Game nhập vai vẫn sẽ hái ra tiền ở Việt Nam
Các nhà vận hành game online Trung Quốc thừa nhận rằng, thời gian gần đây game online PC tăng trưởng là nhờ có MMO non-RPG hơn là MMORPG bởi ngày càng có nhiều người thích chơi những game này hơn.
Trong hơn 10 năm phát triển của ngành công nghiệp game Trung Quốc, các công ty nội địa đã đạt được những thành tựu nhất định và ngày một mở rộng ra thế giới. Một nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự thành công này là nhờ có bộ phận lớn game thủ Trung Quốc rất đam mê game online PC.
Game online trên PC hiện nay được có thể được chia làm 2 loại chính là game client (yêu cầu cài đặt) hoặc webgame (không cần cài đặt). Hiện nay, webgame đang khá phổ biến, nhưng đối với bộ phận người chơi hardcore tại Trung Quốc thì game client vẫn là món ăn hàng đầu không gì thay thế được. Bộ phận game online client, ta có thể phân chia thành 2 hạng mục chính gồm những sản phẩm MMORPG và MMO non-RPG (bao gồm các thể loại bắn súng, đua xe, thể thao, MOBA…).
Các nhà vận hành game online Trung Quốc thừa nhận rằng thời gian gần đây game online PC tăng trưởng là nhờ có MMO non-RPG hơn là MMORPG, bởi ngày càng có nhiều người thích chơi những game này hơn. Tuy nhiên, MMORPG vẫn là “con gà để trứng vàng” hơn hẳn các thể loại khác và chúng có một lượng người chơi lâu năm rất ổn định. Và một bằng chứng nữa về doanh thu hấp dẫn của MMORPG đó là các tổ chức cầy vàng thường chỉ chọn chơi MMORPG. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của MMORPG đang giảm tốc độ nhanh chóng, điều đó cho thấy rằng MMO non-RPG và webgame sẽ gia tăng doanh thu mạnh mẽ trong vòng 5 năm tới.
Ba lý do tại sao MMORPG có thể níu giữ người chơi dài kì và từ đó có tỷ lệ chi tiêu cao hơn (bởi thời gian chơi game tỷ lệ thuận với tiềm năng chi tiêu) những MMO non-RPG đang được ưa chuộng tại Trung Quốc gồm:
Video đang HOT
1. MMORPG nhấn mạnh vào tính năng thăng cấp và sở hữu các vật phẩm ảo, trong khi MMO non-RPG lại thiên về kỹ năng và tính đồng đội. Trong World of Warcraft hay Blade & Soul, bạn sẽ cần mất nhiều thời gian và tiền bạc để kiếm được những món trang bị hiếm, thăng cấp nhân vật và thứ hạng để cạnh tranh với người chơi khác. Còn trong Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, DotA 2 thì bạn sẽ cần đến kỹ năng thao tác và teamwork nhiều hơn để chiến thắng, tiền sẽ không phải là yếu tố quyết định trên hết.
2. MMORPG có cốt truyện sâu hơn, trong khi các thể loại khác thì chỉ cần chú trọng vào từng trận đấu là đủ. Trong một game như World of Warcraft, người chơi sẽ cần học thuộc lòng các bản đồ, tìm hiểu nhiệm vụ, từng instance và nhiều thứ nữa. Bạn gần như sẽ chẳng làm được gì trong các kỳ chơi có độ dài khoảng 1 tiếng hoặc ít hơn, bạn có thể phải cần đến 3 hay 4 tiếng để hoàn thành 1 nhiệm vụ.
Tuy nhiên, ở những game như DotA 2, một ván đấu sẽ cần 10 người chơi và mọi thứ được diễn ra trong khoảng 30 phút hoặc hơn. Thêm nữa thì các game MMORPG còn có rất nhiều hoạt động ngoài chiến đấu để người chơi tham gia ví như đi khám phá các vùng đất, tán gẫu với người trong guild, chế đồ,…
3. Mô hình trả phí của MMORPG dễ dẫn tới tiềm năng chi tiêu cao hơn các thể loại khác. Trong những MMO non-RPG, bạn vẫn có thể kiếm được nhiều niềm vui mà chẳng phải bỏ ra xu nào, miễn là bạn có kỹ năng thật tốt. Một yếu tố tác động khác là khoảng thời gian rãnh rỗi, các game thủ có nhiều thời gian thường tìm đến MMORPG và ngược lại. MMORPG vẫn rất phổ biến đối với game thủ Trung Quốc bởi họ thích cảm giác thăng cấp và được sự ngưỡng mộ từ những người chơi khác.
Theo VNE
Làng game Việt vẫn cần lắm những người cầm cờ tiên phong
Phát triển không kém cạnh gì so với thị trường game trực tuyến Châu Á nói chung và nước bạn Trung Quốc nói riêng, thế nhưng ngành game Việt Nam vẫn đang vướng mình trong một vòng xoáy xu thế, khi các thể loại game online đa phần đều chịu sự ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Trung Hoa.
Những người tiên phong
Đã từ rất lâu, không ít NPH tại Việt Nam từng nghĩ đến việc đi tìm một xu thế mới thay thế cho đề tài kiếm hiệp Trung Hoa, thứ vốn đã cắm rễ sâu trong tiềm thức game thủ nước nhà. Có những ý kiến cho rằng quá khó để thay đổi nhận thức cũng như thị hiếu của cộng đồng người chơi, đặc biệt dựa theo nhận định của giới chuyên môn trong ngành thì đây là thị trường hoạt động theo quan niệm: "Kẻ đi trước sẽ được làm Vua". Thế nhưng đây thực sự là một quan niệm sai lầm, bởi nếu không nhắc thì chắc cũng ít người còn nhớ tới MU Online hay Gunbound, 2 tựa game online gốc Hàn xuất hiện rất sớm và là sản phẩm tiên phong tại thị trường Việt Nam vào thời điểm năm 2003 đến 2005 chứ không phải là Võ Lâm Truyền Kỳ.
Tuy nhiên, không thể phủ định sức hút từ những tựa game mang đề tài kiếm hiệp, tiên hiệp hay bối cảnh lịch sử Tam Quốc như Võ Lâm Truyền Kỳ, Chinh Đồ, Kiếm Thế, Tru Tiên,... Cho dù chúng là những sản phẩm đi theo thị trường lúc bấy giờ, thì đối với fan hâm mộ Kim Dung hay La Quán Trung, họ đã rất sẵn sàng để tạo nên cộng đồng tiếp nhận để tiếp nhận các game này. Sự đặt chân ồ ạt của game online Trung Quốc kể từ thời điểm năm 2005 trở đi, đã vô hình chung trở thành sự cạnh tranh với Gunbound và MU Online. Mang một sự khác biệt lớn về cốt truyện, đồ họa kèm theo phong cách chơi và quan trọng nhất là một NPH Việt "bảo kê", vậy nên 2 sản phẩm này đã nhanh chóng lép vế trước hàng loạt tựa game cạnh tranh khác.
Cần thay đổi "gia vị" cho làng game Việt
Tính cho tới thời điểm hiện tại, làm chủ mảng nội dung trong thị trường game MMORPG tại Việt Nam vẫn là phần nhiều sản phẩm game 2D tới từ Trung Quốc. Những tựa game gốc Hàn vẫn được nhập về, nhưng chúng lại khá thưa thớt về số lượng, cũng như lượng người chơi game quan tâm. Lý giải cho thấy, Đột Kích là tựa game gốc Hàn hiếm hoi đạt được sự thành công cả về mặt "chất lượng" lẫn "cộng đồng" ở nước ta. Tuy nhiên, đây được coi là trường hợp đặc biệt vì nó vốn dĩ thuộc thể loại game FPS.
Điểm qua vài cái tên quen thuộc như Cabal, Hiệp Khách Giang Hồ, Granado Espada, Dragonica,... Tính tới thời điểm hiện tại, số phận của các MMORPG 3D này nếu không bị đóng cửa thì cũng duy trì dưới dạng lay lắt, cảnh vắng người thưa. Đem so với các tựa game cùng thể loại MMORPG 2D Trung Quốc thì chúng hoàn toàn không mang lại nguồn thu nào cho NPH. Còn nếu phân tích vấn đề vì sao phần đông game thủ Việt lại "kị" game Hàn tới nhau vậy, thì hẳn câu chuyện sẽ lại liên quan tới những yếu tố như: quá kén người chơi, yêu cầu cấu hình cao, dung lượng bộ cài lớn và đặc biệt mảng nội dung thần thoại Châu Âu.
Khoảng đầu năm 2014, có lẽ sự kiện gây chú ý nhất cho làng game Việt chính là việc VGG độc quyền phát hành Tiếu Ngạo Giang Hồ 3D (TNGH). VGG tự tin đây là một tựa game mang dáng vóc khác hoàn toàn so với các sản phẩm MMORPG 3D cạnh tranh trên thị trường Việt. Vẫn trung thành đi theo thị hiếu, sở thích chơi game kiếm hiệp của game thủ Việt bao lâu nay, tuy nhiên theo đánh giá thì TNGH đã lựa chọn cho mình một hướng đi táo bạo. Thông qua việc tiếp cận game thủ, bản thân NPH này cũng đã đưa ra thông báo: "TNGH yêu cầu cấu hình máy tính tầm cao và hệ thống gameplay được thiết kế cũng khá kén người chơi. Bù lại những gì được giới thiệu về nội dung trong game lại vô cùng đặc sắc và chăm chút tỉ mỉ."
Với dự đoán của những người xưa nay quen gắn bó với các MMORPG 2D, họ cho rằng TNGH sẽ sớm nhận thất bại trước khi kết thúc giai đoạn closed beta. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với quan điểm đó, số lượng người tham gia TNGH vẫn giữ được một con số đáng kinh ngạc, thậm chí là khi một loạt quán net từ chối cài đặt bởi lý do bộ cài dung lượng lớn và mức cấu hình yêu cầu cao. Nếu để so sánh sự kiện công ty VNG phát hành Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản 3D vào tháng 8/2013, hay Gosu phát hành Cửu Âm Chân Kinh hồi tháng 9/2013, quả thực kết quả của TNGH là một điều đáng để anh em làng game phải ganh tị.
Cần thêm nữa các NPH Game "cảm tử ôm bom"
Ngoài việc cần thêm những NPH sẵn sàng làm người cầm cờ tiên phong như VNG, VGG hay Gosu, bản thân chúng ta cũng phải có một nhận định đúng đắn hơn rằng: "Vòng đời của một trò chơi như vậy thì thị hiếu của cộng đồng dành cho một thể loại game cũng tương tự." Dù sao, hay tin tưởng rằng trong tương lai không xa, khi ngành làm game Việt phát triển, thể loại game MMORPG 2D sẽ sớm thay thế hoàn toàn bởi dạng 3D với chất lượng vượt trội hơn rất nhiều. Và rồi khi thời của game kiếm hiệp đã đi qua, ắt hẳn đó là lúc người chơi sẵn sàng tiếp nhận những sản phẩm có cốt truyện cũng như phong cách chơi chuyên nghiệp hơn.
Theo VNE
Mạnh tay xử lý các doanh nghiệp TQ làm game không phép tại VN Thông tin từ Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, vào 17h00 chiều ngày 24/3, Bộ đã có công văn yêu cầu VDC phong toả và sau đó Đoàn Thanh tra đã xuống niêm phong toàn bộ máy chủ của KoramGame đặt ở đơn vị này. Theo trang ICTnews, trong thời gian cơ quan chức năng đã tiến hành vào...