Game online chuẩn bị được cấp phép trở lại
Với việc thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, có hiệu lực từ 12/2, game online chuẩn bị được cấp phép trở lại.
Theo đó, thông tư 24/2014/TT-BTTTT được ban hành vào ngày 29/12 vừa qua, nội dung thông tư quy định chi tiết về hoạt động quản lý cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Ngoài việc đưa ra các hành vi cấm trong hoạt động cung cấp trò chơi điện tử, hay bắt buộc doanh nghiệp phải phân loại trò chơi theo độ tuổi, nêu lên quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi cung cấp trò chơi… Một điều rất đáng mừng mà doanh nghiệp đã chờ đợi rất lâu, đó là trong thông tư đã đưa ra quy định về việc cấp phép cho trò chơi trực tuyến G1, G2, G3 và G4.
Trong đó, việc cấp phép cho trò chơi G1 được xem là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc cấp phép này sẽ không dễ cho các doanh nghiệp, khi họ sẽ phải tiến hành làm rất nhiều thủ tục.
Cụ thể, để cung cấp trò chơi G1 ra thị trường, đầu tiên doanh nghiệp phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thuộc thể loại này, sau đó mới tiếp tục xin giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản cho từng trò chơi do mình phát hành.
Để có được giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ gốc (theo hướng dẫn trong thông tư) đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Sau khi được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, doanh nghiệp muốn phát hành game thuộc thể loại này sẽ tiếp tục nộp hồ sơ (theo mẫu quy định trong thông tư) đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản cho mỗi trò chơi mà mình phát hành ra thị trường. Và khi xin phép sẽ phải thông qua hội đồng tư vấn thẩm định trò chơi điện tử bao gồm đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan, có trình độ chuyên môn phù hợp. Hội đồng này được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Video đang HOT
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành tổ chức thẩm định, cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Trước khi doanh nghiệp chính thức bắt đầu cung cấp trò chơi cho công cộng 10 ngày làm việc, doanh nghiệp tiếp tục phải gửi thông báo cụ thể về thời gian chính thức cung cấp trò chơi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động; thông báo tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử. Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy biên nhận cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Có một điều đáng lo là hiện nay số lượng doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam rất lớn (hiện tại đã hơn 60 doanh nghiệp), đồng thời số lượng game G1 phát hành cũng lên tới hàng trăm game, và vòng đời game hiện nay cũng rất ngắn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra liệu cơ quan chức năng có thể cung cấp kịp giấy phép, để đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp phát hành game ra thị trường như kế hoạch, khi họ nộp hồ sơ lên hay không, vẫn là một điều được nhiều người đặt ra.
Riêng đối với trò chơi điện tử G2, G3 và G4, doanh nghiệp chỉ cần gửi hồ sơ thông báo đối với từng trò chơi điện tử sẽ cung cấp tới Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Chi tiết cụ thể về thông tư mọi người có thể xem tại đây.
Theo Gamek
Ứng dụng OTT Việt - Vận hội lớn cho game mobile Việt Nam
Việc những ứng dụng OTT Việt ra mắt sẽ là vận hội lớn cho không ít game mobile tại Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, sau cuộc đua cực kỳ mạnh mẽ của những ứng dụngOTT trên di động như Kakao Talk, Line hay Viber đến từ nước ngoài, hay những ứng dụng như Zalo đến từ Việt Nam diễn ra trong hai năm vừa qua, ngay cả các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam cũng đã nhìn ra tiềm năng vô cùng to lớn đến từ những ứng dụng dành cho người sử dụngsmartphone, nơi họ có thể tán gẫu, gọi điện cho bạn bè...
Ngay trước thời điểm năm 2014 qua đi, cùng lúc cả hai nhà mạng lớn của nước ta là Vinaphone và Viettel đều đang có những động thái tiến công trực tiếp vào thị trường OTT đầy hứa hẹn, nhất là khi thị trườngsmartphone Việt vẫn chưa có dấu hiệu phát triển chậm lại trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai gần.
Xét trên góc độ người sử dụng, việc OTT "Made in Vietnam" ra mắt sẽ khiến cho cuộc đua giữa các ứng dụng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết, và dĩ nhiên người hưởng lợi sẽ chính là người dùng đầu cuối. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đây cũng sẽ là một cơ hội lớn dành cho những nhà phát triển cũng như phát hành game mobile Việt Nam, khi những ứng dụng OTT sẽ trở thành bệ phóng giúp không ít game mobile cất cánh trong năm 2015 tới đây.
Cuộc đua đã nóng lên
Sự xuất hiện của OTT khiến các nhà mạng bị chiếm miếng bánh thị phần gọi thoại và tin nhắn, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra liệu nhà mạng sẽ làm gì để ứng phó với xu hướng mới này, và có lẽ câu trả lời đã xuất hiện.
Vinaphone chính là nhà mạng nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chiến OTT khi ra mắt VietTalk với nhiều tính năng và ưu điểm. Ngoài việc gửi tin nhắn, tin nhắn thoại, gọi thoại,... vốn có trên đa số OTT hiện nay, VietTalk còn được ưu ái hơn khi Vinaphone cho phép nó sử dụng như một chiếc sim ảo.
Trong khi đó, sau khi VinaPhone nổ phát súng đầu tiên đánh dấu việc nhà mạng lấn sân OTT với ứng dụng VietTalk vào khoảng giữa tháng 12 vừa qua, mới đây một ứng dụng được cho là của Viettel đã ra mắt Mocha Messenger khá âm thầm và kín tiếng.
Nếu như VietTalk của VinaPhone đánh mạnh vào lợi thế nhà mạng, cho phép người dùng sử dụng SMS/Call Out để gọi và nhắn tin tới thuê bao khác như một sim di động thông thường thì Mocha Messenger lại chú trọng tới nhu cầu giải trí.
Người dùng Mocha Messenger ngoài nhắn tin đơn thuần còn có thể sử dụng tính năng "Cùng nghe nhạc", vừa trò chuyện vừa lắng nghe giai điệu yêu thích với người thân yêu thông qua kho nhạc từ dịch vụ Keeng của Viettel.
Cơ hội cho game mobile Việt
Hầu hết những dịch vụ OTT dành cho người trẻ tuổi đều có rất nhiều những tính năng giải trí như nghe nhạc, chat chit với những biểu tượng vui, và dĩ nhiên là khả năng chơi game cùng bạn bè. Đó chính là khi những ứng dụng OTT như thế này tạo ra cơ hội lớn dành cho những người làm game mobile hay thậm chí là cả các NPH game trong nước.
Những NPH hay studio game có thể hợp tác với các đơn vị quản lý ứng dụng OTT để đưa sản phẩm của mình tiếp cận tới cộng đồng đông đảo người sử dụng di động, và cũng là những game thủ mobile tiềm năng mà chưa chắc thông qua những công cụ quảng bá truyền thống đã tiếp cận được họ.
Thực tế cũng cho thấy, hàng loạt những sản phẩm game mobile đã tìm được thành công thông qua những dịch vụ OTT. Một trong số những cái tên thành công với những game mobile trên nền tảng OTT chính là Wechat của Tencent. Chính bản thân tập đoàn này cũng quản lý không ít những game mobile đang gặt hái được nhiều thành công tại thị trường game tỷ dân.
Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các NPH hay những studio game có thể phân phối game một cách vô tội vạ thông qua những ứng dụng OTT. Lý do bắt nguồn từ chính thói quen sử dụng của người dùng OTT. Hầu hết những người dùng những ứng dụng như thế này đều không có nhu cầu chơi game trên di động thực sự "hardcore". Thứ họ cần chỉ là những sản phẩm casual dễ chơi, dễ thưởng thức, không cần quá nhiều thời gian, vì đối với người dùng OTT, game chỉ là một phần rất nhỏ trong những thứ họ có thể làm cùng bạn bè thông qua những ứng dụng nền kể trên.
Chính vì thế, việc đặt trọn kỳ vọng vào canh bạc OTT đối với không ít NPH game mobile sẽ là hoang phí. Bằng chứng là, ngay cả VNG với Zalo cũng chưa hề khai thác nền tảng OTT của họ đến mức tối đa với tất cả những sản phẩm mà họ đang hoạt động.
Tuy rằng trong năm 2015 tới đây, làng game mobile Việt sẽ có thêm một cơ hội thăng tiến mới, thế nhưng nếu không nắm rõ được thói quen cũng như xu hướng, thì đối với nhiều studio hay NPH game Việt Nam, OTT sẽ khó lòng trở thành công cụ phân phối game mobile hiệu quả như lý thuyết đã đưa ra, hay giống như những ứng dụng ra mắt trước đã thực hiện rất thành công.
Theo Gamek
Blitz 2: Battle Line - Game tank đình đám ấn định ngày mở cửa Trong Blitz 2: Battle Line, game thủ sẽ có thể so tài cùng nhiều người chơi khác, hoặc party với bạn bè của mình để tạo nên một đội tank "vô địch" Mới đây, Namco Bandai America, chi nhánh Bắc Mỹ của một trong những nhà phát triển kiêm phát hành game đình đám đến từ Nhật Bản đã công bố tựa game...