Game online và tình trạng bug game vô tội vạ, lỗi do đâu?
Đây là căn bệnh đối với hầu hết tất cả các tựa game trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng, nó mang lại nỗi uất ức đối với những người luôn muốn có một sân chơi trong sạch và công bằng.Đối với hầu hết tất cả các game thủ Việt, bên cạnh tệ nạn hack ra thì còn có một vấn đề nhức nhối khác khiến người chơi cùng nhà phát hành vô cùng khó chịu, đó chính là bug game. Đa phần game thủ đều hiểu bug là sử dụng những thủ thuật, mánh khóe lợi dụng lỗ hổng của nhà phát triển khi làm game, lập trình viên hoặc người thiết kế game vô ý để sót hoặc không tính toán tới trường hợp có người lợi dụng nó thực hiện hành vi xấu trong game.
Ảnh minh họa.
Bug game cũng rất đa dạng, từ việc bug đồ, tiền bạc, level lên nhanh như gió cho đến thay đổi chỉ số nhân vật trong đa số game online hiện hành… Điều này được cho là “phá game” và mang đến sự tức giận đối với những game thủ chân chính lẫn nhà phát hành khi không thể triệt để ngăn chặn được mối nguy này. Đối mặt với nạn bug, nhà phát hành chỉ có nước rollback sever song nó lại là nỗi ấm ức đối với những người “trót” đầu tư vào game.
Mới đây nhất, chúng ta được chứng kiến vụ việc game thủ phàn nàn về cách quản lý thế giới ảo của NPH Hoành Tảo Thiên Hạ khi để mặc cho nạn bug tràn lan mà không có biện pháp xử lý thỏa đáng. Theo phản ánh từ phía game thủ, có rất nhiều người lợi dụng bug của các skill buff, sử dụng các hiệu ứng chồng chéo để train level cực nhanh mà không sợ bị KS, cũng không thể PK, thậm chí là hạ gục cả những đối thủ cực mạnh chỉ trong vài nốt nhạc.
Ảnh minh họa.
Quay lại vài tháng trước đó, Võ Lâm Truyền Kỳ cũng náo loạn vì tình trạng bug tràn lan trong game ngay khi phiên bản mới Tình Trong Thiên Hạ được ra mắt. Các nhiệm vụ Hoàng Kim lấy đồ Kim Phong được coi là một trang bị khá mạnh giúp cho game thủ dễ dàng luyện cấp ở các level đầu, nhưng điều này lại không diễn ra đối với tất cả các môn phái. Một game thủ đã phàn nàn:
“Đây rõ ràng là bug trong game vì nếu như Võ Lâm Truyền Kỳ cho làm nhiệm vụ Hoàng Kim thì phải để cho tất cả các phái cùng làm được chứ. Đây mình chơi Thiếu Lâm không được làm nhiệm vụ, không có đồ Kim Phong bất công quá”.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nó còn liên quan trực tiếp đến vấn đề tiền vàng trong game khi nhiều game thủ đã nhân cơ hội này tạo nhiều account nhỏ để làm nhiệm vụ lấy đồ, lấy tiền, mang đến sự bất cân bằng của thị trường mua bán.
Ảnh minh họa.
Phần đau đầu nhất đó chính là việc bug tiền vạn và bug đồ trong game. Vào thời điểm tháng 4 vừa qua, cộng đồng Thần Khúc đã phải trải qua một cơn địa chấn khủng khiếp với event ghép đá. Cụ thể, một số game thủ đã tìm ra lỗ hổng của event này để sở hữu số lượng lớn những loại đá khủng. Khi phát hiện ra sự việc, NPH đã có biện pháp khắc phục đồng thời thông báo rằng tất cả các đá quý có được từ Bug game đã bị xóa bỏ.
Tuy nhiên, dường như sự thật lại không phải như vậy, theo tố cáo của người chơi thì vẫn còn không ít tài khoản lợi dụng bug game để có được đá quý cấp cao nhưng cho tới giờ vẫn ngông nghênh ngoài vòng pháp luật.
Ảnh minh họa.
Lỗi là do ai
Có thể nói, nguyên nhân phát sinh đến từ cả 2 phía. Nhiều người cho rằng trách nhiệm của nhà phát hành là lớn hơn bởi các khâu phát triển, test game không chặt chẽ khiến phát sinh các lỗi bug nghiêm trọng rồi sau đó lại không có biện pháp khắc phục triệt để. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại ý thức của một số game thủ trục lợi như vậy.
Những game thủ thuộc tuýp này cho rằng nếu bug game có thể có được tiền và trang bị khủng, tại sao lại không thử nhỉ, mình có mất gì đâu. Mặc dù đó chỉ là số ít, nhưng con sâu làm rầu nồi canh, chính vì có những người thiếu tinh thần game thủ như vậy cho nên các nhà phát hành cũng bất lực trước khâu xử lý, khiến nhiều game online bị cộng đồng game thủ tẩy chay, đứng trên bờ vực đóng cửa.
Ảnh minh họa.
Liệu có cách khắc phục?
Việc khắc phục triệt để tình trạng bug có thể coi là một bài toán không có lời giải, bởi không có tựa game nào hoàn hảo cả. Song nhà phát hành hãy nên siết chặt việc quản lý trong game, trưng cầu ý kiến từ cộng đồng game thủ tâm huyết từ đó đưa ra những biện pháp thỏa đáng tránh mất lòng người chơi. Về phía người chơi, hãy nâng cao tinh thần game thủ của mình, đừng vì một món lợi nhỏ mà quên đi lợi ích của cả cộng đồng, như vậy thì game online mới có được sự công bằng đúng nghĩa, tồn tại và phát triển lâu dài được.
Theo Gamesao
Hàn Quốc - game thủ trẻ đã có thể chơi game sau nửa đêm
Và dĩ nhiên là phải có sự quản lý của cha mẹ nhé. Song hành cùng chiều dài phát triển của các trò chơi điện tử, mỗi chính phủủ ca các quốc gia đều có những biện pháp khác nhau để kiểm soát mức độ tiêu thụ của người dùng. Từ thuở sơ khai với game 16-bit, nó đã chịu sự đánh giá của Ban kiểm duyệt Hoa Kỳ và châu Âu, còn ở Trung Quốc, lệnh cấm tuyệt đối việc buôn bán máy chơi game console đã từ rất lâu gần đây mới được gỡ bỏ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, điều luật thú vị nhất được ban hành từ trước đến nay được gọi là chính sách "tắt máy" được ban bố vào năm 2010, được thực hiện bởi Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc. Nó còn được đặt cho một cái tên "Luật lọ lem" vì mục đích của nó là ngăn chặn các thanh thiếu niên chơi game online quá nửa đêm. Và sau hơn 3 năm được ban hành, này bộ luật này đã có những dấu hiệu cải cách, sửa đổi.
Ảnh minh họa.
Theo đó, bộ luật này chủ yếu nhằm vào các đối tượng game thủ có tuổi đời dưới 16 tuổi. Một điều thiếu sót ở đây là nó lại không hướng vào các đối tượng khác, bao gồm cả những bậc phụ huynh bỏ bê con cái để tập trung vào thế giới ảo. Game console và game mobilecũng không thuộc diện quản lý của bộ luật này.
Ảnh minh họa.
Cho tới giờ, người ta vẫn chưa hiểu được tác dụng thực sự của bộ luật này, có chăng chỉ là ngăn chặn sự cẩu thả, chơi game vô ý thức của một số thanh thiếu niên "nghiện" game online. Theo một bản báo cáo năm 2013, trẻ em từ độ tuổi 9-14 tuổi vẫn có khả năng chơi các trò chơi online trên điện thoại di động, game PC offline hay game console. Và do việc đăng ký ở đất nước này hoàn toàn phụ thuộc vào thẻ căn cước, cho nên một số game thủ trẻ đã "lách luật" bằng cách sử dụng số căn cước của cha mẹ, hoặc lén lút "mượn" chúng để đăng ký một tài khoản để có thể tiếp tục với thói quen chơi game của mình mà không bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa.
Bộ Gia đình và bình đẳng giới Hàn Quốc đã nhận ra yếu điểm của chính sách này, và cho rằng chính các bậc phụ huynh mới là người có quyền quyết định điều gì tốt nhất cho con cái của họ, chứ không phải phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, do vậy họ quyết định mang đến một cuộc cải cách. Theo đề xuất được sửa đổi mới nhất (sẽ có hiệu lực vào năm tới), các thanh thiếu niên sẽ có thể chơi game online sau nửa đêm, nhưng sẽ phải có sự đồng ý của cha mẹ chúng.
Ảnh minh họa.
Vậy, bạn cảm thấy thế nào đối với các lệnh cấm của chính phủ đối với việc chơi game? Bạn có nghĩ điều đó là thỏa đáng không? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận dưới đây.
Theo Gamesao
Không phải cứ yêu game là cho rằng nó tốt Đứng trên góc độ người trong cuộc thì dĩ nhiên, game luôn là một phạm trù tốt đẹp đúng nghĩa "tình nhân trong mắt hóa Tây Thi". Tuy nhiên, không phải vì thế mà những đánh giá đúng đắn mang tính tiêu cực về bản chất, tác động của game đối với giới trẻ bị game thủ phủ nhận. Điều này hiển thị...