Game thủ Việt nhận xét gì về Đại Hiệp Truyện
Như chúng ta đã biết thì vào ngày hôm qua 7/1, Webgame Đại Hiệp Truyện đã mở cửa ở Việt Nam đón game thủ.
Nhìn chung, khá nhiều người chơi từ các Webgame khác được phát hành bởi SGame đã đổ sang trải nghiệm Đại Hiệp Truyện, trong đó, không ít người chơi đến từ các tựa game như Chân Long Giáng Thế hay Tam Quốc Truyền Kỳ.
Trong ngày ra mắt, khá đông game thủ Việt đã đăng nhập vào chơi thử Đại Hiệp Truyện. Rất may là dù vậy, tình trạng nghẽn, lag mạng hầu như không xảy ra trong game.
Nhiều ý kiến đánh giá rằng lối chơi trong game khá mới lạ, có nhiều khác biệt so với các Webgame chiến thuật hiện nay. Một game thủ đã bình luận trên diễn đàn: “Sáng đi học về vào test thử thì thấy cách chơi trong Đại Hiệp Truyện khá mới lạ so với một số Webgame chiến thuật khác, game có cách xây dựng đội hình khá mở khi ngoài nhân vật chính cùng 2 tướng phụ thì còn có thêm sự hỗ trợ của Dị Thú. Hình ảnh trong game tương đối dễ nhìn, giao diện đơn giản, trong trận đánh không bắt người chơi phải chờ lâu như nhiều Webgame khác”.
Một người chơi khác lại bình luận: “Mình thấy Đại Hiệp Truyện khá giống với Thần Khúc, dù không cho phép game thủ điều khiển nhân vật trong trận đấu nhưng rõ ràng là cách xếp trận hay cách build nhân vật có một số điểm tương đồng. Nghe nói trong game có tính năng “đồng hành cùng mỹ nhân” nhưng chưa được thử qua”.
Video đang HOT
Dẫu vậy, bên cạnh những ý kiến khen ngợi thì Đại Hiệp Truyện cũng gặp phải một số nhận định rằng hiện nay, thể loại Webgame chiến thuật đã quá “bội thực” ở Việt Nam rồi mà các NPH vẫn cứ cố rước thêm về nữa thì sẽ khiến game thủ chán nản. Nhiều người chơi bày tỏ rằng mặc dù chưa chơi thử nhưng khi cứ nghe đến Webgame là lại thấy… “sợ” vì trước đây đã từng chơi qua một số game rồi và đến bây giờ vẫn thấy chán.
Theo GameK
Những cái loạn của làng game Việt trong năm 2012
Loạn Webgame
2012 có thể coi là năm có số lượng game online mới được phát hành cũng như đóng cửa nhiều nhất từ trước tới nay. Từ khi các NPH trở nên khó khăn trong việc xin giấy phép lưu hành các MMO cài đặt từ khoảng đầu năm 2011 cho tới nay thì đã có khoảng gần ngót nghét 100 Webgame từ nhập vai, chiến thuật cho tới casual được phát hành ở Việt Nam. Nếu tính thêm cả các Webgame cũ đã được phát hành trước đây thì thậm chí, Webgame đã vượt mặt các MMO casual về số lượng. Không chỉ có vậy, trong giai đoạn cuối năm này, các Webgame mới lại tiếp tục ồ ạt được các NPH cho ra mắt.
Hãy cùng thử tính toán lại, hiện nay, có được bao nhiêu người chơi ở một Webgame. Không tính đến một vài ông lớn như Tam Quốc Truyền Kỳ, Ngọa Long, Võ Lâm Chi Mộng... thì đa số các Webgame còn lại đều chỉ tồn tại dưới dạng "cầm chừng". Số lượng người chơi ở 1 server là quá ít bởi lượng người bỏ cuộc chơi tăng đến chóng mặt. Sau một thời gian, các server này ngày càng trở nên vắng vẻ và lúc này, người chịu thiệt tất nhiên lại chính là gamer khi họ chơi online mà chẳng tìm được đối thủ để so tài.
hông chỉ khủng bố tinh thần game thủ Việt về mặt số lượng mà các Webgame này đã và đang tiếp tục bộc lộ những nhược điểm khi gameplay của chúng quá giống và chẳng có gì khác biệt. Như vậy, chỉ cần nghe nói đến Webgame nhập vai mới là chúng ta đã có thể hình dung được ngay về đồ họa, lối chơi, chiêu thức nhân vật...
Loạn danh xưng
Cũng bởi vì có quá nhiều Webgame mới với cùng nội dung kiếm hiệp được phát hành ở Việt Nam nên tên gọi của chúng cũng khiến cho người chơi phải "hoa cả mắt". Với số lượng gần cả trăm Webgame được phát hành như hiện nay thì quả thực, nếu không chú ý thì bạn rất dễ bị nhầm Webgame này thành Webgame nọ, khi mà xét về mặt hình ảnh, chúng gần như không có nhiều điểm khác biệt.
Thậm chí, nhiều Webgame còn trùng tên nhau đến mức khá buồn cười như có Webgame Long Tướng, thì sau đó có thêm Long Hổ Tướng, có Webgame Loạn Thế thì sau đó lại có thêm Võ Lâm Loạn Thế rồi cá biệt như 2 Webgame cùng lấy tên gọi là Bá Đao mới đây.
Cũng từ đây, đội ngũ PR của các NPH bắt đầu phải giải quyết vấn đề nan giải là làm sao để cho game thủ có thể nhớ được tên sản phẩm của mình trong đầu. Cái khó ló cái khôn, những tên gọi "quái dị" bắt đầu được xuất hiện trong làng game Việt như CLGT, VKL...
Loạn trang teaser
Tính sáng tạo của các NPH có vẻ như đã được đẩy lên cực điểm thông qua các trang teaser quảng bá game online mới ở Việt Nam. Rất nhiều câu nói mới lạ, độc đáo và "nhảm nhí" đã được lồng ghép vào để quảng bá game. Ví dụ như chàng béo PSY sẽ không thể ngờ được rằng mình đã được xuất hiện để trở thành một trong các "thế lực" trong một game online sắp phát hành ở Việt cho tới vấn đề game cho nhận quà "chính chủ".... Đây toàn là những vấn đề khá nóng, mang tính thời sự và chúng rất nhanh đã được gáp ghép để cố ý xuất hiện trong game online mặc dù... chẳng hề liên quan.
Bên cạnh đó là những câu nói khá "kêu" được sáng tác để quảng bá cho game online mà khi nghe thấy, bạn sẽ cảm thấy khá "buồn cười" về độ "nhảm" của nó như "Elly mơi mơi, bạn có dám xơi", "Game Tiên Hiệp cuối cùng của nhân loại"...
Loạn đại sứ
Trong thời gian gần đây, hàng loạt gương mặt đại sứ được mời để quảng bá cho game online, trong đó, chúng ta có thể kể đến một số cái tên như Ngọc Trinh với Chân Long Giáng Thế, Angela Phương Trinh với Chiến Ca, Hồ Vĩnh Khoa với Hùng Bá Thiên Hạ, Mai Thỏ với Đảo Hải Tặc, Ngô Kiến Huy cùng Midu với Hậu Tây Du, Hồng Quế với Hỗn Thế. Nếu để ý kĩ hơn thì có thể thấy, trong 2, 3 tháng gần đây, rất nhiều game online trước khi được phát hành đều tung một bộ ảnh cosplay quảng bá đi kèm thông tin về nữ đại sứ của game.
Khi kể đến đây thì có lẽ, bạn đã bắt đầu cảm thấy loạn khi các người mẫu, diễn viên, ca sĩ xuất hiện nhan nhản trong game online hiện nay. Dẫu vậy, các đại sứ đã không đóng một vai trò quá quan trọng mà gần như chỉ thực hiện một vài bộ cosplay "mát mắt", tạo ấn tượng ban đầu với người chơi rồi cũng... biến mất.
Theo GameK
Những cái tên bị nhai đi nhai lại của làng game Việt Kiếm Có thể nói, "Kiếm" chính là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất và có tần suất cao nhất để đặt cho tên các game online. Lần lượt, chúng ta có thể đếm được hàng loạt các MMO đang được phát hành hiện nay ở Việt Nam như Kiếm Thế, Kiếm Tiên, rồi đến Thuận Thiên Kiếm, Giáng Long...