Game thủ Việt thích thưởng thức stream game với bình luận viên Việt
Có tới hơn 1 nửa số game thủ cho biết họ thích thưởng thức những trận đấu trực tiếp với sự hiện diện của những caster người Việt.
Thưa các bạn, ngay sau khi bài viết thuộc chủ đề “Hỏi game thủ” với nội dung “Bạn có thích xem stream game với caster Việt Nam?” được ra mắt cộng đồng game thủ Việt, chúng tôi đã nhận được không ít những chia sẻ của các bạn game thủ về sự hiện diện của những caster nước nhà trong những buổi tường thuật game trên các kênh stream quen thuộc với game thủ Việt hiện tại như Talk TV hay Twitch.
Trong số gần 500 lượt bình chọn của người hâm mộ game Việt thông qua công cụ trong bài viết trước, có tới hơn 1 nửa số game thủ cho biết họ thích thưởng thức những trận đấu trực tiếp với sự hiện diện của những caster người Việt. Quả thật, với những caster Việt, họ đang ngày ngày cố gắng để hoàn thiện kỹ năng, dần tiến lên trở thành một caster chuyên nghiệp và kiếm tiền từ chính công việc đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng xử lý tình huống cao này.
Tuy nhiên ngay tiếp theo, hơn 1/4, cụ thể hơn là hơn 26% game thủ cho biết, vì nhiều thói xấu của một bộ phận không nhỏ caster Việt Nam, họ buộc lòng phải ngắt tiếng các kênh stream Việt Nam để theo dõi những trận đấu một cách thoải mái.
Video đang HOT
“Học tập” phong cách của nhiều caster nổi tiếng trên thế giới, một bộ phận game thủ Việt cũng “áp dụng” đúng bài vở trong khi bình luận game, từ việc đưa ra những lời nhận xét mang tính cá nhân, đến cả việc dùng những từ ngữ chưa phù hợp (tạm gọi là văng tục hay trashtalk trên kênh stream).
Đây là những hành động ban đầu có thể tạo ra sự hài hước ở bề nổi, nhưng về lâu dài, việc trashtalk không bao giờ đem lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là trong việc giữ chân người xem, những người quan trọng nhất đối với một caster.
PewDiePie, caster nổi tiếng người Thụy Điển cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn là một gương mặt gây nhiều tranh cãi. Chàng trai sinh năm 1989 này có những video clip chơi những tựa game kinh dị nhưng lại đem lại những tràng cười vỡ bụng cho người xem vì họ mải để ý tới điệu bộ và hành động của anh ta khi gặp những màn chơi toát mồ hôi lạnh.
Thế nhưng cũng không thiếu những lần PewDiePie trở thành cái tên bị chỉ trích vì sử dụng trashtalk quá nhiều trong quá trình bình luận game. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, cộng đồng game thủ cần một caster có cá tính riêng, ấn tượng nhưng vẫn phải chuyên nghiệp ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là cách họ giao tiếp với người xem.
Có thể nói, sau một thời gian caster Việt phát triển với một tốc độ cực kỳ mãnh liệt, thì những game thủ Việt cũng đã quen với sự hiện diện của những bình luận viên người Việt, và đã dần chấp nhận những caster như vậy. Tuy nhiên không ít caster Việt vẫn còn khá nhiều điều cần phải thay đổi để trở thành cái tên được nhiều game thủ Việt hâm mộ.
Theo Gamek
Ông hoàng YouTube bất bình "ném đá" Nintendo
Chính sách mới của Nintendo đang vấp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó có cả ông hoàng YouTube PewDiePie.
Vào năm 2013, việc Nintendo muốn thu tiền quảng cáo đến từ các video có chứa hình ảnh game của mình trên YouTube đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ phía cộng đồng mạng, nhiều người còn dọa sẽ tẩy chay mọi trò chơi dán mác Nintendo. Dù vậy, xem ra hãng game Nhật Bản vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn ý định này khi mới đây vừa đưa ra một chính sách tương tự.
Theo đó Nintendo sẽ chia một số phần trăm tiền quảng cáo nhất định cho các YouTuber thực hiện video có dính dáng tới game của hãng. Một lần nữa, nhiều người lại tỏ ra không hài lòng vì động thái này, trong đó có Felix Kjellberg - ông hoàng YouTube được biết đến thông qua cái tên "PewDiePie".
Đăng tải trên trang Tumblr cá nhân của mình, PewDiePie viết: "Tất nhiên họ (Nintendo) hoàn toàn có quyền làm như vậy, cũng như mọi nhà phát hành game khác. Vì nếu game của họ không tồn tại, cũng sẽ chẳng có video Let's Play hay thứ gì tương tự cả, giới YouTuber chúng tôi đều hiểu rõ điều này. "
"Nhưng điều mà họ hoàn toàn không nhận ra, đó là hiệu quả quảng cáo miễn phí mà họ đang có được đến từ các kênh YouTube. Còn cách nào tốt hơn để marketing cho một sản phẩm hơn là việc để ai đó được cộng đồng yêu thích trực tiếp trải nghiệm tựa game ấy?" - Lý luận của PewDiePie về việc tại sao chính sách của Nintendo là không khôn ngoan.
"Nếu tôi chơi một tựa game Nintendo trên kênh của mình, phần lớn lượt xem và tiền quảng cáo sẽ xuất phát từ việc nhiều người ưa thích và đăng ký theo dõi tôi chứ không nhất thiết là họ muốn xem trò đó. " - YouTube với thu nhập xấp xỉ 80 tỉ VND hàng năm tiếp tục.
PewDiePie cho rằng có rất nhiều tựa game hiện nay đã không thể thành công được như vậy nếu như thiếu vắng các kênh YouTube, như Minecraft của Mojang là một ví dụ. Anh cho rằng chính sách này của Nintendochẳng ảnh hưởng là mấy tới hoạt động của mình nhưng nó sẽ là một "cú tát thẳng vào mặt" với những kênh YouTube ít tiếng tăm hơn cũng như những người yêu thích game Nintendo.
"Khi mà thị trường game hiện tại có vô số tựa game để chúng ta lựa chọn, Nintendo đang tự đẩy sản phẩm của mình xuống tận cùng của danh sách ấy. Ngay cả nếu như các nhà phát hành khác bắt đầu học tập chính sách này thì cũng chẳng sao, vẫn luôn luôn sẽ có những tựa game không có ràng buộc nào mà chúng ta có thể chơi. "
Theo Gamek
Facebook - Công cụ tìm kiếm "đồng đội" của game thủ Việt Khi những diễn đàn về game Việt đã và đang có dấu hiệu đi xuống, thì Facebook lại trở thành một công cụ cực kỳ hữu hiệu để cộng đồng game thủ có thể chia sẻ những bí quyết chơi game Thưa các bạn, ngay sau khi bài viết trong chủ đề "hỏi game thủ" với nội dung "Bạn sử dụng Facebook vào...