Game thủ thấp thỏm kỳ vọng Final Fantasy 16 sẽ không đi vào vết xe đổ của bản trước
Mặc dù Final Fantasy 15 không phải quá tệ, tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm mà các game thủ hy vọng sẽ không lặp lại trong Final Fantasy 16.
Final Fantasy 15 là một tác phẩm gây tranh cãi nhưng chủ yếu là tích cực trong toàn bộ seri. Là tựa game Final Fantasy thế giới mở thực sự đầu tiên, FF15 đã xử lý tốt rất nhiều thứ. Bản thân thế giới trong game rất đẹp và thú vị để khám phá, ngay cả khi cách thiết kế nhiệm vụ hơi bảo thủ. Chiến đấu nhập vai hành động chấp nhận được, ngay cả khi nó thiếu chiều sâu so với chiến đấu theo lượt truyền thống.
Tuy nhiên, Final Fantasy 15 vẫn có nhiều nhược điểm lớn mà các game thủ hy vọng sẽ không lặp lại trong Final Fantasy 16.
Cốt truyện bị rải rác
Final Fantasy 15 ra mắt dưới các hình thức khác biệt gồm tựa game gốc, phim CGI và loạt anime phiên bản giới hạn. Biến cố dẫn đến cuộc hành trình của Noctis trong Final Fantasy 15 mở đầu bộ phim hoạt hình Kingsglaive: Final Fantasy 15 nhưng lại không thể hiện câu chuyện đằng sau cuộc xâm lược Lucis của Niflheim.
Video đang HOT
Chính vì vậy các game thủ chơi Final Fantasy 15 mà không xem các phim khác sẽ gặp bất lợi về cốt truyện và đây là lý do tại sao cốt truyện của Final Fantasy 15 được nhiều người coi là mờ nhạt khi phát hành. Ngay cả khi game thủ đã xem phim thì cốt truyện của Final Fantasy 15 cũng không khá hơn chút nào, điều này có thể giải thích bằng lý do trò chơi đã tồn tại trong một thời gian quá lâu và nhà phát triển đã cạn kiệt nội dung.
DLC của Final Fantasy 15 chắp vá nội dung
Bốn “tập” chơi đơn của Final Fantasy 15 tập trung vào các phần của câu chuyện khi Gladiolus, Prompto và Ignis tách khỏi nhóm chính. Tập cuối cùng là một bản mở rộng DLC cũng tập trung vào nguồn gốc của nhân vật phản diện chính Ardyn. Tất cả các bản mở rộng DLC này đều lấp đầy những khoảng trống hiện có trong cốt truyện Final Fantasy 15 theo một cách nào đó, thay vì xây dựng câu chuyện có ý nghĩa. Mỗi tập có thể được tóm tắt là “tại sao thành viên đảng X lại rời đi một thời gian”.
Cần cân nhắc sự cần thiết của các bản mở rộng của Final Fantasy 16
Hiện tại không rõ liệu Final Fantasy 16 có áp dụng kiểu xây dựng cốt truyện tương tự hay không. Tuy nhiên, nếu xét việc tập DLC cuối cùng của Final Fantasy 15 cuối cùng đã bị hủy bỏ khi giám đốc mới của trò chơi rời khỏi dự án, thì điều này có vẻ không có khả năng xảy ra.
Square Enix đã sử dụng kế hoạch mở rộng theo kiểu từng mùa cho JRPG một người chơi, cùng với bốn tập bổ sung khác được lên kế hoạch đến với tựa game sau này. Chỉ một trong số đó là Episode Ardyn được triển khai. Và bây giờ Final Fantasy 16 cuối cùng cũng đang được phát triển. Square Enix có thể xem xét các bản mở rộng DLC cho Final Fantasy 16, nhưng nó không nên đi lại vết xe đổ của Final Fantasy 15.
Từng đề nghị mua lại Nintendo, Microsoft chỉ nhận được cái cười khẩy vào mặt
Chưa rõ nếu lúc đó Nintendo gật đầu, điều gì sẽ xảy ra với thị trường game sau này.
Trong khi kể lại câu chuyện về sự ra đời của cỗ máy chơi game Xbox, cựu giám đốc PR của Microsoft, ông Kevin Bachus kể lại một kỷ niệm đáng nhớ. Đó là khi họ gặp mặt đại diện của hãng trò chơi điện tử nổi tiêng Nhật Bản Nintendo để bàn về việc mua lại hãng game này. Tuy nhiên, những gì họ nhận được từ lời đề nghị của mình còn hơn cả 1 lời từ chối.
" Steve (tức Steve Ballmer, cựu CEO Microsoft) cùng chúng tôi đến gặp Nintendo để xem liệu họ có cân nhắc việc sáp nhập không ." Ông Bachus kể lại về lịch sử ra đời của máy chơi game Xbox. " Họ chỉ cười khẩy vào đề nghị đó. Thử tưởng tượng trong suốt một giờ liền có người chỉ cười vào mặt bạn. Đó là cách cuộc họp đó diễn ra ."
Vào đầu những năm 2000, Microsoft đang chuẩn bị ra mắt máy chơi game Xbox của mình và họ tiếp cận hàng loạt hãng game đình đám vào lúc đó để mua lại và giành độc quyền phân phối game của họ. Những cái tên đó bao gồm Electronics Arts, Midway Games và Square, trước khi họ sáp nhập với Enix. Trong đó, EA từ chối, còn đối với Square, hãng phát triển nên Final Fantasy, mức giá đề nghị quá thấp.
Do vậy, họ tìm đến Nintendo, hãng đang được ưa chuộng với hàng loạt tựa game như Super Mario Bros và Legend of Zelda. Microsoft nghĩ rằng việc kết hợp sẽ diễn ra tốt đẹp nếu xét đến phần cứng tuyệt vời của máy Xbox.
" Chúng tôi thực sự từng đưa Nintendo tới tòa nhà của mình vào tháng Một năm 2000 để nghiên cứu các chi tiết về một liên doanh nơi chúng tôi có thể cho họ mọi thông số kỹ thuật của Xbox ." Bob McBreen, người sau này là trưởng bộ phận phát triển kinh doanh Xbox, nói với Bloomberg.
" Họ chỉ có các phần cứng tệ hại, và đặc biệt khi so sánh với Sony PlayStation. Vì vậy ý tưởng là "Nghe này, các ông giỏi làm game hơn nhiều với Mario và nhiều tựa game khác. Sao các ông không để chúng tôi lo về phần cứng nhỉ?" Nhưng việc lại không thành. "
Máy chơi game Xbox phiên bản đầu được Microsoft giới thiệu vào năm 2001.
Thời điểm đó, chiếc Nintendo 64 đã ra mắt được một thời gian và Nintendo còn đang chuẩn bị phát hành GameCube. Cả hai máy chơi game này đều có doanh số thấp hơn nhiều so với SNES. Phải vài năm sau đó, hãng mới ra mắt các máy như DS và Wii, hai trong số các nền tảng gaming thành công nhất cho đến nay.
Hiện tại, máy Switch của Nintendo cũng đang có doanh số rất tốt và còn cháy hàng tại nhiều thị trường. Trong khi đó, Microsoft đang bận rộn với việc thâu tóm nhiều hãng game khác, như mới cuối năm ngoái là ZeniMax Media, chủ sở hữu của Bethesda Softworks, nhà phát triển của game The Elder Scrolls và Fallout.
Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu vào thời điểm đó Nintendo chấp nhận đề nghị của Microsoft, nhưng nếu Nintendo chỉ tập trung vào phát triển game, các máy chơi game cầm tay nổi tiếng như DS, Wii hay Switch có lẽ sẽ không thể ra mắt.
Những tựa game điểm 10/10 mà bạn không thể bỏ qua (phần 1) Mời các bạn đến với 10 trò chơi được GameSpot đánh giá điểm tuyệt đối 10/10. Tom Clancy's Rainbow Six Siege Tom Clancy's Rainbow Six Siege là game bắn súng góc nhìn thứ nhất của Ubisoft. Được coi là người kế nhiệm của Tom Clancy's Rainbow 6: Patriots vốn đã bị hủy. Cũng giống như các tựa game khác trong series, game sẽ...