Game thủ Việt: Muốn mạnh, nhưng… phải ít tiền
Câu chuyện “tiền ít nhưng đòi hít của thơm” của một bộ phận game thủ Việt Nam sẽ chẳng bao giờ chấm dứt nếu free to play vẫn còn tồn tại.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng những game online thu phí tại Việt Nam cũng chỉ còn có thể được đếm trên đều ngón tay. Thay thế cho số lượng những game thu phí, từng một thời là những tượng đài của làng game Việt nhờ vào không ít những lợi ích (dĩ nhiên đi kèm bất cập), là những tựa game miễn phí giờ chơi. Để có được doanh thu, những cửa hàng vật phẩm ảo, những gói dịch vụ trong game mà chúng ta thường tạm gọi là VIP, hay thậm chí trong nhiều game có cả hai, cũng buộc phải xuất hiện.
Tranh cãi trong cộng đồng game thủ hoàn toàn không vì thế mà chấm dứt. Những chia sẻ mang tính “kêu ca, phàn nàn” hay tiêu cực hơn là quay lưng lại với tựa game online miễn phí kia vì không ít lý do: Game hút máu, game không có VIP thì khó cày cuốc, đua top, game thủ VIP và game thủ chơi miễn phí không có sự công bằng…
Vấn đề được đúc kết, hoàn toàn không có chuyện game thủ Việt tẩy chay game miễn phí. Như một lẽ dĩ nhiên, chẳng game thủ Việt Nam nào muốn quay lưng lại với những game miễn phí giờ chơi cả. Nếu thu phí, không ít game thủ sẽ mất đi hoàn toàn cơ hội được phiêu lưu trong tựa game họ yêu thích, đơn giản vì lý do tài chính. Thực sự, điều mà game thủ Việt Nam muốn, ẩn đằng sau những nhận định mang tính tẩy chay những tựa game “hút máu”, đó là nhân vật của mình phải thật mạnh, phải thật “imba”, nhưng chỉ muốn mất… ít tiền.
Tiếc thay, điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra, ít nhất là tại làng game Việt.
Tâm lý chung, game thủ đã bỏ tiền vào một tựa game miễn phí sẽ luôn mong muốn nhân vật của mình mạnh hơn hẳn so với những game thủ còn lại, những người “cày chay”. Nắm bắt được tâm lý này, cộng thêm những tính toán của nhà phát hành, hệ thống VIP của những game online miễn phí luôn có chung hai đặc điểm:
Thứ nhất, nó phải đem lại cho game thủ những trải nghiệm mới lạ, giúp việc chơi game trở nên dễ dàng hơn, mà nhân vật vẫn mạnh nhờ những món đồ mang tính ưu tiên đại loại như nhân đôi, nhân ba kinh nghiệm… Mặt khác, để đảm bảo cho doanh thu của NPH, hệ thống VIP cũng phải gây nghiện, khiến cho game thủ có được cảm giác phụ thuộc, khó có thể chơi game một cách thoải mái khi không có hệ thống “ăn tiền” này. Và cứ như thế, nó giống một con dao hai lưỡi cho cả những game thủ lẫn nhà phát hành.
Video đang HOT
Tranh cãi xảy ra, khi cộng đồng game thủ với khả năng tài chính không lấy gì làm dư dả, có cảm giác bất công khi càng bỏ tiền, nhân vật càng mạnh mẽ, và cuộc chơi của họ lại trở nên khó khăn khi không ít những tính năng trong game bị cắt bỏ. Trong khi đó, những game thủ “ nạp tiền đều đặn” cũng chẳng kém cạnh gì với lý luận theo kiểu “tiền ít mà đòi hít của thơm”. Kỳ thực, cả hai phe đều không bên nào đúng, nhưng lập luận của họ không hoàn toàn sai.
Nếu chỉ tập trung vào việc phát triển những tính năng đòi hỏi nạp tiền trong game, mà quên đi cộng đồng game thủ cơ bản vốn tìm đến game như một cách giải trí trong thời gian rảnh, sự mất cân bằng sẽ hình thành, và khi những game thủ kể trên nhận ra tựa game của họ không còn được như trước kia, họ sẽ bỏ game.
Tuy nhiên nếu cố gắng tạo ra sự cân bằng trong gameplay giữa hai cộng đồng game thủ bỏ tiền và chơi miễn phí, nhà phát hành sẽ tự tay cắt đứt nguồn doanh thu của họ. “Nạp tiền hay không cũng đều như nhau cả, vậy thì nạp tiền làm gì? Chi bằng cứ chơi free.” Đó là tư duy của game thủ Việt Nam hiện nay, và cũng là bài toán khó cho tất cả các NPH game Việt Nam.
Kết lại, câu chuyện “tiền ít nhưng đòi hít của thơm” của một bộ phận game thủ Việt Nam sẽ chẳng bao giờ chấm dứt, ít nhất là cho tới khi game online dạng free to play vẫn còn chỗ đứng vững chắc tại thị trường game Việt.
Theo VNE
Game thu phí tại Việt Nam lúc này chắc chắn thất bại
Ở thời điểm này, game online thu phí tại Việt Nam rất khó tìm được thành công, chứ đừng nói tới việc lặp lại vinh quang trong quá khứ.Một trong những tin tức rất được làng game Việt chú ý trong khoảng thời gian cuối tuần này chính là việc NPH VNG vẫn còn đang lưỡng lự, chưa có quyết định chính thức về cách phân phối tựa game nhập vai đang thu hút rất nhiều sự chú ý, Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D hay không.
Ngay khi những thông tin kể trên được chúng tôi đăng tải, không ít game thủ đã lên tiếng chia sẻ những ý kiến của họ tại phần bình luận của bài viết này. Câu chuyện muôn thuở, đó là cộng đồng game thủ lại một lần nữa bị phân hóa thành 2 phe. Trong khi nhiều gamer Việt Nam cho rằng việc thu phí sẽ giúp game cân bằng hơn, hạn chế được tình trạng game thủ tham gia ồ ạt làm nảy sinh những vấn đề như PK vô tổ chức, văng tục chửi bậy trong game, v.v...
Trong khi đó, không ít bình luận cũng cho rằng, nếu còn thu phí thì họ sẽ nghỉ chơi game. Một lần nữa, chuyện game online thu phí lại trở nên nóng trong làng game Việt hơn bao giờ hết.
Chưa xét tới mức độ thành công của hình thức kinh doanh game kiểu thu phí (hàng tháng hoặc phí ban đầu), không ít game thủ đóng góp ý kiến về việc Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D đều phần nào có tư duy tương đối chủ quan: Một nửa thì mong đợi game miễn phí và có cash shop để phục vụ những game thủ "có tiền". Trong khi đó những gamer muốn Võ Lâm Truyền Kỳ 3D thu phí thì nghĩ rằng nếu miễn phí, game rất có nguy cơ trở thành "pay to win", nghĩa là càng bỏ nhiều tiền, nhân vật trong game càng mạnh.
Quay trở lại với hai mô hình kinh doanh game online được đề cập ở trên. Ở thời điểm hiện tại, tuyệt đại đa số những game online được phát hành tại Việt Nam đều sử dụng mô hình Free-to-play. Nhưng xin hãy nhớ rằng, đó chỉ là "free to play" về mặt danh nghĩa. Chẳng có một nhà phát hành game online nào chịu bỏ tiền tỷ ra mua bản quyền phát hành game đưa về Việt Nam chỉ để hoạt động miễn phí cả.
Và thế là cash shop ra đời. Một mặt, cash shop phục vụ cho nhu cầu doanh thu của nhà phát hành, để cùng lúc vừa hoàn lại số vốn bỏ ra, mặt khác tìm kiếm lợi nhuận từ cộng đồng game thủ thưởng thức game online tại Việt Nam. Mặt khác, cửa hàng ảo (nhưng dùng tiền thật) này lại thỏa mãn nhu cầu cày cuốc, đua top của game thủ Việt, đa phần mang trong mình tư tưởng "dục tốc".
Cố nhiên, càng nhiều người thưởng thức tựa game, thì số người chịu bỏ tiền ra để đổi lại những chức năng riêng có cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Chưa kể, khi game miễn phí, thì số lượng người có thể tiếp cận game sẽ càng nhiều lên, từ đó nhà phát hành cũng tạm yên tâm về vấn đề doanh thu.
Một trong những MMO free to play thành công lớn nhất tại Việt Nam
Chúng ta có thể kể đến rất nhiều game online miễn phí đặc biệt thành công ở Việt Nam, với doanh thu hàng tháng thậm chí có thể lên tới 10 chữ số. Từ đó, thuật ngữ "hút máu" cũng định hình trong cộng đồng game thủ Việt Nam. Công bằng mà nói, NPH nào thì cũng cần có tiền để mua, để vận hành, để quảng cáo game.
Hơn nữa, với tính chất "cưỡi ngựa xem hoa" của các game thủ Việt, vòng đời game ngắn ngủi, các NPH Việt muốn sống được thì không còn cách nào khác là "hút máu" người chơi càng nhiều càng tốt.
Và đó cũng chính là lúc những tựa game thu phí mất đi chỗ đứng của nó. Một trong những bình luận nổi bật trong bài viết về Võ Lâm Truyền Kỳ 3D trong ngày hôm qua có nội dung đại ý: "Trên thế giới vẫn còn rất nhiều game online thành công nhờ vào mô hình thu phí hàng tháng, số lượng người chơi vẫn rất đông đảo." Đó là câu chuyện ở thị trường nước ngoài. Những game thủ này đã quên mất một điều: Chúng ta đang ở Việt Nam.
Như đã nói ở trên, thứ nhất, game thủ nước nhà rất ít khi chịu khó tìm hiểu hệ thống của một tựa game. Thứ hai, cách chơi game theo kiểu "đua top" đã ăn sâu vào tâm lý rất nhiều người, khiến cho họ mong muốn game chơi lên level phải thật nhanh. Và quan trọng hơn cả, game thủ Việt vô cùng chuộng đồ miễn phí.
Tất cả những lý do kể trên dẫn tới những hệ quả: Auto trở thành "một nét văn hóa" của cộng đồng game, và game free to play ngày một thành công tại nước ta. Ấy là chưa kể, game thủ Việt Nam "nói vậy mà chẳng phải vậy", khiến cho không ít lần NPH game online đã điêu đứng với những tựa game online thu phí.
Sau khi thăm dò ý kiến game thủ, với những câu trả lời như "thu phí sẽ làm game cân bằng hơn, hạn chế những mặt trái của game online", NPH cũng tạm yên tâm tung ra tựa game của mình ra thị trường dưới dạng thu phí. Chỉ một thời gian ngắn sau, họ mới tá hỏa khi tựa game trở nên đìu hiu, chẳng ai chơi. Lý do đơn giản nhất là đa phần (chứ không phải tất cả) game thủ Việt Nam đều không có điều kiện bỏ khoản phí chơi game hàng tháng, vì hầu hết còn đang trong độ tuổi đi học.
Thực sự, làng game Việt Nam đã qua lâu rồi cái thời game online thu phí trở thành chuẩn mực của thị trường. Với những lý do được đề cập trên đây, quả thực rất khó cho bất kỳ tựa game online nào đã, đang và sẽ được tung ra trong thời điểm này theo hình thức thu phí (hàng tháng hoặc mua mã kích hoạt) tìm được thành công tại thị trường trong nước.
Theo VNE
Plants vs Zombies 2 sẽ ra mắt tại Úc và New Zealand trước Vào tối nay, phiên bản Plants vs Zombies 2 dành cho iOS sẽ đến tay các game thủ tại Úc và New Zealand, các nơi khác phải đợi vài tuần nữa. Theo thông báo mới nhất từ PopCap thì các game thủ tại xứ sở chuột túi và người láng giềng New Zealand sẽ được thưởng thức phiên bản iOS của Plants vs...