Game thủ Việt than thở vì lấy nhầm cô vợ… mê game
Mới đây, trên nhiều trang diễn đàn game Việt Nam, không ít game thủ đã xôn xao với một bài post chia sẻ của một game thủ về cô vợ của mình.
Theo như game thủ này, cả hai quen nhau qua game online:
“Trước đây mình quen nàng qua offline game Võ Lâm. Rồi sau đó biết là nàng học chung đại học cũ của mình. Rồi qua lại 2 đứa yêu nhau. Mình rất tự hào và cảm thấy hạnh phúc vì có nàng chung sở thích chơi game. Nhiều khi chả cần chơi đâu xa, cứ cho nàng đi cafe rồi mỗi đứa 1 máy chơi game nàng cũng vui rồi.
Hình minh họa.
Đợt vừa rùi mê con game mới, thế là vào chơi. Nàng thì vẫn chơi game của nàng. Mà tình hình là từ ngày cưới nhau tôi buồn quá. Nàng không quên nhiệm vụ của người vợ nhưng hỡi ôi, bữa ăn với mình thành thảm họa luôn. Cứ hôm nào có công thành bên game của nàng là y như rằng cơm canh không nhạt thì mặn, không nhừ thì sống.
Video đang HOT
Sau hỏi ra vì tới giờ công thành, tham gia sự kiện mà nàng nấu nướng vội vàng, không chú tâm. Rồi có những tối muộn mệt muốn ngủ, nàng vẫn ôm máy tính. Xưa yêu nhau thấy vui vì nàng thức cùng online. Giờ nàng vẫn mê như thế có chết tôi không. Anh em lưu ý khi lấy vợ mê game nhé. Yêu thì thích đấy nhưng lấy nhau về mệt lắm. Cần phủ đầu ngay từ đầu. Giờ tôi chả biết sao giờ. Nếu nói nàng lại bảo sao xưa anh bảo thích em thế mà giờ này nọ.”
Hình minh họa.
Kỳ thực, những câu chuyện tình yêu bắt nguồn từ game online, những cặp đôi gặp được nhau qua tựa game yêu thích, sau đó nảy sinh tình cảm xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam. Thế nhưng những mặt trái của việc đam mê game quá độ lại rất hiếm khi được đề cập đến, hoặc nếu có thì cũng là những câu chuyện về các đức lang quân tối ngày mải mê với game online mà quên đi gia đình thậm chí là công việc. Chính vì thế khi câu chuyện về cô vợ mê game quá mức do game thủ giấu tên kia chia sẻ được “lên sóng”, không ít người đã tỏ ra thông cảm với tình cảnh của anh. Việc cô vợ quên đi trọng trách làm nội tướng trong gia đình sẽ khiến cho hạnh phúc gia đình ngày một xuống dốc.
Trong khi đó, một số khác thì phê phán khá gay gắt nhân vật nam trong câu chuyện kể trên. Theo họ, cách nhìn nhận vấn đề của nam game thủ có phần quá phiến diện: “Trong khi anh chơi game thì cô ấy làm gì anh có biết không?” hoặc “Lấy vợ mê game về thì ít nhất cũng phải biết trước sau này sẽ ra sao chứ, hai vợ chồng suốt ngày như thế thì mài game ra ăn à?”
Có thể đây là một đoạn chia sẻ mang hơi hướng tự nghĩ ra của một vài game thủ Việt Nam, thế nhưng chắc chắn trong xã hội sẽ có những vụ việc tương tự như thế này. Từ đó dẫn đến việc, chơi game để giải trí là nhu cầu và quyền lợi của bất kỳ ai, thế nhưng khi quá mê mẩn game mà xao lãng những trách nhiệm khác, thì đó là vấn đề lớn cần phải tìm cách khắc phục.
Theo GameK
Mỗi tháng bạn 'đốt' bao nhiêu tiền cho game online?
Bỏ tiền thật vào game online, đây đã là chủ đề được bàn luận và giành được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng game thủ Việt Nam kể từ khi những MMO đầu tiên tấn công thị trường nước ta.
Trước đây, nhà phát hành trong nước vẫn còn khai thác song song những game online thu phí hàng tháng như Võ Lâm Truyền Kỳ, cũng như những MMO miễn phí giờ chơi. Tất nhiên, để các nhà phát hành thu về lợi nhuận, việc cash shop hiện hữu cũng là điều tất yếu. Vì thế có thể khẳng định rằng, chưa từng có một game online nào tại Việt Nam mà tất cả người chơi đều thưởng thức game một cách hoàn toàn miễn phí.
Dần dà, mô hình pay to play với việc game thủ phải đóng phí hàng tháng dần bộc lộ những vấn đề cả chủ quan lẫn khách quan, từ đó các nhà phát hành phải tự chuyển dịch mô hình kinh doanh sang game miễn phí giờ chơi, và thu lợi nhuận bằng những nguồn khác. Trong đó nguồn thu quan trọng nhất vẫn là cửa hàng vật phẩm ảo trong game, nơi người chơi có thể bỏ tiền thật ra để sở hữu những món đồ không phải ai cũng có, đặc biệt là những gamer thưởng thức game "cho vui", không quan tâm quá nhiều đến nhân vật game.
Dần dà, việc nạp tiền trong game đối với mỗi game thủ sẽ dần phát triển theo những giai đoạn như sau: Ban đầu có thể không quan tâm đến những vật phẩm bằng tiền thật, cho tới khi nhận ra những người chơi nạp tiền mua item có được những lợi thế hơn hẳn so với những game thủ thông thường chỉ chơi game để thư giãn. Tiếp đến, người chơi sẽ thử nạp thẻ để sở hữu những vật phẩm trong game, rồi không ít người sẽ nhận ra rằng, những món đồ ảo này thực sự khiến cho game online họ đang chơi trở nên nhẹ gánh đi phần nào.
Đến lúc này, với tốc độ giới thiệu item mới trong game, hoặc do đã "nghiện" việc sử dụng một số item nhất định, không ít game thủ sẽ tiếp tục bỏ tiền túi của họ ra để &'cống' cho nhà phát hành game. Vấn đề sẽ thực sự nảy sinh nếu bạn bị cuốn vào vòng quay của những món đồ ảo mới ra mắt, được quảng cáo là tốt hơn hẳn món đồ trước đây (đôi khi chúng tốt hơn thật, đôi khi lại không được như vậy). Chúng ta đã từng ghi nhận không ít những trường hợp game thủ Việt bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu Đồng mỗi tháng vào game online. Số tiền nghe qua có thể khiến chúng ta giật mình. Thế nhưng đối với họ, một khi niềm vui trong game đã chiếm trọn tâm trí, thì vấn đề tiền bạc lại trở thành thứ yếu.
Vậy câu hỏi được đặt ra cho các bạn, những game thủ game online Việt Nam: Mỗi tháng các bạn bỏ ra bao nhiêu tiền để thỏa mãn niềm vui của mình trong những tựa game online yêu thích? Hãy chia sẻ ý kiến của mình thông qua công cụ bình chọn cũng như phần bình luận ở cuối bài viết.
Theo GameK
Khi game thủ online Việt Nam nhìn nhận lại game offline Không lâu trước đây, tôi đã được đọc một bài viết tâm sự của một game thủ vốn quen chơi game offline nhìn nhận cộng đồng game online Việt. Thú thực là sau khi đọc bài viết của game thủ này, tôi có cảm giác vừa đồng tình, nhưng cũng có phần nghĩ rằng những nhận xét của bạn có phần quá khiên...