Game “Nhạy cảm” Dead or Alive: Paradise là một game rẻ tiền?
Đối mặt với những lời chỉ trích của ESRB, Tecmo nhã nhặn giải thích rằng: “Điều này còn phụ thuộc vào phán quyết của game thủ!”.
Trong thời gian gần đây, Koei Tecmo – hãng game nổi tiếng của xứ hoa anh đào đang phải đối mặt với những tình huống “khó xử” mà tựa game Dead or Alive: Paradise của họ gây ra. Được biết, vừa qua, hệ thống đánh giá ESRB đã lên tiếng chỉ trích sản phẩm này của họ là “rẻ tiền” và “biến thái”.
Hiếm ai có thể nghĩ rằng tựa game Ninja Gaiden của Tecmo lại có cùng một “ông tổ” là dòng game Dead or Alive với phiên bản Paradise này. Nội dung của nó trên thực tế là tổng hợp của những hoạt động giải trí tại một khu nghỉ mát trên biển. Trong đó, trọng tâm của game không gì khác chính là những nữ nhân vật xinh đẹp và gợi cảm của dòng game Dead or Alive.
So với nhiều sản phẩm game khác trên thị trường, nội dung của Dead or Alive: Paradise thực sự “sơ sài” hơn rất nhiều. Đó có thể là một trong những lí do khiến ESRB “trao tặng” cho tựa game này những lời đánh giá nặng nề như vậy.
Tuy nhiên, trước khi sự việc trở lên rùm beng thì tổ chức này đã lên tiếng đính chính lại là thông tin về Dead or Alive: Paradise trên trang web của họ là sai lệch và đã được sửa chữa lại. Hiện giờ, những thông tin về tựa game này trên ESRB đã trở nên “trong sạch” hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Trả lời cho sự việc này, đại diện của Tecmo đã rất nhã nhặn tôn trọng phán quyết của ESRB và giãi bầy rằng có lẽ đây chỉ là một sự hiểu lầm. Khi phát triển Dead or Alive: Paradise, Tecmo chỉ muốn làm ra một tựa game giải trí đơn thuần với nội dung tập trung vào vẻ đẹp của những thiếu nữ.
Việc nó có thật sự “rẻ tiền” và “biến thái” hay không thì còn phải tùy thuộc và nhận xét của các game thủ. Nội dung của game tuy đơn giản nhưng lại vẫn nhắm tới một đối tượng khách hàng nhất định. Tecmo cho rằng không phải cứ làm game có nội dung “đao to búa lớn” thì sẽ được xem là “có giá”.
Mặc dù vậy, cho dù đại diện của Tecmo có khéo nói đến đâu thì “danh tiếng” của dòng game Dead or Alive và đặc biệt là một số phiên bản như Xtreme hay Paradise cũng đã quá “nổi tiếng” trong cộng đồng game thủ. Không cần đến những lời chỉ trích của ESRB hay vài câu nói “vụng chèo khéo chống” của Tecmo thì họ cũng đã rất rõ về nội dung cũng như chất lượng của sản phẩm này.
Hiện tại, ESRB đang xếp loại Dead or Alive: Paradise vào nhóm Mature – chỉ dành cho những game thủ từ 17 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những lí do khiến tựa game này phải mang nhãn M thì lại không hề quá bạo lực, có nhiều máu hoặc sử dụng ngôn từ thô tục như những sản phẩm cùng loại. Nội dung của nó đơn giản là quá “nhạy cảm” để được mang nhãn T – dành cho trẻ vị thành niên từ 13 tuổi trở lên.
Dead or Alive: Paradise sẽ được phát hành cho hệ máy PSP vào ngày 2 tháng 4 năm nay tại hai thị trường Nhật Bản và châu Âu. Riêng nhóm khách hàng tại Bắc Mỹ sẽ có cơ hội được chơi game sớm hơn. Hiện tại, nhà sản xuất vẫn chưa công bố ngày phát hành chính thức tại thị trường này. Tuy nhiên, đó sẽ là vào khoảng tháng 3 năm nay.
Theo Gamek
Sáng tạo trong game: Đột phá hay bắt chước?
Sau những cơn mưa giải thưởng và những lời ngợi ca, chúng ta hãy thử phân loại một cách tỉnh táo nhất: liệu "game nghệ thuật" đã thực sự nghệ thuật chưa?
Mỗi khi một tựa game mới ra đời, nhà phát hành đều cố quảng cáo hết những điểm mới của nó. Dường như bất kì yếu tố mới lạ nào cũng được đẩy lên nghệ thuật. Kết hợp với nhận xét có cánh của một vài tờ báo, mặc nhiên game khoác lên mình lớp áo nghệ thuật.
Đặc biệt với những game đầu tư lớn, nhà phát hành muốn ngay lập tức nó phải được ngợi ca là siêu phẩm. Nhưng không phải bom tấn nào cũng thành công. Dark Void hay Aliens vs Predator... được PR rầm rộ, song thực tế chỉ là những "bom xịt".
Bên cạnh những game có thể thấy ngay cái dở, có những tựa game "giả nghệ thuật" một cách tinh vi. Cốt truyện có vẻ mới lạ, cách chơi ít thấy, đồ hoạ ngược lại xu thế chung... đó là những đặc điểm của loại game này. Sau những cơn mưa giải thưởng và những lời ngợi ca, người ta mới sức tỉnh: liệu những "game nghệ thuật" này đã thực sự nghệ thuật chưa?
Với quan điểm nghệ thuật phải đi trước thời đại, tạo thêm chiều thẩm mỹ cho công chúng, thế giới game chưa có nhiều tính nghệ thuật. Chịu ảnh hưởng của điện ảnh, văn học, hầu hết các cốt truyện trong game đều phảng phất bóng dáng của các kiệt tác đương thời. Các thủ pháp trong game cũng chỉ học tập lại những thành tựu của điện ảnh, văn chương.
Heavy Rain - tâm điểm tranh cãi nghệ thuật hay là bắt chước?
Gần đây, Heavy Rain của Quantic Dream được dư luận hết lời ca ngợi. Nhưng xét cho cùng, diễn biến của game này chẳng khác gì một bộ phim hình sự. Heavy Rain có thể đột phá trong với thế giới game, nhưng nó sẽ thật nhỏ bé khi so sánh với người anh điện ảnh.
Chính nhà sản xuất cũng thừa nhận rằng, họ chỉ đang dò dẫm những bước đầu để game gần hơn với đời thực. Khả năng biểu cảm của nhân vật game còn lâu mới sánh được với diễn viên. Game vẫn còn một chặng đường dài để trở thành nghệ thuật.
Không phải game indie nào cũng vị nghệ thuật.
Nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng thẳng thắn như Quantic Dream. Nhiều nhà sản xuất vẫn ảo tưởng sản phẩm của mình sẽ đi vào bất tử. Một số hãng game nhỏ làm ra những game indie và gọi đó là nghệ thuật đích thực. Theo họ, các game thương mại bị giới hạn bởi ngân sách và bị chi phối bởi chiến lược của nhà phát hành. Chỉ có game indie mới thực sự là "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Song ngay cả khi không bị đồng tiền chi phối, các nhà phát triển game indie cũng không nghĩ ra những ý tưởng mới. Cái mới trong game của họ nằm ở thì quá khứ - nghĩa là cái mới chúng ta từng nghe, từng xem ở đâu đó.
Chẳng hạn như Edmund - một game indie khá nổi tiếng. Trong game này, người chơi đóng vai Edmund - một anh chàng thích "trăng hoa" với phụ nữ. Người chơi phải điều khiển đề Edmund đạt được mục đích. Tất cả diễn biến của game thông qua nền đồ hoạ 8 bit cổ điển.
Một ý tưởng gây sốc và táo bạo phải không? Thực ra, ý tưởng này từ lâu dã được diễn tả trong văn học. Những Don Juan, Alexis Zobra, Casanova... là hình mẫu cho nhân vật Edmund học tập. Còn nền đồ hoạ 8 bit đã được rất nhiều game indie thực hiện. Thậm chí Capcom cũng lặp lại điều này trong Mega Man 9, 10.
Chỉ có điều, một bộ phận người hâm mộ cực đoan không cho phép các nhà báo chê bai thần tượng của họ. Khi một phóng viên của Destructoid "lỡ" chê Heavy Rain "thiếu sáng tạo nghiêm túc", một hội fan đã lập nên cả một website để xỉ vả nhà báo này. Thiết nghĩ đây là điều không cần thiết bởi một game hay sẽ tự toả sáng mà không cần sự nâng đỡ hay trù dập nào.
Vì thế giới game vẫn còn đó những viên ngọc long lanh. Halo - tượng đài của thể loại FPS với gameplay đột phá. Bioshock - tựa game hiếm hoi chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu xa. Mirror Egde - sản phẩm hứa hẹn đem đến một không gian mới...
Nghệ thuật của một game không được tính bằng số giải thưởng hay lợi nhuận nó mang lại. Nghệ thuật luôn hướng về phía trước nhưng vẫn có tính kế thừa, vì thế chúng ta không cần vội vã bắt game phải theo kịp các nghành nghệ thuật khác. Chỉ cần người làm game ý thức được vị thế đi sau và luôn học hỏi, sẽ có một ngày game bước vào ngôi đền nghệ thuật.
Theo Gamek
Napoleon: Total War - Sự trở lại của hoàng đế Total War, tượng đài dòng game chiến thuật đã trở lại với bản game mới xoay quanh Hoàng đế Napoleon Bonarparte. Sau khi Alexangder Đại đế, Julius Ceasar lần lượt trở thành chủ đề trong các phiên bản Total War, người hâm mộ đã suy đoán sớm muộn gì Creative Assembly cũng xây dựng hình ảnh Hoàng đế, thiên tài quân sự Napoleon...