Game offline đúng nghĩa sẽ đi về đâu?
Liệu bạn có thể kể tên bao nhiêu game offline đúng nghĩa mới ra mắt? Nói “đúng nghĩa” ở đây tức là game bản quyền, và không cần kết nối internet vẫn có thể thưởng thức? Có bao giờ bạn nghĩ rằng làng game đã và đang “online hóa”?
Từ trước đến nay, chúng ta cứ tưởng rằng cộng đồng game offline cũng như online không chỉ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới là hai thái cực không liên quan gì đến nhau. Thậm chí tại nước ta , không ít game thủ đam mê những game offline và những người chơi game online đều có cái nhìn không mấy thiện cảm về nhau.
Frontlines.
Lan man và ngộ nhận một chút, những game thủ offline không ít người coi game online là thứ “hút máu”, với cộng đồng chưa đủ chín chắn, trong khi những gamer MMO lại nhìn cộng đồng offline như một bộ phận người co cụm, “tự sướng” với tựa game offline &’chơi tí là hết’ và hầu như không đông vui như game online. Xin được nhắc lại đó hoàn toàn chỉ là những tư duy lệch lạc, nhưng không phải là không tồn tại trong cộng đồng game thủ Việt với hơn 10 triệu người chơi game.
Thế nhưng kỳ thực, theo cảm nhận của riêng tôi, làng game thế giới đã và đang dần chuyển dịch sang một thái cực hoàn toàn khác, thái cực khó có thể làm ngơ: Các sản phẩm giải trí tương tác đã và đang dần được online hóa, và đây dường như là hướng đi tất yếu của làng game toàn cầu.
Hãy bắt đầu với một trong những phát minh được coi là đã lột xác hoàn toàn bộ mặt làng game: Chế độ multiplayer. Ngày xưa, trên các diễn đàn game từ Việt Nam đến thế giới, khi multiplayer chưa ra đời, tất cả những gì người chơi có thể chia sẻ với nhau là cốt truyện game, những món đồ hiếm họ nhặt được trong những game RPG, hay điểm số họ giành được sau mỗi màn chơi.
Lúc nào cũng phải có internet, sao gọi là game offline?
Giờ đây, nhờ có phát minh vĩ đại của những nhà làm game, thì bên cạnh việc “khoe của” trong game, người chơi còn có thể bàn luận với nhau về những trận đấu nảy lửa nhưng không kém phần vui vẻ giữa các game thủ với nhau. Có thể nói, Multiplayer đã hoàn toàn lột xác cộng đồng đam mê game.
Cũng chính vì Multiplayer, cộng với không ít những lý do khác đã khiến cho những tựa game offline đúng nghĩa tuyệt chủng dần. Nói “đúng nghĩa” ở đây tức là bạn chỉ cần ra tiệm mua đĩa, cài đặt, nhập CD key (hay ở Việt Nam có cách nhanh gọn nhẹ rẻ nhưng… không hay là copy file crack) rồi chiến game mà không cần đến sự có mặt của kết nối internet.
Ngày nay chúng ta có thể đếm được không ít những game yêu cầu kết nối internet mới có thể chơi được game, phần lớn là vì vấn đề bản quyền. Sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, gamer về nhà với thú vui thưởng thức phần chơi đơn trong Diablo 3 mà hôm đó chẳng may trở trời, mạng đứt thì chắc chắn người chơi chỉ có cách… tắt máy đi ngủ.
Video đang HOT
Hay một ví dụ khác, Assassin’s Creed cũng vậy, hệ thống DRM đầy tranh cãi cũng buộc người chơi phải thưởng thức game với kết nối internet thường trực. Sắp tới đây, đến cả Xbox 720 đình đámcũng bắt người chơi phải kết nối internet để chơi game, mặc dù đó mới là tin đồn.
Chưa vội bàn đến multiplayer, chỉ riêng việc phải có internet để chơi game (vì vấn đề bản quyền hay đơn giản hơn là tranh tài với bạn bè về điểm số những màn chơi đơn), thì sao còn có thể gọi đó là &’Game Offline’?
Chưa kể, hiện ngày càng có nhiều game tạo ra mục chơi đơn chỉ để cho có, mặt khác tập trung hoàn toàn vào phần chơi mạng, nhưng nhiều người vẫn xếp chúng vào thể loại Game Offline. Game mua về, không ít người xếp xó mục singleplayer mà tập trung vào những trận đấu ở phần chơi mạng (dĩ nhiên yêu cầu kết nối internet) thì sao gọi được chúng là Game Offline?
Một cách khái quát, cái gọi là &’game offline’ giờ chỉ còn là một khái niệm mờ mờ ảo ảo mà người chơi game tự đặt ra để phân biệt với những game online hiện hành. Thực chất, chúng cũng &’online’ chẳng kém gì MMO.
Vậy còn game online, với những tài khoản, nhân vật trong game, kết nối internet được yêu cầu mỗi lần đăng nhập? Hãy lấy ví dụ một MMORPG nước ngoài rất được game thủ Việt Nam ưa chuộng trong thời gian gần đây: Vindictus. Cũng là một game online với rất nhiều người chơi trên cùng một server, thế nhưng cơ chế game lại không tạo nên những bãi &’chăn quái’ rộng lớn, bắt game thủ phải bon chen để cày cấp.
Thay vào đó, người chơi được quyền lựa chọn những dungeon chỉ có riêng mình họ hoặc một số lượng nhất định người chơi khác trong cùng party khám phá. Phong cách chơi này có phần tương đồng với rất nhiều game nhập vai hay được gọi là &’game offline’. Ngoài ra, cũng có không ít những game dạng khám phá dungeon như vậy đang hoạt động, mà ở Việt Nam các game thủ thường gọi tính năng này là “phó bản”. Lấy ví dụ: Dragon Nest, hay nhiều người Việt Nam biết đến hơn chính là Maple Story.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã thấy được ranh giới nhạt nhòa giữa game online và (cái gọi là) game offline ở thời điểm này. Câu hỏi được đặt ra là, liệu các nhà phát triển game có “online hóa” hoàn toàn những game họ đang phát triển, ví dụ như Diablo 3 ra mắt 1 năm về trước hay không. Câu trả lời sẽ là “có”, và “không”.
Với những game tập trung vào hệ thống chơi mạng hơn là chơi đơn (cũng là xu hướng chung), thì đó là bước chuyển dịch không thể không thực hiện. Thế nhưng nếu bắt người chơi phải có internet ngay cả khi thưởng thức singleplayer, chẳng sớm thì muộn, nhà phát triển/phát hành game cũng sẽ “ăn đủ gạch tạ” từ game thủ, giống như trường hợp Ubisoft trước đây chẳng hạn.
Chỉ còn lại một điều duy nhất có thể chắc chắn, đó là từ &’game offline’ đã chính thức mất đi gần hết giá trị của nó, và chỉ còn được sử dụng như một cụm từ với mục đích so sánh và phân biệt.
Theo GameK
'Hô hào quyên góp' cho làng game Việt
KickStarter từ khi ra mắt vào năm 2009 đã trở thành cái nôi giúp không ít game cả online lẫn offline trên thế giới có cơ hội đến tay game thủ. Thế nhưng liệu rằng mô hình tưởng chừng như hoàn hảo này có hiệu quả tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng theo dõi bài viết tản mạn sau đây.
Đối với không ít nhà phát triển game độc lập (tạm gọi là indie) trên thế giới, Kickstarter đã trở thành một trong những nguồn ủng hộ quý giá nhất mỗi khi họ có dự án phát triển game, nhưng vì lý do tài chính mà dự án gặp khó khăn. Vậy thì, (dành cho những game thủ Việt Nam chưa có khái niệm),Kickstarter là cái gì mà không ít những nhà phát triển game offline lẫn online nhỏ đều tìm đến với hy vọng tựa game của họ sẽ được cộng đồng giúp đỡ? Về cơ bản, Kickstarter cũng như những trang web &'crowdfunding' (huy động vốn trong cộng đồng) tương tự là nơi những dự án hay, mới lạ và đột phá có thể được giới thiệu đến cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.
Giới thiệu là một phần, phần quan trọng hơn, nếu cảm thấy dự án đủ hấp dẫn bạn, chưa tính đến chuyện nó có khả thi hay không, bạn hoàn toàn có thể bỏ một khoản tiền nhỏ để góp cùng rất, rất nhiều người khác với mục đích giúp đỡ nhà phát triển để họ có đủ tiềm lực tài chính, từ đó tiếp tục theo đuổi &'cuộc chơi'.
Thiên đường cho nhà phát triển nhỏ?
Trên thực tế chúng ta có thể đếm được không ít những dự án đã thành công một cách rực rỡ nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. Nhưng đó là chuyện trên thế giới. Chúng ta đang ở Việt Nam, vì thế có lẽ sẽ chẳng mất gì khi mạn đàm về mô hình quyên góp cộng đồng và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho làng game Việt Nam. Biết đâu, chúng ta sẽ vô tình mở ra được một con đường mới, dù gian nan hơn nhưng có phần hiệu quả hơn nhiều cho những nhà phát triển cũng như phát hành game Việt?
Hãy thử tưởng tượng một nhà phát triển game vô danh, với những con người chưa có tiếng tăm trong làng game nhưng sở hữu trong đầu những ý tưởng đột phá, có khả năng tạo ra một bom tấn đúng nghĩa một khi ra mắt. Thế nhưng như nhiều người ví von, vấn đề đầu tiên vẫn là: Tiền đâu? Sẽ có rất, rất ít nhà phát hành hay nhà đầu tư dám mạo hiểm chơi canh bạc theo kiểu được ăn cả, ngã về không, nhất là khi những con người với những ý tưởng táo bạo mới chỉ hình dung ra được chúng trong đầu, còn việc triển khai chúng là một vấn đề hoàn toàn khác.
Phao cứu sinh tuyệt vời
Đó là khi Kickstarter, hay những trang web tương tự ví dụ như ig9.vn tại nước ta trở thành phao cứu sinh cho nhà phát triển kia. Lúc này khó khăn của họ sẽ chuyển từ tài chính sang việc làm cách nào để diễn đạt ý tưởng của mình sao cho càng cuốn hút càng tốt. Nếu họ thành công trong bước này, thì việc còn lại sẽ chỉ là ngồi chờ... tiền đổ về tài khoản, và tiếp tục thực hiện dự án như đã cam kết trên trang kêu gọi góp vốn.
Một trường hợp khác (dĩ nhiên là giả định) cũng nhờ có Kickstarter mà thành công, đó là việc cộng đồng game thủ khi quá đam mê một game online nước ngoài. Thế nhưng nhà phát hành vì một số lý do mà chưa đưa được game về nước, chẳng hạn phí mua bản quyền game quá lớn, ngoài sức chịu đựng của NPH, hoặc họ e ngại game về Việt Nam sẽ chẳng ai chơi. Một nhóm hoặc cộng đồng game thủ hoàn toàn có thể kêu gọi game thủ Việt, những người có chung đam mê cùng đóng góp. Một phần, khoản tiền thu về có thể được sử dụng để giúp đỡ nhà phát hành, nhưng quan trọng hơn cả, việc mở trang Kickstarter quyên góp là một trong những cách hiệu quả nhất để biểu đạt sự quan tâm của cộng đồng game thủ Việt.
Nhưng thực tế...
Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên hoàn toàn chỉ tồn tại trong một thị trường lý tưởng, nơi tất cả game thủ đều dám bỏ tiền ra để thỏa mãn đam mê của mình, ngay cả khi việc đầu tư này đưa họ vào một canh bạc 5 ăn 5 thua. Thị trường game online Việt Nam trên thực tế là một thị trường cực kỳ khắc nghiệt với cả những NPH lẫn nhà phát triển ứng dụng. Nơi chúng ta đang sống là nơi căn bệnh chuộng đồ miễn phí đã lan tỏa thành một &'đại dịch' khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Game hay, ý tưởng độc đáo, nhận được ủng hộ về mặt tinh thần từ game thủ Việt, hoàn toàn không có nghĩa nó sẽ thu về nhiều khoản đóng góp từ cộng đồng. Hầu hết gamer Việt Nam đều có chung tư duy theo lối "Mình ko góp thì người khác góp, kiểu gì chả đủ". Thế nhưng khi có quá nhiều người cùng nghĩ theo kiểu này, thì nhà phát triển game sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Vừa không đủ tiền trang trải chi phí dự án, vừa khó nói với những người đã đóng góp tài chính, dù chỉ là một khoản nhỏ. Việc xin lỗi và trả lại khoản tiền game thủ đã đóng góp nếu khả năng xấu nhất xảy ra là điều không một nhà phát triển nào muốn thực hiện.
Đó là khó khăn cho nhà phát triển. Về phần game thủ thì sao? Rõ ràng họ sẽ bị đặt ở vị trí có nguy cơ cao hơn nhiều so với những người kêu gọi quyên góp. Nếu chủ dự án quyết định &'im thin thít và lặn mất tăm', thì những người quyên góp sẽ vừa mất trắng khoản tiền đã bỏ ra, lại vừa mất đi lòng tin với những dự án kiểu này. Đây là một trong số những mặt trái của Kickstarter mà cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng.
Tạm kết
Nói tóm lại, Kickstarter nếu sử dụng đúng cách, cũng như đúng cộng đồng, sẽ trở thành nguồn ủng hộ tuyệt với nhất cho bất kỳ dự án hay startup nào, không chỉ riêng game. Tuy nhiên việc chọn "đúng cộng đồng" chắc chắn sẽ còn là một trong những điều nan giải bậc nhất dành cho bất kỳ chủ dự án game nào không chỉ tại Việt Nam. Còn bạn? Bạn nghĩ sao về tương lai của mô hình Kickstarter tại Việt Nam, cũng như lợi ích nó đem lại cho thị trường game online trong nước? Hay chia sẻ ý kiến của bạn thong qua phần bình luận dưới đây.
Theo GameK
Giáng Ma Thiên ra trang chủ, mở cửa tại VN ngày 18/04 Giáng Ma Thiên dự kiến 18/04/2013 game chính thức ra mắt đầu tiên tại lãnh thổ Việt Nam với phiên bản chỉ dành riêng cho Việt Nam, sau đó đến lượt Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia ra mắt sau 1 tháng. Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo tạihttp://giangma.vn/là trang chủ chính thức vừa được ra...