Game thủ Việt nên có cái nhìn khác về game online Trung Quốc
Hiện nay có một thực trạng trong cộng đồng game thủ Việt là: bất kỳ game online nào có xuất xứ từ Trung Quốc cũng nhận được vô số comment chê bai thảm thương, và tệ hơn là bị phán thẳng thừng là “rác” mà không cần biết nội dung game ra sao, đồ họa như thế nào, gameplay có gì hấp dẫn. Dường như những bình luận này xuất phát từ định kiến của gamer chứ không phải là một nhận xét công tâm.
Nguyên nhân
Có thể dễ dàng nhận ra nguyên nhân tại sao game thủ Việt lại có định kiến như vậy chính là vì thời gian qua đã có một lượng khổng lồ những webgame tràn vào thị trường nước ta. Hầu hết trong số đó đều có chất lượng thấp, đồ họa 2D phong cách kiếm hiệp dập khuôn lẫn nhau, gameplay tẻ nhạt theo kiểu auto từ đầu tới cuối.
Chính vì liên tục phải tiếp xúc với những sản phẩm kém chất lượng trong thời gian dài đã dẫn tới tâm lý “cứ game Trung Quốc là rác” của một bộ phận lớn game thủ Việt. Nếu như trước đây những tựa game thời đầu như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ, Kiếm Thế, Chinh Đồ… không bao giờ rơi vào tình trạng bị chê là “rác” thì ngày nay ngay cả những tựa game 3D khá đỉnh với nhiều tính năng mới cũng ngay lập tức bị chê bai.
Chất lượng game online của Trung Quốc ngày một tăng
Đây là sự thật đang diễn ra, game online đến từ xứ sở Gấu Trúc ngày một có chất lượng cao hơn và đang trở thành “nỗi lo” đối với nền công nghiệp phát triển game lớn của châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan. Có thể nói những MMO của các hãng phát triển Trung Quốc có đồ họa ngày càng đẹp hơn, lối chơi cũng ngày một sáng tạo hơn, mặc dù vẫn giữ nét “kiếm hiệp” rất đặc trưng.
Hiện nay có rất nhiều game online bom tấn đến từ Trung Quốc đang được cả thế giới ngóng chờ như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao… Đồ họa những những sản phẩm này xứng đáng được xếp vào dạng hàng khủng hiện nay. Từ hiệu ứng mặt nước lung linh tới chuyển động nhân vật mượt mà và đặc biệt là hệ thống skill tuyệt đẹp.
Video đang HOT
Nói về sự sáng tạo, chúng ta không thể không nói về siêu phẩm Cửu Âm Chân Kinh, một game online tiên tiến đã loại bỏ yếu tố cấp độ, áp dụng cách chiến đấu non-target cùng hàng loạt những tính năng có một không hai như: nhân vật tự hoạt động trong thế giới ảo bằng các nghề nghiệp khi game thủ offline, ứng dụng của các loại vũ khí, võ công và đồ uống như say rượu, dùng rượu làm vũ khí…
Game Trung Quốc không phải đều là hàng nhái
Bất kỳ một game nào đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc đều dễ dàng bị chụp mũ “hàng nhái” khi có ý tưởng vay mượn một chút từ các siêu phẩm đã thành danh trên thế giới. Mặc dù chuyện đạo ý tưởng được các nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc hay cả phương Tây áp dụng rất nhiều. Có thể kể ra không ít game “bị” nhái như World Of Warcraft, Guild Wars 2, Diablo 3 và nhiều sản phẩm vay mượn ý tưởng như The Lord of The Ring Online, Allod Onlines và cả MU Online – một game từng được nhiều gamer Việt yêu thích.
Gần đây game online Trung Quốc bị gọi là hàng nhái nhiều nhất có thể kể tới The Legend of Tibethay còn gọi là Tạng Địa Truyền Kỳ – nhiều game thủ gọi là “nhái” trắng trợn sản phẩm Diablo IIIcủa Blizzard. Nếu như xem kỹ lại quá trình phát triển trò chơi, chắc chắn độc giả không thể nào có nhận định vội vàng như vậy.
Để có thể lấy bối cảnh vùng Tạng Vực làm đề tài chính và đem lại cho người chơi một cái nhìn chân thật, gần gũi nhất về mảnh đất này thì đội ngũ phát triển của Tạng Địa Truyền Kỳ đã phải đến tận khu vực Tây Tạng xa xôi. Ở đây, họ đã phải làm việc chăm chỉ để tìm hiểu về những điều cơ bản nhất như phong tục tập quán người dân ở đây ra sao, phong cách kiến trúc thế nào và các câu truyện thần thoại cổ đại được lưu truyền, rồi từ đó xây dựng nên những phụ bản cũng như những yếu tố khác.
Mặc dù không thể phủ nhận việc đội ngũ phát triển game cố tình vay mượn góc nhìn cũng như một số yếu tố khác của Diablo III, nhưng cũng không thể phủ nhận sự sáng tạo, đầu tư công sức của họ trong sản phẩm Tạng Địa Truyền Kỳ.
Kết
Nhìn chung không phải game online nào của Trung Quốc cũng thuộc hàng bom tấn như Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao, Tiếu Ngạo Giang Hồ hay Cửu Âm Chân Kinh… vẫn còn rất nhiều những sản phẩm có chất lượng rất tệ. Nhưng không phải vì vậy mà gamer Việt có thể cứ nhìn thấy game online đến từ đất nước hàng xóm này là chê bai được. Chúng ta cần loại bỏ những định kiến trước đây và có cái nhìn tổng quan hơn về những trò chơi đến từ Trung Quốc.
Theo GameK
Tạng Địa Truyền Kỳ - Game online đầu tiên với bối cảnh Tạng Vực thần bí
Cơ chế chiến đấu của Tạng Địa Truyền Kỳ mang đậm tính hành động, mọi kỹ năng nhân vật đều không hề có khóa mục tiêu (non - target), mỗi chiêu thức sẽ có phạm vi tấn công riêng biệt và phương thức công kích khác nhau, người chơi sẽ phải khéo điều chỉnh nhân vật và ra đòn một cách chính xác thay vì bấm chuột lấy mục tiêu như trước kia.
Tạng Địa Truyền Kỳ (tên tiếng anh là The Legend of Tibet) là một game online 2.5D thuộc thể loại MMOARPG với lối chơi tương đồng với Diablo III, đây là trò chơi đầu tiên lấy Tạng Vực thần bí làm bối cảnh thế giới chính, sản phẩm này được phát triển trong vòng 3 năm dưới lá cờ của công ty NetEase.
Cơ chế chiến đấu của Tạng Địa Truyền Kỳ mang đậm tính hành động, mọi kỹ năng nhân vật đều không hề có khóa mục tiêu (non - target), mỗi chiêu thức sẽ có phạm vi tấn công riêng biệt và phương thức công kích khác nhau, người chơi sẽ phải khéo điều chỉnh nhân vật và ra đòn một cách chính xác thay vì bấm chuột lấy mục tiêu như trước kia.
Không những kỹ năng nhân vật sẽ sử dụng cách thức non - target mà ngay cả công kích của các loại quái vật trong Tạng Địa Truyền Kỳ cũng như vậy. Trong quá trình chiến đấu, người chơi sẽ được đối mặt với rất nhiều loại kỹ năng, đòn đánh khác nhau từ vô số loại quái vật, khi này người chơi sẽ cần sự dụng kinh nghiệm của mình để dự đoán cũng như né tránh và phản công hợp lý để dành được thắng lợi. Điều này mang lại một cơ chế chiến đấu linh hoạt, năng động và không bị gò bó, mang lại cho game thủ những trải nghiệm sảng khoái, thích thú với đặc điểm của một tựa game MMOARPG.
Để có thể lấy bối cảnh vùng Tạng Vực làm đề tài chính và đem lại cho người chơi một cái nhìn chân thật, gần gũi nhất về mảnh đất này thì đội ngũ phát triển của Tạng Địa Truyền Kỳ đã phải đến tận khu vực Tây Tạng xa xôi. Ở đây, họ đã phải làm việc chăm chỉ để tìm hiểu về những điều cơ bản nhất như phong tục tập quán người dân ở đây ra sao, phong cách kiến trúc thế nào và các câu truyện thần thoại cổ đại được lưu truyền, rồi từ đó xây dựng nên những phụ bản cũng như những yếu tố khác.
Các phụ bản địa cung của Tạng Địa Truyền Kỳ cũng rất biến hóa với mọi loại cơ quan, kẻ địch, quái vật nhằm làm nổi bật lên tính thần bí, cổ xưa của vùng đất này.
Hiện nay về hệ thống nghề nghiệp thì nhà sản xuất mới chỉ tiết lộ 4 lớp chính bao gồm Long Tướng, Kỳ Giới, Tinh Thuật và Ngự Linh. Mặc dù các nghề nghiệp hiện nay chưa đầy đủ, nhưng mỗi nghề nghiệp đều có sự khác biệt rất rõ ràng, đồng thời Tạng Địa Truyền Kỳ còn sử dụng hệ thống kết hợp kỹ năng độc đáo, người chơi có thể tự do thay đổi, xây dựng nên hàng trăm loại tổ hợp kỹ năng, tạo nên những nhân vật có cá tính, lối chơi của riêng mình.
Vào ngày 9 tháng 5 tới thì Tạng Địa Truyền Kỳ sẽ đi vào thử nghiệm lần đầu tiên và game thủ sẽ cần có mã kích hoạt để tham gia.
Theo GameK
Những game online Trung Quốc đáng chú ý tuần 6/5 - 13/5 Từ 6/5 - 13/5 này sẽ có vài tựa game online Trung Quốc rất đáng chú ý. Bá Tam Quốc Bá Tam Quốc là game online 3D thuộc thể game trực tuyến chiến thuật thời gian thực (MMORTS) mới được công bố gần đây, đồng thời nó cũng là sản phẩm đầu tay của công ty Tencent ở thể loại này. Trò chơi...