Game thủ Việt thật quá khó chiều
Có vẻ như bản danh sách đồ sộ những game đa thể loại như vậy vẫn chưa chiều lòng được mọi game thủ Việt.
Làng game Việt tính từ đầu năm 2013 tới nay cũng đã có không ít những tựagame online client đình đám, thậm chí có thể được xếp vào hàng bom tấn cập bến. Thêm vào đó, những tựa game online nền tảng di động cũng đã và đang trở thành một trào lưu mới được cộng đồng game thủ Việt hướng ứng.
Thêm vào đó là sự hiện diện của hàng loạt những webgame từ 2D dến 3D, với chất lượng được mô tả chính xác bằng cụm từ “Thượng vàng hạ cám”. Thế nhưng có vẻ như bản danh sách đồ sộ những game đa thể loại như vậy vẫn chưa chiều lòng được mọi game thủ Việt.
Game client vẫn chưa tìm được thành công
Như đã đề cập, những game client hoặc webgame 3D này là “điểm sáng” trong cả trăm webgame 2D mới đang được phát hành ở nước ta nhưng chúng vẫn chưa thể làm hài lòng phần đông game thủ Việt. Nhất là khi rất nhiều MMO còn rơi vào tình trạng mất khách sau vài tháng, thậm chí là chỉ sau vài tuần phát hành.
Đây có thể xem là một thực trạng khá kỳ lạ ở làng game Việt khi mà webgame thì bị chê chán, rác, nhưng chính những MMORPG 3D cũng không được vừa lòng dân cày.
Đầu tiên, đó là việc nhiều MMORPG 3D mới được phát hành đều bị chê là… xấu, không đẹp. Trên thực tế thì đây cũng là điều dễ hiểu khi các MMO này đều đã được phát triển từ cách đây khoảng 3, 4 năm trước tất nhiên, chúng không thể quá lung linh, bắt mắt như những MMO mới được công bố gần đây.
Video đang HOT
Dẫu vậy, so với các Webgame nhập vai thì rõ ràng rằng các MMORPG này hoàn toàn vượt trội hơn hẳn kể từ mặt đồ họa cho tới gameplay phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, đây lại không phải là lý do khiến cho MMORPG này không thu hút được người chơi đến với mình.
Lý do đầu tiên là đôi khi chúng sở hữu lối chơi quá sâu và phức tạp. Trong khi đó, lý do thứ hai chính là… không có auto.
Vẫn bị chê vì không có Auto
Một điều rất đáng chú ý hiện nay là các MMORPG 3D được về nước đều bị chê vì… không có Auto tự đánh. Vẫn biết rằng hiện nay, việc để chế độ Auto tự đánh trong các MMORPG đã bị loại khỏi nhiều game online “đời mới” nhưng có vẻ như gamer Việt vẫn chưa thích nghi được với điều này. Trong suy nghĩ của nhiều người thì việc tích hợp chế độ tự đánh, cho phép nhân vật có thể tự động thi triển những skill và không phải điều khiển trực tiếp mới là lối chơi lý tưởng.
Nhiều ý kiến đã được đề cập đến vấn đề này khi một số ý kiến cho rằng game online cần phải có Auto bởi nhiều người ban ngày phải đi làm, đi học, đến tối về mới được ngồi vào máy chơi mà không có Auto tự đánh cho họ dùng thì quá bất công hay những lời kêu than về việc mệt mỏi khi phải điều khiển nhân vật như “game này nhiệm vụ bắt đánh cả trăm con quái mà không có Auto thì chơi làm sao được?”.
Rất nhiều lý do đã được game thủ Việt đưa ra. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng hiện nay, nhiều game client mới hầu như đều đã không còn để tồn tại Auto tự đánh, đây cũng là một chiến lược phát triển của các NPH giúp hạn chế tình trạng những “trâu cày” ngồi cả chục giờ trước màn hình máy tính để chơi game mà không quan tâm đến cuộc sống thực. Thay vào đó chỉ là những công cụ tự động tìm đường, giúp đỡ cho game thủ mà thôi.
Tuy nhiên để có thể tồn tại, một số game client đã buộc phải “nhập gia tùy tục” với việc chiều lòng những game thủ Việt, vốn đã nhiều năm “quen hơi” và chung sống với auto.
Mất lòng tin hay… “thích là chê”?
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là nhiều người chơi tỏ ra mất niềm tin vào làng game nước nhà. Tâm lý e ngại và bi quan về sự thành công của một game online mới, dù đó có là một MMO Client đi chăng nữa diễn ra khá phổ biến.
Nhiều người cho rằng game cùng lắm sẽ chỉ sống được khoảng vài tháng đến 1 năm là cùng nên dù rất muốn nhưng cũng “ngại” chơi vì sợ tốn công, tốn tiền đầu tư mà cuối cùng game lại chẳng đi đến đâu cả, và rồi lại phải lãng phí công sức mình đã bỏ ra để cày kéo nhân vật.
Có vẻ như tính chất “mỳ ăn liền” của rất nhiều Webgame hiện nay đã khiến cho gamer Việt ngày càng bi quan hơn về làng game nước nhà. Tuy nhiên cũng không thể quên đi một thực trạng rất đáng buồn của cộng đồng game thủ Việt, đó là thích chê bai.
Đây là một trong những thói quen khiến cho các nhà phát hành nhiều khi chẳng biết đường nào mà lần khi tìm ra những phương án để chiều lòng game thủ Việt, từ những event trong game đến cả việc chọn game để phát hành tại thị trường trong nước.
Việc game thủ thường phàn nàn, la ó NPH về các tính năng mới trong game đã trở thành căn bệnh cố hữu của giới dân cày Việt. Trước khi tựa game của mình nhận được những upgrade, cải tiến từ NPH, nhiều game thủ thưởng tỏ thái độ không mặn mà và thậm chí còn phê phán, chê bai và yêu cầu dỡ bỏ chúng để tránh gây ra tình trạng mất cân bằng trong game.
Thế nhưng, khi những tính năng mới này được NPH đưa ra thì có lẽ, chính những người trước kia hay phàn nàn lại là những kẻ tích cực nhất tham gia vào đó. Mặc dù ngoài miệng vẫn là những lời phê phán NPH như cũ.
Theo VNE
MU Returns lại biến mất không dấu vết
Game online "nhái" lại siêu phẩm MU Online là MU Returns đã mở cửa thử nghiệm lần đầu tại thị trường Việt Nam và giờ lại tiếp tục biến mất hoàn toàn.
Vào khoảng giữa tháng 10 vừa qua, game online "nhái" lại siêu phẩm MU Online là MU Returns đã mở cửa thử nghiệm lần đầu tại thị trường Việt Nam sau thời gian long đong lận đận trước sự phản kích mạnh mẽ của FPT - đơn vị đang nắm quyền phát hành bản gốc của WEBZEN sản xuất tại nước ta.
Nếu như bạn còn nhớ thì trước đây khá lâu MU Returns từng gây được sự chú ý của cả thị trường game khi được một NPH giấu tên dự định phát hành tại Việt Nam. Tuy nhiên trước sức ép của dư luận và đặc biệt là FPT Online, trò chơi đã phải tạm hoãn kế hoạch phát hành và tìm cách nương náu một công ty lớn để có thể xuất hiện trong làng game Việt, thế nhưng một lần nữa kế hoạch bị thất bại và game nhái này đã biến mất không dấu tích.
Mọi việc trở nên kịch tính hơn khi bất ngờ MU Returns "trở lại" một cách đầy bất ngờ vào giữa tháng 10 và phiên bản thử nghiệm closed beta cũng đã ra mắt game thủ Việt Nam. Sở hữu gameplay cũng như đồ họa ăn theo MU Online song sản phẩm này có chất lượng thua xa phiên bản gốc và bị người chơi chê bai thậm tệ.
Cụ thể hơn thì nền tảng đồ họa trong MU Returns cứng nhắc và xấu xí, các chi tiết nhân vật được làm sơ sài, đặc biệt là hiệu ứng kỹ năng rất không bắt mắt. Cách điều khiển nhân vật cũng không thực sự được nhuần nhuyễn tạo cảm giác khá chậm và ì ạch. Thậm chí, ở những địa điểm tập trung đông người chơi như trong thành thì game thủ còn bị giật, lag... khá khó chịu. Gameplay của MU Returns cũng chỉ dừng lại ở mức click click click các nút auto mà thôi.
Mặc dù vậy, nếu so với các webgame trên thị trường thì MU Returns vẫn chiếm được lợi thế khi dựa hơi thành công game online huyền thoại MU Online và thu hút được một lượng kha khá người chơi.
MU Returns lại một lần nữa biến mất.
Tuy nhiên, cung cách làm việc cũng như vấn đề bản quyền của MU Returnslại tạo ra một câu hỏi lớn. Chỉ sau khoảng 2 tuần vận hành phiên bản thử nghiệm closed beta thì một lần nữa game online này lại biến mất không để lại dấu vết. Hiện tại cả trang chủ game và diễn đàn đều đã rơi vào tình trạng "chết" không rõ nguyên nhân.
Hiện tại có một số nguyên nhân đang được game thủ "đồn đoán" là do server bị tèo hoặc tệ hơn là bị cơ quan có thẩm quyền "sờ gáy" bởi công ty FPT khởi kiện vì vấn đề vi phạm bản quyền...
Những thông tin tiếp theo về vụ việc MU Returns sẽ được GameK cập nhật trong thời gian tới, mời quý độc giả đón đọc trong thời gian tới.
Theo VNE
VNG có thể phát hành game client Tối Vô Cực tại Việt Nam Theo nguồn tin riêng của chúng tôi thì VNG có thể sẽ phát hành MMORPG này tại Việt Nam vào cuối năm 2013 này. Là một game online nhập vai 2D mới được phát hành ở Trung Quốc, Tối Vô Cực được coi là một trong những tựa game online nhập vai hiếm hoi nhận được nhiều đón nhận nồng nhiệt ở quốc...