Game thủ toxic quá đà – những con sâu đang hủy hoại làng thể thao điện tử Việt
Toxic không phải là xấu, nhưng toxic quá đà thì lại rất tiêu cực trong các tựa game đồng đội.
Chắc hẳn với những người chơi game giỏi nhất trong chúng ta cũng đã từng bị chửi rủa một cách thậm tệ khi chơi game. Những game thủ toxic giống như một cái nhọt khó chịu, luôn làm nhức nhối cả giới game thủ chân chính lẫn các nhà phát triển và định hướng của giới Esports.
Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến Esports phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Nếu trước đây, câu chuyện về các game thủ chuyên nghiệp kiếm tiền từ việc chơi game chỉ có ở các nước phát triển, thì giờ đây, các game thủ chuyên nghiệp của Việt Nam cũng đang gia tăng đáng kể từ số lượng đến chất lượng. Và như một xu thế chung, lượng người chơi các môn thể thao điện tử cũng ngày một đông, thậm chí các môn thể thao truyền thống còn đang bị Esports làm lu mờ.
Nhưng cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới game cũng có người tốt, kẻ xấu. Những kẻ xấu không chỉ là các hacker, cheater hay đối thủ, mà chúng còn là đồng đội, chiến hữu, hay những người cùng chơi với bạn. Những thành phần này được gọi là game thủ toxic, và đối tượng dễ trở thành nạn nhân nhất của chúng là các newbie, hay còn gọi là những người chơi mới.
Video đang HOT
Các nhà phát triển hiện nay mặc dù đã chau chuốt rất kỹ cho các phần hướng dẫn chơi, nhưng việc chơi với máy không thể làm các Newbie học được đủ kỹ năng cần thiết, nhất là với các trò Esport đòi hỏi người chơi phải hỗ trợ lẫn nhau. Và khi trong một đội có ai đó không làm tốt phần việc của mình, thì khả năng cao họ sẽ phải nhận lấy những lời chửi bới của người đồng đội toxic nào đó, và dĩ nhiên cả bên đối thủ cũng hùa vào sai lầm của bạn để miệt thị.
Cũng giống như những trò đối kháng khác, Esports là nơi mà những người chơi luôn thể hiện đúng tính cách của mình, trong một trận đấu căng thẳng, bản chất thật của mỗi người sẽ lộ rõ. Cay cú, cáu kỉnh và ức chế khi bị “bóp” sẽ dễ dẫn đến những lời lẽ không hay dành cho đồng đội trong game – đó chính xác là những gì mà các game thủ toxic hay làm. Nhưng liệu những lời trách mắng ấy có thể dẫn tới kết quả tốt đẹp. Đa phần là không, mà kết quả của nó thường là những pha AFK, mạnh ai nấy chơi và không còn là một team đúng nghĩa.
eSports cũng như thể thao truyền thống mà thôi, khi không đoàn kết thì bạn chẳng là gì cả. Hãy cứ nhìn cách mà Optimus và Levi tiếc nuối như thế nào khi làm talkshow vừa rồi, vì nếu như nội bộ ổn định hơn, GAM đã làm nên kỳ tích tại năm 2017. Thế mới nói, toxic không phải là quá xấu, nhưng nó hoàn toàn có thể là tác nhân làm vẩn đục và hủy hoại tương lai eSports của rất nhiều người. Nếu đã coi game thủ là một nghề, bạn cần phải có áp lực để tiếp tục phát triển, nhưng áp lực tới đâu, như thế nào lại là một câu chuyện khác hẳn. Hãy nhớ rõ, áp lực khác hoàn toàn với việc toxic quá đà đấy nhé.
Theo GameK
Game thủ và thể thao điện tử xứng đáng nhận được nhiều hơn nữa sự tôn trọng, khi nó như một tác phẩm nghệ thuật vậy
Lâu lắm rồi mới thấy có luận điểm xác đáng như thế này về giới game thủ. Joe Rogan đã xây dựng một kênh podcast cực kì nổi tiếng - Joe Rogan Experience.
Thường thu hút hàng triệu người xem cho mỗi tập và những khác mời xuất hiện trong cuộc trò chuyện thường là những nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn, với các chủ đề đa dạng, thường xuyên cập nhật những thông tin nóng hổi.
Ở một trong những video podcast mới nhất, cùng với khách mời quen thuộc là diễn viên hài Bryan Callen, cả hai đã nêu ra một số khó khăn mà các game thủ thường gặp. Trong khi thảo luận về những ảnh hưởng đối với con người từ những video bạo lực và gây nghiện, Joe và Bryan bắt đầu đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa chơi game và các hoạt động khác mà nhiều người vẫn dành thời gian của họ như đọc sách hoặc thể thao.
Rogan nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông như trò chơi điện tử, tiểu thuyết và phim đều chỉ là những sáng tạo của con người. Anh cũng giải thích rằng một số hình thức truyền thông thì nhận được sự khen thưởng, tán dương, nhưng các trò chơi điện tử thì hiếm khi có được vinh hạnh như vậy, vì một số lý do.
"Khi bạn đến một phòng trưng bày nghệ thuật, bạn sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật hay nghệ si sáng tạo" - anh nói, "và các trò chơi điện tử cũng có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật. Bạn hẳn cũng tò mò về những người chơi "bá đạo" các trò chơi điện tử, nhưng vấn đề là những người này không nhận được bất kì lợi nhuận nào" - chủ nhân kênh podcast nổi tiếng chia sẻ thêm.
"Có rất nhiều người đang kiếm tiền thật thông qua những trò chơi mà bạn nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ chơi", Joe Rogan đưa ra nhận xét trước khi Bryan nói thêm về việc esports đã trở nên lớn mạnh như thế nào, và các giải đấu game đang nổ ra trên khắp hành tinh. "Thế giới đang thay đổi", Keith Joe giải thích, "tất cả đang hướng đến sự sáng tạo hấp dẫn nhất mà con người có được, thu hút mọi sự chú ý và sự sáng tạo hấp dẫn nhất dành cho giới trẻ chính là những trò chơi điện tử tưởng chừng lố bịch này".
Mặc dù cả hai dường như đồng ý rằng các trò chơi video và cộng đồng người chơi xứng đáng nhận được công nhận hơn so với các môn thể thao như bi da, nhưng họ cũng không ngần ngại nêu ra một số nhược điểm và rủi ro rõ ràng khi bị "nghiện game". Chắc chắn rồi, những tác hại đối với việc quá chìm đắm vào thế giới ảo đã được khuyến cáo rõ ràng trong nhiều năm qua, nhưng không thể phủ nhận rằng, esports và những game thủ chân chính xứng đáng nhận được sự công nhận cho những nỗ lực chân chính. Mọi trò chơ hay lĩnh vực đều có những mặt trái, điều quan trọng nhất là làm chủ bản thận, không ngừng cố gắng và phấn đấu để đạt được thành công.
Theo GameK
Trung Quốc áp dụng luật mới ngăn chặn vấn nạn nghiện game đáng báo động Giới trẻ nghiện game đang là vấn nạn đáng báo động ở Trung Quốc. Trước tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, trong đó gần đây đã áp dụng quy định mới dành cho trẻ dưới 18 tuổi. Ảnh minh họa Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi điện...