Game thủ Việt – Cả thèm chóng chán hay chịu khổ vì game?
Liệu rằng giờ đây game thủ Việt là những kẻ “cả thèm chóng chán” đích thực trước những game online đỉnh sắp ra mắt?
Ngay cả ở thời điểm hiện tại, rất nhiều những game thủ Việt vẫn còn tư duy cho rằng, khi chơi game, họ chỉ nên gắn bó với một hoặc một vài tựa game duy nhất. Đối với họ, những người chơi game theo kiểu “nay đây mai đó”, nghĩa là không gắn bó lâu dài với một game online đều chỉ là những kẻ cả thèm chóng chán, không biết thưởng thức game.
Kỳ thực, lối suy nghĩ này cũng không hoàn toàn sai. Giờ đây chúng ta không thiếu những game thủ có lối chơi game kiểu thích những thứ gì đó mới nhưng lại không gắn bó lâu dài với những game online, mà chỉ sau một thời gian, họ bỏ game để đến với những sản phẩm mới hơn, hấp dẫn hơn vì được các nhà phát hành dồn công sức để quảng bá, từ đó bỏ rơi những game online đã mở cửa được vài tháng đơn giản vì khi đó một vài hãng game đã không còn làm chiến dịch truyền thông cho game mạnh như lúc sản phẩm sắp ra mắt.
Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, giờ đây, liệu mọi game thủ Việt đều có thói quen chơi game vì hình ảnh đẹp, chứ không thưởng thức game một cách lâu dài, thứ được định hình bởi lối chơi cũng như cộng đồng trong game.
Xưa: Game thủ nước nhà “chịu khổ” vì game
Có không ít lý do khiến cho game thủ Việt cố gắng gắn bó với một game online. Đó có thể là lý do bạn bè, lý do tài chính, hoặc thậm chí là… thị trường không có một game online với lối chơi tương tự.
Ai cũng biết sự sống của một game online dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng người chơi đông đảo hay ảm đạm. Ngay cả đối với game thủ, họ cũng chẳng mặn mà gì nếu phải tham gia trong trò chơi trực tuyến mà không có bạn bè thân thiết, hiểu mình và chia sẻ với mình niềm vui nỗi buồn.
Cũng chính vì điều này mà rất nhiều người chơi dù cảm thấy bức xúc tột độ, thậm chí ghét cay ghét đắng NPH nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Họ đã trót sở hữu quá nhiều đồng đội cùng bang hội hoặc thậm chí là cả… bà xã, ông xã ảo trong game nên muốn bỏ cũng chưa chắc đã bỏ được.
Nên nhớ rằng, hiện tượng này xảy ra rất nhiều ở các game kiếm hiệp Trung Quốc đã và đang được phát hành tại Việt Nam. Đây là loại đối tượng bị chê bai nhiều nhất nhưng vẫn sống dai nhất vì có quá nhiều game thủ Việt thích thể loại này và họ không thể bỏ chơi vì bạn bè họ đã rủ chơi game. “Bỏ game có khác gì bỏ bạn?” Đó chính là tâm lý chung của đa phần game thủ trong quá khứ.
Thêm vào đó, chẳng ai muốn bỏ cả một tài khoản game khủng mà mình đã chắt chiu từng đồng, cẩn thận cày kéo hàng ngày đi chỉ vì… chán game cả. Chắc hẳn, game thủ nước nhà không còn lạ gì trước nhiều trường hợp tài khoản VIP trong các trò chơi nổi tiếng lên tiếng tố cáo NPH đối xử tệ bạc với mình. Những sự việc này thường gây được sự chú ý rất lớn từ phía người xem vì đối tượng khiếu nại “có máu mặt” trong cộng đồng và nhiều người biết tới.
Video đang HOT
Tuy vậy, trên thực tế 10 trường hợp như trên thì có tới 7, 8 trường hợp chỉ mạnh miệng nói sẽ bỏ game, và rồi lại đăng nhập vào game để… cày tiếp. Ngoài lý do sợ mất chiến hữu bên trên, họ cũng rất tiếc khoản tiền đầu tư lớn và công sức cày kéo nhiều năm trời.
Nay: Chỉ gắn bó với game online xứng đáng
Giờ đây, sau vài năm thị trường game trong nước tràn ngập nhữngwebgame 2D, thì thị hiếu, thói quen của cộng đồng game thủ Việt cũng trở nên khác biệt. Thật may mắn là, thời gian gần đây, số lượng những game thủ sống trong thế giới game theo kiểu “chấp nhận số phận” đã chẳng còn. Họ cần một thứ gì đó mới, xứng đáng bỏ thời gian và công sức để thưởng thức, thay vì những sản phẩm đã quá đỗi tầm thường.
Tương tự như vậy, các nhà phát hành cũng tập trung phát triển đánh vào những thị trường game mới, hoặc những thể loại game đang có ít những cái tên góp mặt. Chính vì lẽ đó, game thủ trong nước chẳng thiếu gì những sản phẩm có lối chơi tương đồng, thậm chí đồ họa cũng sàn sàn nhau.
Chính vì thế ở thời điểm hiện tại, thứ níu chân game thủ với một MMO chính là cách nhà phát hành chăm sóc đứa con tinh thần của mình, chăm sóc cộng đồng game thủ, và đặc biệt hơn là cộng đồng trong game.
Họ có thể rũ áo bỏ game một cách phũ phàng nếu như không vừa lòng với nhà phát hành. Lý do đơn giản là bên ngoài không hề thiếu những MMO có lối chơi tương đồng, nhưng có cách chiều chuộng game thủ riêng để họ gắn bó với game.
Dĩ nhiên, vẫn sẽ có những game thủ đến với một tựa game online chỉ vì những lời mời gọi, những hình ảnh bắt mắt. Họ sẽ vẫn rời bỏ game vì lối chơi không hợp với bản thân. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời kỳ những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D ra mắt và cũng rơi vào tình trạng tương tự sau một thời gian game ra mắt, thì trong tương lai gần, tình trạng trên sẽ bớt đi rất nhiều.
Lý do cho nhận định này là trong thời gian qua, game thủ Việt đã có đủ những phép thử, với không ít những game hay, game đỉnh được mua về và phát hành tại làng game nước nhà. Chúng ta đã có khoảng thời gian làm quen (lại từ đầu) với game online hay, thay vì chìm đắm trong những webgame nhạt nhẽo như khoảng 2 năm về trước.
Khi những tựa game thực sự hay được ra mắt trong thời gian ngắn tới đây, chính game thủ Việt sẽ có thể tự mình tìm hiểu để lựa chọn cho mình tựa game phù hợp để gắn bó lâu dài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, game thủ sẽ tự khẳng định mình không phải những kẻ “cả thèm chóng chán” trong thế giới game online.
Theo VNE
Liệu game mobile có cứu được ngành game Nhật Bản?
Mặc dù có dân số nhỏ hơn, nhưng Nhật Bản lại có thể ganh đua với Mỹ cho danh hiệu khu vực có cửa hàng ứng dụng lớn nhất. Ngành công nghiệp game mobile hiện đại của Nhật Bản có thể được sáng lập bởi những doanh nhân không liên quan tới game, nhưng nó đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhiều nhà phát triển game console và PC.
Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã luôn là khu vực phân phối chính hoặc ít nhất là đứng thứ hai cho tất cả mọi hệ thống console, nhưng giờ đây tình thế đã hoàn toàn thay đổi, các hệ thống console mới đều ra mắt tai thị trường Nhật Bản chậm hơn hàng tuần hay thậm chí hàng tháng so với phương Tây. Các game do Nhật Bản phát triển cũng đã từng chiếm 5 vị trí trong top 10 game bán chạy nhất tại Mỹ trong năm 2003, nhưng trong 2013 thì chẳng có nổi một cái tên lọt vào danh sách này.
Ảnh minh họa
Doanh số bán hàng game console Nhật Bản đã chịu sự tụt giảm trong 6 năm liên tiếp, và khiến nhiều người hoài nghi về vị thế của xứ mặt trời mọc trong ngành game thế giới.
Ngược lại, thị trường game mobile của Nhật Bản lại đang nở rộ mạnh mẽ, có mức tăng trưởng thần tốc lên hơn 5 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái, và đang trong quá trình vượt qua doanh số bán hàng của game console. Vậy tại sao ngành công nghiệp game console Nhật Bản lại đang ở "buổi xế chiều" và game mobile thực sự có thể cứu lấy ngành game nước này hay không?
Ảnh minh họa
Video game không phải là sản phẩm văn hóa Nhật Bản duy nhất đang bị thất sủng trên chiến trường quốc tế. Doanh thu từ anime ở thị trường nội địa và ở phương Tây cũng đã giảm mạnh trong 5 năm qua, hậu quả kéo theo nó là nhiều công ty anime lớn đã phải cắt giảm, thậm chí đóng cửa và rút lui khỏi phạm vi hoạt động quốc tế. Điều này cho chúng ta thấy rằng khẩu vị văn hóa quốc tế đã thay đổi.
Trong vài năm gần đây, văn hóa đặc trưng Nhật Bản đang tỏ ra thất thế trước những nền văn hóa khác, cho dù đó là của Trung Quốc, Hàn Quốc hay thậm chí là văn hóa phương Tây có dung nhập một số yếu tố từ văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, các vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối đầu như khủng hoảng kinh tế, sự lão hóa và giảm dần dân số cũng có thể đóng góp một vai trò nhất định.
Ảnh minh họa
Ngành công nghiệp game Nhật bản cũng có những rắc rối của riêng nó. Các nhà phát triển của họ vốn có truyền thống thiết kế game tương thích với khẩu vị của riêng người chơi nội địa. Trong giai đoạn những năm 1990', chuyện này đã đem lại kết quả rất tốt, tạo ra những cú hit thành công vang dội trên thị trường quốc tế khi khẩu vị của người chơi Nhật Bản và phương Tây tỏ ra rất giống nhau và không phải chịu sự cạnh tranh từ những nhà phát hành phương Tây.
Nhưng đến những năm 2000', do sở thích về nền tảng lẫn game ở Nhật Bản và phương Tây có sự tách biệt nhanh chóng, các nhà phát triển của Nhật Bản đã phải đối mặt với ngã rẽ hoặc phát triển game cho thị hiếu quốc tế hoặc người dân nội địa. Phần lớn trong số họ đã lựa chọn vế thứ 2, từ bỏ tiềm năng của mình trên thị trường toàn cầu vốn đã bị suy giảm.
Ảnh minh họa
Trong khi các nhà phát triển phương Tây ngày một gia tăng tập trung cho những sản phẩm bom tấn với nguồn ngân sách leo thang, bộ phận các nhà phát triển console Nhật Bản lại bắt đầu mất dần tay nghề, nguồn tài chính hỗ trợ và tham vọng để cạnh tranh trong một thị trường game console quốc tế hiện đại.
Có rất ít sản phẩm bom tấn tới từ Nhật Bản đủ sức so sánh với những Call of Duty, FIFA hay GTA. Doanh số của rất nhiều thương hiệu lớn nhất Nhật Bản đã sụp đổ trong những năm gần đây, với một số ít những thương hiệu mới được ra đời, và không gì có thể cạnh tranh được với top đầu. Sự đóng cửa của những studio hàng đầu như Neverland, EA Japan và Game Republic càng hoàn thiện thêm bức tranh ảm đạm của ngành game Nhật Bản.
Làn sóng di cư của mobile
Một trong những lý do gây ra sự sụt giảm của game console Nhật Bản chính là game mobile. Tuy sự tác động của game mobile ở phương Tây chưa đủ gây ảnh hưởng tới bộ phận game console, nhưng tỷ lệ chi tiêu trung bình cao hơn cho game mobile ở người tiêu dùng Nhật Bản đã tạo ra cơn địa chấn không nhỏ tới doanh thu của game console.
Ảnh minh họa
Mặc dù có dân số nhỏ hơn, nhưng Nhật Bản lại có thể ganh đua với Mỹ cho danh hiệu khu vực có cửa hàng ứng dụng lớn nhất. Ngành công nghiệp game mobile hiện đại của Nhật Bản có thể được sáng lập bởi những doanh nhân không liên quan tới game, nhưng nó đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhiều nhà phát triển game console và PC.
Các công ty game mobile hàng đầu Nhật Bản như GREE và DeNA đã liên thục tuyển nhân viên từ những studio phát triển console và anime bị thua lỗ, nhiều công ty như GungHo lại có một đội ngũ phát triển cực kỳ tài năng và nhiều doanh nghiệp phát triển game console lớn của Nhật Bản cũng đã chuyển dịch sang mobile.
Ảnh minh họa
Mặc dù triển vọng của những công ty game mobile Nhật Bản là rất tươi sáng, nhưng có lẽ nào nó cũng sẽ đi vào vết xe đổ của game console không? Chúng ta có thể những dấu hiệu tương đồng khá rõ ràng.
Các nhà phát triển game mobile hàng đầu Nhật Bản đang làm game chủ yếu cho người chơi nội địa, với những thành công quốc tế được đến từ sự ngẫu nhiên, vô tình hơn là được tính toán trước. Ngay đến các công ty như Gree hay DeNA cũng đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang nền tảng quốc tế và đang cảm thấy thỏa mãn với thị trường nội địa. Trên thực tế, có rất ít sản phẩm hit cả các nhà phát triển Nhật Bản tạo được chỗ đứng ở phương Tây.
Ảnh minh họa
Sự nở rộ của thị phần game mobile Nhật Bản có thể bù đắp phần nào cho ngành game console, nhưng các công ty hàng đầu của Nhật Bản biết họ phải cố gắng giữ gìn lấy thành công này và tránh vấp phải sai lầm cũ.
Mặt trời lặn rồi lại mọc, nhưng có lẽ nó sẽ tối và ít ấm áp hơn đối với những công ty game Nhật Bản đã không thể vượt qua được chiếc cầu nối văn hóa, tiếp cận đến lượng khách hàng quốc tế, và cạnh tranh hiệu quả với các công ty game phương Tây để ngăn chặn lịch sử lặp lại một lần nữa.
Theo VNE
Đã có NPH mua lại game bắn súng A.V.A từ VTC Trong thời gian tới, A.V.A có thể vẫn sẽ ra mắt nhưng không phải do VTC phát hành tại Việt Nam Theo nguồn tin riêng mà GameK có được, nhà phát hành VTC mới đây đã chính thức từ bỏ quyền phát hành tựa game bắn súng đình đám một thời A.V.A. Thay vào đó, NPH này đã bán lại quyền phát hành...