Game online ngày càng nhạt là lỗi của game thủ Việt?
Không ai là không nhận thấy những gì mà sự phát triển quá nóng của game online Việt mang lại cho chính bản thân nó trong suốt những năm vừa rồi. Chắc hẳn cũng không mấy ai vui vẻ khi nhận ra thực trạng “nhạt nhẽo” hiện tại, tính cộng đồng in-game ngày càng phai nhạt dần, mức độ gắn kết giữa gamer với trò chơi giảm xuống thảm hại và họ sẵn sàng bỏ sang game khác mà không chút nuối tiếc.
Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào và ai đã dẫn đến những hậu quả này? Rõ ràng đây là một câu hỏi khó mà không phải ai cũng trả lời được và lại càng khó trả lời chỉ trong khuôn khổ một bài viết. Chính vì thế, bài viết lần này sẽ chỉ tập trung vào những khía cạnh chính, nổi bật và rõ ràng của “căn bệnh” này.
Thị trường càng lớn, cộng đồng càng nhạt
Hãy nhớ lại thời điểm ra đời của game online khi đó chỉ có khoảng 3 game được phát hành chính thức trên thị trường và trong suốt thời gian dài sau đó chúng không chịu sự cạnh tranh nào. Điều này đã tạo ra cho lứa game tiên phong này một cộng đồng rộng lớn và vững chắc.
Các buổi offline đang dần mất đi tính sôi động so với 2, 3 năm trước.
Game thủ khi đó có rất ít sự lựa chọn nên sẽ hiếm cảnh đang chơi game này lại bỏ ngang sang game khác, người chơi buộc phải gắn bó với một tựa game suốt thời gian dài, điều này đã trực tiếp tạo nên sức kết dính của cộng đồng. Thành công và sức sống của VLTK suốt những năm vừa rồi là minh chứng rõ ràng nhất.
Còn bây giờ? Game mới ra vời tần suất mỗi tháng 1 thậm chí là vài game, người chơi chưa kịp “nóng chỗ” với game thì bạn bè lại đã lôi kéo sang game khác khiến cho cộng đồng game online hiện nay rất không ổn định. Điều này xét về một khía cạnh nào đó tạo ra những điều không tốt cho sự phát triển của cả game online.
Lỗi của NPH?
Đương nhiên, yếu tố quan trọng với bất cứ NPH nào đầu tiên cũng là doanh thu. Không một NPH nào đưa một sản phẩm ra thị trường mà không quan tâm tới yếu tố này. Nhưng thật tệ khi một game online chỉ là công cụ để thu tiền.
Như đã biết ở bài viết trước, thị trường game online đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng hơn đã buộc NPH phải đưa ra những chiến lược nhằm tăng doanh thu của game, trong đó có không ít phương pháp sẽ đồng thời giảm luôn cả tuổi thọ của game – điều mà game thủ sợ nhất.
Video đang HOT
Vấn đề doanh thu khiến NPH thường chọn game “mỳ ăn liền”.
Nếu như trước đây chi phí và công sức để phát hành một game online tại thị trường trong nước là rất lớn nhưng hiện nay khi mà nền công nghiệp phát triển game online đang vô cùng lớn mạnh thì các chi phí này sẽ rất thấp với các sản phẩm chất lượng trung bình, thấp.
Điều này càng tạo ra “điều kiện” cho NPH đưa thêm nhiều nguyên liệu vào “nồi canh chung” của game online Việt. Tuy vậy, không phải nguyên liệu nào cũng ngon và một nồi canh cũng không thể ngon khi nguyên liệu đều không có chất lượng cao.
Thử hỏi, trừ những sản phẩm được chăm sóc của các NPH lớn như Kiếm Thế, TLBB, TQTK… thì các game khác hầu như không thu hút mấy sự chú ý của game thủ và khó có khả năng gây sốt trên thị trường, chúng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ thậm chí là kéo cả thị trường đi xuống.
Hay là của game thủ?
Chính các game thủ cũng không thể chối bỏ lỗi của chính mình trong việc tạo ra những mặt trái không đáng có này. Điều này thể hiện qua chính những lựa chọn và tâm lý chơi game của họ.
Điều đầu tiên phải nhắc đến chính là sự thiếu kiên nhẫn của game thủ Việt trong quá trình chơi game. Họ rất nhanh chán và liên tục đòi NPH đưa ra các chức năng mới cho game.
Cả thèm chóng chán, chính game thủ đang khiến cộng đồng nhạt dần.
Lấy ví dụ ngay từ tựa game được yêu thích nhất thời điểm này: Kiếm Thế, game thủ Kiếm Thế luôn đòi ra mắt tính năng song tu ngay lập tức nhưng rõ ràng ai cũng hiểu tại thời điểm này còn là quá sớm và như vậy sẽ chỉ hại cho chính tựa game họ yêu thích.
Nói chung, giới trẻ nước nhà thường muốn rút ngắn quá trình làm họ nhàm chám mà ví dụ điển hình nhất là “luyện cấp” nhưng trớ trêu là điều ấy cũng đồng nghĩa với việc tự rút ngắn tuổi đời của game.
Tiếp theo, các game thủ Việt tỏ ra là những người “cả thèm chóng chán” và rất hiếm ai sẽ gắn bó thậm chí là ý muốn gắn bó với tựa game của mình. Đa số chơi theo sở thích và cho vui khiến cho chính các NPH phải phát hành các bát “mỳ ăn liền” để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và chính các game thủ sẽ lại từ bỏ những “bát mỳ” này và vòng tròn luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại.
Vẫn còn quá nhiều điều để nói, để bàn về nguyên nhân của những mặt trái này. Còn theo bạn, đâu là nguyên nhân chính giải thích cho sự đi xuống đang diễn ra trong làng game online Việt?
Theo Game Thủ
Những giá trị của game online mà game off không có được
Không bao giờ có thể phá đảo trong game online
Trên thực tế, việc có thể "phá đảo" trong game online là cực kỳ khó và hầu như chỉ có một vài "đại gia" tiền tỷ mới có thể thực hiện được điều này. Dẫu vậy, con số này vẫn là rất ít.
Phá đảo trong game online có thể hiểu là khi một game thủ đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, đánh bại những con Boss mạnh nhất, vượt qua toàn bộ các map phụ bản cũng như sở hữu những toàn bộ những món trang bị "khủng" nhất. Nếu như ở trong các game offline, bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này trong 1, 2 tháng hay thậm chí là vài tuần nhưng sang đến game online, điều này là vô cùng khó.
Thế nhưng, đây lại là cái hay ở game online bởi nó sẽ giúp cho game thủ luôn duy trì được sự phấn khích khi chơi. Mỗi ngày, người chơi đều phải nỗ lực, dồn công sức vào cày kéo, luyện level để nhân vật của họ ngày một mạnh hơn để vươn tới cái mốc "phá đảo" game, dù rằng chẳng mấy ai có thể làm được điều này cả.
Tính cộng đồng
Hiện nay, việc chơi game online thay cho những game offline đang trở thành một xu thế tất yếu trên thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng. Vậy tại sao người ta lại thích chơi game online hơn game off, dù rằng đồ họa và gameplay của các MMO này chưa chắc đã bằng những game PC/Console.
Ở đây, yếu tố quan trọng nhất được đề cập đến chính là tính cộng đồng. Khi chơi game online, chúng ta được gặp gỡ, giao lưu với những game thủ khác và đặc biệt là được cạnh tranh (thường gọi là đua top). Nếu như chơi game offline, dù bạn có khám phá hết mọi ngóc ngách trong map, có luyện nhân vật cực khỏe với những món item độc thì cũng chẳng có ai ghi nhận nhưng sang đến game online, nếu như bạn khỏe, là Vip thì ngay lập tức, tên tuổi của ta sẽ được những người chơi khác biết đến hay thậm chí là ca tụng.
Khi tham gia vào những trận chiến lớn, chúng ta được thi đấu, cọ sát với các game thủ khác. Cần phải biết rằng, có thể giành chiến thắng ở đấu trường này là cực kỳ khó khăn và chỉ cần xao nhãng việc cày kéo trong một thời gian ngắn thôi thì nhân vật của bạn ngay lập tức sẽ bị bỏ tụt lại. Do đó, tính cộng đồng khiến game thủ luôn giữ được cái "nhiệt" trong quá trình chơi, tránh tình trạng cảm thấy nhàm chán sau một thời gian cày kéo.
Tính cộng đồng chính là thứ vũ khí lợi hại nhất của game online để cạnh tranh với các game off. Một ví dụ đơn giản để các bạn hiểu rõ thêm về điều này là ta chỉ có thể cưới vợ trong game online chứ chẳng thể kiếm đâu ra ý trung nhân trong những game PC/Console.
Chơi được trong thời gian dài
Thời gian bạn chơi một game offline kéo dài được bao lâu? 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng? Với những game thủ giỏi, đôi khi, để phá đảo xong một game off họ chỉ mất có vài ngày. Thế nhưng, đối với game online thì ta lại có thể chơi nó từ năm này sang năm khác.
Như đã nói ở trên, rất khó để có thể phá đảo trong game online và điều này sẽ giúp bạn luôn có được động lực để cày kéo, phấn đấu để gia tăng sức mạnh cho nhân vật của mình. Thế nhưng, dù không có được cái động lực đấy thì chúng ta vẫn có thể chơi game online cho vui, để giết thời gian bởi đơn giản, lúc nào ta cũng có thể chơi game online một cách thoải mái và không bị giới hạn bởi số lượng nhiệm vụ.
Võ Lâm Truyền Kỳ hay MU Online là những ví dụ điển hình. Được phát hành từ tháng 7/2006 và cho tới nay, sau gần 6 năm tuổi, MMORPG này vẫn hoạt động khá sôi nổi với một cộng đồng người chơi trung thành.
Theo Game Thủ
"Vì sao tôi vẫn chơi game online Việt dù chất lượng thấp" Có một sự thật là càng ngày càng có thêm nhiều webgame kiếm hiệp (hoặc tiên hiệp có pha trộn một số yếu tố võ thuật) cập bến Việt Nam. Tính chất chung của các MMO này là bối cảnh đậm chất Trung Hoa thời phong kiến cùng với hệ thống chiêu thức "nghe đã thấy vị kiếm hiệp". Thậm chí các NPH...