Game Foldit: vừa ghép hình vừa giúp các nhà khoa học chống lại COVID-19
Ai bảo chơi game là vô ích nào?
Ngoài cách Folding@Home ra thì giờ đây anh em có thêm một cách khác vui vẻ hơn, thú vị hơn, và tất nhiên là miễn phí để giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp để dập dịch Coronavirus, thay vì chỉ cắm máy tính ở đó cho Folding@Home chạy.
Cụ thể là anh em có thể chơi trò Foldit. Đây là một tựa game giải đố và người chơi sẽ có nhiệm vụ là gấp khúc (folding) các chuỗi protein để thay đổi hành vi của nó. Game này được tạo ra bởi các nhà phát triển tại Đại học Washington vào năm 2008 để tìm ra phương thuốc chữa trị tiềm năng cho những căn bệnh như Alzheimer’s và HIV/ AIDS.
Mới đây, nhà phát triển đã thêm vào Coronavirus và người chơi cần phải tạo hoặc chỉnh sửa các protein mà có thể bám vào các cái “đinh protein” của Coronavirus, từ đó ngăn chặn chúng xâm nhập vào bên trong tế bào khác và lây nhiễm.
Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng Foldit có gameplay khá là đơn giản: chỉ việc di chuyển và thay đổi cấu trúc protein sao cho giống với protein được yêu cầu là xong. Game còn có cơ chế tính điểm, và bạn có thể so điểm với bạn bè quốc tế thông qua bảng scoreboard. Trước đây, game thủ Foldit đã từng giúp các nhà nghiên cứu giải mã HIV/AIDS vào năm 2011.
Foldit hỗ trợ Windows, Mac, và Linux.
Theo gearvn
Phòng thí nghiệm Vũ Hán bị nghi ngờ khiến virus corona thoát ra ngoài
Khi dịch viêm phổi cấp đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán bị tình nghi khiến virus corona thoát ra ngoài.
Vào năm 2015, một phòng thí nghiệm đã được xây dựng tại Vũ Hán. Nơi đây được cho là chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola, virus cúm H5N1,...
Là nơi nghiên cứu và lưu trữ các mầm bệnh nguy hiểm và cách chợ hải sản 32km nên phòng thí nghiệm này bị nghi ngờ là đã khiến virus corona "trốn thoát" ra ngoài môi trường, gây nên dịch bệnh nghiêm trọng.
Phòng thí nghiệm tại Vũ Hán được cho là nguyên nhân phát tán chủng virus corona
Tiến sĩ Richard Ebright của đại học Rutgers đã lên tiếng phát biểu với Dailymail rằng không thể phủ nhận khả năng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán có mối liên quan mật thiết với chủng virus corona mới, đồng thời phải chịu trách nhiệm về trình tự gen để các bác sĩ chẩn đoán và khắc phục nó.
Theo tiến sĩ Guizhen Wu chia sẻ tạp chí Biosquil and Health vào năm 2018: "Sau sự cố rò rỉ virus SARS năm 2004, Bộ Y tế Trung Quốc đã khởi xướng việc xây dựng các phòng thí nghiệm bảo quản các mầm bệnh cấp độ cao như SARS, coronavirus và cúm đại dịch". Các nhà khoa học đã lên tiếng rằng công việc đang được thực hiện ở Vũ Hán rất quan trọng đối với việc phát triển vắc-xin và các phương pháp điều trị.
Điều này bao gồm việc tiến hành các thử nghiệm trên động vật như khỉ vì quy định nghiên cứu động vật ở Trung Quốc lỏng lẻo hơn nhiều so với các nước phương Tây.
Hiện virus corona đang lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới
Về chủng mới nhất của coronavirus, các nhà khoa học tin rằng nó đã bị đột biến để lây nhiễm cho người thông qua tiếp xúc giữa người và động vật, hiện đã lây lan nhanh sang 10 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Được biết phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, nó được xây dựng từ năm 2015 và đi vào hoạt động vào năm 2017 để nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Nơi đây đạt những tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4).
An An(Dịch theo Metro, Dailymail)
Theo vietnamnet.vn
Động vật trò chuyện như người? Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italy cho thấy, giữa ngôn ngữ con người và liên lạc của động vật có nhiều điểm giống nhau, nhiều hơn so với giả định ban đầu. Chim cánh cụt châu Phi. Các nhà nghiên cứu ở ĐH Turin (Italy) đã phân tích 590 bản ghi âm, chứa các âm thanh do 28 cá...