Game online Việt đang “khốn khổ” như Hip hop
Game online và hip hop – hai loại hình giải trí phổ biến của giới trẻ phải chăng cần một cái nhìn công bằng hơn
Hip hop là hình thức giải trí mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm nay và thu hút được một lượng lớn giới trẻ tham gia tập luyện và yêu thích.
Tuy là một hình thức giải trí lành mạnh, có lợi cho sức khỏe nhưng với những đặc điểm có phần nổi loạn, phá cách, Hip hop đã phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm từ xã hội khi nhiều người luôn cho rằng nó là nguyên nhân khiến giới trẻ quay lưng với văn nghệ truyền thống.
Game online Việt đang lâm vào tình cảnh của Hip hop?
Xuất hiện sau Hip hop một chút, Game online cũng nhanh chóng thu hút được giới trẻ bởi những đặc điểm rất riêng của mình. Và thật trớ trêu là loại hình giải trí đang “lên như diều gặp gió” này cũng đang đứng trước nhiều cái nhìn phiến diện.
Cái nhìn khách quan vì sự mới mẻ
Rõ ràng, cả hip hop và game online đều là những hình thức giải trí quá mới mẻ so với những gì có trước đây và đặc biệt là những giá trị đã ăn sâu vào tâm thức của phần lớn người dân Việt.
Mới không đồng nghĩa với phá hoại các giá trị cũ.
Khi sử dụng hệ quy chiếu là những giá trị cũ thì Hip hop và game online đều không “chuẩn” nhưng không hề đi ngược và phản bác những giá trị đó. Thế nhưng, không phải ai cũng cố hiểu điều đó mà đều quy kết cho 2 loại hình giải trí này những “cái mác” không mấy tốt đẹp.
Một sự thật rằng mỗi khi nhắc đến hai hình thức giải trí trên cái đầu tiên mà các bậc phụ huynh nhớ đến là tệ nạn, ăn chơi, đua đòi. Điển hình, khi nhắc đến game online thường là “cày đêm” trong khi Hip hop lại không mấy được yêu thích do có những động tác “phản cảm”.
Video đang HOT
Tệ nạn xuất hiện từ hip hop và game online?
Đáng buồn là nhiều người luôn mặc định hai hình thức giải trí này gắn liền với những tệ nạn và những vấn đề to lớn của xã hội. Cụ thể, khi nhắc đến hip hop, người ta (trừ những người yêu thích và biết) nhớ nhiều đến các tệ nạn và hình ảnh phản cảm của loại hình nghệ thuật này hơn là các giá trị nó đem lại.
Đóng góp cho cộng đồng của GO đang bị chối bỏ.
Tương tự vậy, nhắc đến game online người ta nhắc đến các vụ bỏ học, ăn cắp, thậm chí cả…. giết người vì game online chứ ít khi nhắc đến các hoạt động tình nguyện hay ủng hộ người nghèo và các tấm gương sáng của game online cho dù các hoạt động này không hề ít ỏi.
Ảnh hưởng xấu đến giới trẻ?
Đây đang là suy nghĩ của không ít cá nhân. Họ thường dựa vào những bài báo, thông tin xấu (thường được các báo “thích” hơn) để quy chụp giá trị cho 2 loại hình giải trí này.
Với hip hop, họ cho rằng những động tác của nó phá hoại giá trị đạo đức của xã hội !??? trong khi game online lại làm cho người ta quên đi cuộc sống và chỉ gây ra tệ nạn.
Nhắc tới game online là nhiều người nghĩ ngay đến cảnh tượng này.
Rõ ràng điều này là sai hoàn toàn. Hip hop mang đến cho người tập sức khỏe, sự dẻo dai là điều không thể chối cãi trong khi game online lại là một hình thức giải trí quá hấp dẫn với người chơi, nó tạo ra sự liên kết cộng đồng và những giá trị không thể có được ở những hình thức giải trí khác.
Đặc biệt, mỗi khi trẻ em (có chơi game online) gặp sa sút trong học tập hay có biểu hiện xấu, phụ huynh và xã hội liền quy chụp cho game online chứ không mấy ai nhận trách nhiệm về mình và về cách giáo dục con hoặc những vấn đề khác. Như thế có quá bất công cho game online?
Có tệ nạn hay không?
Xin trả lời rằng: Có. Không thể phủ nhận được những tệ nạn của người chơi game online cũng như một số trong cộng đồng hip hop. Tuy nhiên nó không phải là giá trị của cộng đồng như một số người lầm tưởng.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Thêm một điều nữa là những tệ nạn này là do các nhân chứ không phải là giá trị của toàn cộng đồng. Hãy nhớ, số lượng sinh viên vi phạm pháp luật hay có những biểu hiện không tốt là không hề nhỏ vậy có ai quy chụp là do các trường đại học !???
Trong thời điểm này khi mà hip hop đang có dấu hiệu được xã hội nhìn nhận lại thì game online lại đang đối mặt thực sự với những vấn đề đó. Hãy dành một cái nhìn tích cực hơn cho game online là tâm sự và nguyện vọng của nhiều game thủ.
Theo Gamek
Trần tình của nhân vật chính trong 'clip đánh hội đồng'
"Em đánh thế đã ăn thua gì, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời còn có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế", áo sơ mi kẻ, tóc ngắn Tường Vi ráo hoảnh khi nói về việc đánh nữ sinh Quỳnh Anh tại vườn hoa Pasteur (Hà Nội)./ Nhân chứng lên tiếng
Chiều 15/3 tại trụ sở cơ quan điều tra Công an Hà Nội, Tường Vi mặc chiếc áo kẻ gần giống với hôm trực tiếp đánh Quỳnh Anh, gương mặt không biểu hiện chút sợ hãi. Thi thoảng cô gái 17 tuổi này còn nói chuyện pha trò với cảnh sát.
Vi tự nhận từng đi học võ hồi cấp 2 nên đã sử dụng một số "ngón nghề" với nạn nhân. "Em đánh thế đã ăn thua gì, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời còn có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế", cô gái tóc tém thanh minh.
Bố mẹ ly dị, Vi ở với bố và năm 2008 đã bỏ học. Sau đó, cô tham gia các hoạt động vui chơi trong đó có nhảy hip hop. "Nhóm em toàn con trai nên chúng nó chiều lắm", Vi hồn nhiên nói.
Cô kể, đây không phải lần đầu đánh nhau. Nhưng lần trước đó cả hai cùng lao vào đấm đá chứ không "độc diễn" với đối phương như lần ở vườn hoa Pasteur. "Chuyện chẳng có gì. Nếu có bị đi tù thì em không sợ. Tội em đến đâu thì xử đến đó", Vi nói.
Cũng có mặt tại cơ quan điều tra, Quỳnh Anh mặc áo sơ mi sáng màu, nước da bánh mật, khá rụt rè khi tiếp xúc với phóng viên. Sau khi bị Vi đánh ê ẩm chiều 3/3, nữ sinh này về nhà ngủ sớm và giấu bố mẹ "vì sợ họ lo lắng".
"Khi clip được tung lên mạng, em vẫn đi học bình thường dù hơi ngại với bạn bè. Lúc đó, em vẫn không muốn làm to chuyện nên không đến công an trình báo", Quỳnh Anh nói.
Mười ngày sau vụ đánh hội đồng (13/3) khi công an đến nhà Quỳnh Anh tại khu tập thể Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng), mẹ cô (bán tạp hóa tại khu tập thể) mới biết chuyện. Lúc này, nạn nhân cùng những người liên quan mới khai sự thật.
"Gia đình cũng đưa em đi kiểm tra sức khỏe, chụp X quang phần mặt, lồng ngực và đầu nhưng không phát hiện điều gì khác thường. Khi biết chuyện, mẹ đã tâm sự với em về lối sống cũng như cư xử với bạn bè...", nạn nhân vụ clip nhỏ nhẹ.
Ngồi cạnh Vi, Ngọc Diệp - người được cơ quan điều tra xác nhận có mâu thuẫn với Quỳnh Anh dẫn tới vụ đánh nhau nhanh nhảu nói: "Sau mỗi trận đánh nhau thì lại trở thành bạn tốt. Chúng em giờ cũng vậy đấy...".
Cú ra đòn của Vi với nạn nhân. Ảnh: Chụp từ Clip.
Thanh minh về việc dùng nick name của mình để tự tay post clip đánh bạn lên trang web, Thùy Linh - con của một cán bộ công an nói: "Em đã không lường hết được hậu quả lại phức tạp như vậy". Với mái tóc tỉa đuổi đang được giới trẻ coi là mốt, cô nữ sinh trường THPT Đoàn Kết cho biết chỉ làm theo lời của Vi.
Đoạn clip được post lên mạng lúc 19h ngày 3/3 và chỉ trong 2 giờ đã có khoảng 5.000 lượt người truy cập xem và bình luận. Do nhiều người phản đối hành vi đánh nhau nên Linh đã tự gỡ đoạn video xuống.
Trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Đức Chung - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 14 - Công an Hà Nội) cho biết, đây là clip đầu tiên nữ sinh Hà Nội đánh nhau rồi tự tung lên mạng khiến cảnh sát phải vào cuộc điều tra. Là học sinh, nhưng lúc đầu các em này khá... ngoan cố. Cảnh sát phải đưa một số nhân chứng ra đối chất họ mới thừa nhận.
Hiện Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã thu tất cả điện thoại, máy tính liên quan đến việc quay phim để post lên mạng.
"Qua vụ việc này cũng cần lên án sự vô cảm, thờ ơ của người lớn đã chứng kiến nhưng không có hành động can ngăn. Người can ngăn nhóm học sinh này ở vườn hoa Pasteur cuối cùng lại là một bà cụ", ông Chung nói.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 15/3, lãnh đạo trường THPT Trần Nhân Tông cho biết, do chưa nhận được văn bản của Công an Hà Nội nên chưa thể đưa ra biện pháp xử lý những học sinh liên quan.
Theo vnexpress
Yamaha BW's international Hiphop Championship 09 Ring masterz Sự bùng nổ của Hip Hop trong những năm trở lại đây làm cho bức tranh âm nhạc trên Thế giới trở nên đa sắc và cá tính hơn bao giờ hết.Với nhiều nét phá cách độc đáo,sáng tạo,Hip Hop nhanh chóng thâm nhập vào Việt Nam và đang dần trở thành biểu tưởng của giới trẻ ngày nay... Làn sóng về Hip...