạch Tiểu hay Trung (có thể xác suất cực ít). Hơn thế nữa, số lượng Boss Hải Tặc cũng cần được nâng lên ở các map để tránh tình trạng gamer bỏ cuộc vì có quá nhiều người tranh giành.
Ngoài ra, gamer này cũng đề nghị tăng giá trị các vật phẩm lên như trước nhưng để khuyến khích người chơi chăm cày trở lại. “Mình xin đưa ra ý kiến tại sao ko đưa thêm một số vật phẩm vào khi đánh bại boss. Ví dụ như khi đánh bại boss Tiểu rớt ra Mảnh bổ thiên thạch Tiểu và boss HK thì rớt ra mảnh trung (có thể xác xuất là cực ít) điều này sẽ tạo thêm được cảm giác cạnh tranh cho game. Hiện nay các vật phẩm này không có giá trị cao như trước nhưng nếu nhân sĩ tham gia đánh boss có thể dùng để nâng cấp đồ Bạch Kim đổi được nhiều Tinh lực hơn”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, game thủ này cũng yêu cầu NPH khắc phục những tính năng gây ức chế như các góc lag đang rất gây bức xúc cho cộng đồng người chơi VLTK. Hiện nay, trong map Tống Kim có rất nhiều các điểm lag, điều này đã vô tình giúp ích cho nhiều người lợi dụng. Ngoài ra, các loại trang bị trong game cũng cần phải bị sửa lại cho cân bằng hơn.
“…không thể tin được là Đường Môn bây giờ thích gặp TL TVB hơn là VĐ Kiếm… và còn nhiều cái không thể tin được nữa, còn đâu là bản sắc người chơi, còn đâu là ngũ hành tương sinh tương khắc”.
Sau khi bài viết được đăng, cũng đã có rất nhiều lời cảm ơn từ phía các game thủ khác. Đặc biệt, cũng đã có một số game thủ tâm huyết khác góp ý thêm cho VNG khi vạch trần những nguyên nhân khác khiến VLTK đang ngày một chết dần. Trong đó, việc cấm các loại Auto ngoài luồng của VNG được cho là nguyên nhân hàng đầu.
Theo đó, auto hiện nay do NPH cung cấp quá… dởm khi chỉ hoạt động được khoảng tầm 20 phút, nhân vật không kẹt góc lag thì cũng đứng im trong thành hoặc chết trên bãi.
Theo PLXH
5 "đại địch" trên toàn thế giới của Facebook - Có Zing Me của Việt Nam
Con đẻ của Vinagame được xếp vào danh sách 5 đối thủ lớn nhất "ngáng chân" mạng xã hội Facebook.
Hiện tại, Facebook được xếp vị trí mạng xã hội phổ biến nhất tại đa số các quốc gia trên thế giới (khoảng 640 triệu người sử dụng). Trên thực tế, nếu số liệu Alexa có thể tin tưởng được, thì tổng số lượt truy cập Facebook.com chỉ đứng sau duy nhất Google.com.
Cho đến thời điểm này, mạng xã hội trên chỉ thiếu 360 triệu thành viên để đạt con số 1 tỉ người dùng - mục tiêu mà những người ở Pato Alto đặt ra trong năm 2011. Ở bài viết trước, GenK đã mang đến cho độc giả cuộc điều tra về những xứ sở Facebook chưa thể thống trị. Tóm tắt qua biểu đồ dưới đây.
Bên cạnh Brazil là quốc gia duy nhất tại khu vực châu Mỹ Latinh, những nơi Facebook "chưa thể đụng tới" đều nằm phần lớn tại Châu Á. SocialBakers thống kê, chỉ có hơn 147 triệu người sử dụng Facebook ở Châu Á (bằng 17% tổng số người sử dụng Internet tại đây).
Một trong những lý do Facebook chưa tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng này chính bởi những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình. Sau đây là 5 đối thủ, 5 "chướng ngại" khó nhằn của Facebook, theo đánh giá của trang The Next Web.
1. Trung Quốc (470 triệu người dùng Internet): Sina Weibo
Một trang microblog có cơ cấu tương tự Twitter hiện đang hoạt động tại thị trường một tỉ dân. Tốc độ tăng trưởng của trang web này là 10 triệu người dùng mới một tháng. Sina được kỳ vọng đạt 150 triệu người sử dụng vào cuối năm nay.
Mới đây mạng xã hội này vừa cho ra mắt hai tiện ích mới mà Twitter không có: voicemail và upload video trực tiếp. Tuy nhiên Sina hầu như chỉ dành cho người Trung Quốc, khi sở hữu duy nhất giao diện tiếng Hoa.
2. Nhật Bản (99 triệu người dùng Internet): Mixi
Mixi là con đẻ của người Nhật Bản, vốn mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc. Nó được triển khai tại Nhật từ khi Facebook còn đang manh nha trong trứng nước tại đại học Harvard. Bản chất của mạng xã hội này chủ yếu hướng tới "giải trí cộng đồng".
Hiện tại có khoảng 22 triệu người sử dụng Mixi ở Nhật, chiếm 80% tổng số người sử dụng mạng xã hội tại quốc đảo Đông Á. Trong quá trình đăng ký tài khoản, Mixi đòi hỏi thành viên cung cấp số điện thoại di động tại Nhật, điều này có nghĩa là Mixi cũng chỉ dành cho người Nhật.
3. Nga (60 triệu người sử dụng Internet): vKontakte
vKontakte đứng vị trí mạng xã hội phổ biến nhất tại Nga, Ukraine, Belarus và Kazakhstan. Nó rất giống với Facebook ở mảng mạng xã hội, và thậm chí còn bị coi như một "bản copy" y hệt. Thế nhưng, vKontakte cũng là một trang web chia sẻ file qua giao thức P2P (torrent) rất được ưa chuộng. Đến tháng 2 năm 2011, vKontakte đã sở hữu 135 triệu tài khoản thành viên.
4. Iran (33 triệu người dùng Internet): BlogFa
Trang mạng xã hội của người Iran có chút gì đó khác biệt so với những người đồng nghiệp ở trên. Một trang web có hơi hướng giống blog truyền thống hay WordPress. Các sinh viên tại Iran khám phá ra rằng, phần lớn những chủ đề được thảo luận tại đây đều về chính trị hay các tin tức mới.
Đứng thứ 3 trong số các trang web phổ biến nhất tại Iran, trong khi Facebook chỉ xếp thứ 27, vì thế BlogFa được "xếp hạng" trong danh sách này.
5. Việt Nam (24 triệu người dùng Internet): Zing Me
Có lẽ hơi bất ngờ khi biết rằng, số người sử dụng Zing Me tại Việt Nam hiện tại đang gấp đôi số người dùng Facebook! Được xây dựng như một cổng thông tin giải trí, người sử dụng Zing Me có thể đọc các tin tức mới nhất, nghe nhạc, chơi game, nhắn tin, và mở một trang mạng xã hội riêng cho mình.
Theo tìm hiểu, Zing Me nổi bật nhờ 2 lý do: Zing Mp3 - trang web chia sẻ nhạc miễn phí, Zing Play - với 20 đầu game xã hội cũng như mini flash.
Facebook hiện đang đau đầu tìm cách thâm nhập những thị trường tiềm năng nói trên. Bằng chứng là mới đây, họ đã mở một văn phòng tại Hồng Kông, hay tuyển dụng nhân sự phụ trách thị trường Việt Nam. Có lẽ ít nhất Mark Zuckerberg cũng đã nhận ra mình cần làm gì.
Ngoài ra, vẫn phải thừa nhận, các mạng xã hội kể trên không phải là những bản sao méo mó của Facebook. Mỗi trang web đều có những đặc điểm cuốn hút riêng. Giao diện cùng ngôn ngữ của mỗi mạng đều phù hợp nhất với người sử dụng ở mỗi khu vực. Vì thế, những con người ở Facebook sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đế chế của mình đạt mốc 1 tỉ thành viên.
Theo PLXH
Những quan niệm một chiều của người chơi dành cho game online Coi thuờng các NPH mới Một trong những lỗi lầm dễ mắc phải của gamer Việt là ngay từ ban đầu, họ thường không mấy để tâm đến các sản phẩm được giới thiệu bởi các NPH bé, chưa có tên tuổi. Bên cạnh 3 ông lớn của làng game Việt là Vinagame, VTC và FPT thì chúng ta phải biết rằng, vẫn...