[Game cũ mà hay] Prince of Persia: Tượng đài bất tử trong lòng mọi game thủ
Prince of Persia: The Sands of Time là tựa game hấp dẫn xứng đáng được các gamer trải nghiệm lại.
Có lẽ ai cũng biết tới Ubisoft với “con gà đẻ trứng vàng” Assassin’s Creed. Tuy nhiên, trước đó, một dòng game khác cũng đã giúp cho Ubisoft nổi danh không kém là Prince of Persia. Và phiên bản hôm nay tôi muốn cùng các game thủ trải nghiệm lại một lần nữa chính là Prince of Persia: The Sands of Time.
Cốt truyện
Tại Ba Tư, xứ sở huyền thoại của Ngàn Lẻ Một Đêm, nơi đây đang bị thống trị bởi sức mạnh và quyền lực của vua Maharajah. Vị vua này sở hữu 2 báu vật ai cũng thèm muốn là một chiếc đồng hồ cát và một con dao găm ma thuật. Sự yên bình của đất nước này đã bị phá vỡ bởi sự xâm lược của đất nước láng giềng, chúng cướp đi 2 báu vật vì tương truyền rằng những ai nắm giữ cả 2 thứ sẽ trở thành chủ nhân của thời gian.
Tuy nhiên, âm mưu thâm độc đằng sau lại thuộc về tên tể tướng Jaffar – thuộc hạ của vua Maharajah. Hắn đã xúi giục vị hoàng tử của đất nước láng giềng mở khóa chiếc đồng hồ cát, điều tệ hại nhất đã xảy ra. Dòng thời gian đã biến người dân thành những con quái vật khát máu. Chàng hoàng tử nhận ra âm mưu đó và bắt đầu cuộc hành trình sửa chữa sai lầm của mình.
Những điều ấn tượng
Gameplay
Prince of Persia: The Sands of Time sở hữu một cơ chế gameplay rất hấp dẫn. Hầu hết thời lượng chơi, game thủ sẽ phải leo trèo, nhảy nhót trong các tòa lâu đài. Tương tự như dòng game Assassin’s Creed nhưng The Sands of Time có độ khó cao hơn rất nhiều. Người chơi sẽ phải phối hợp tốt các nút trên bàn phím để có thể nhảy qua các chướng ngại vật. Sẽ không hề có một hướng dẫn nào về đường đi, tất cả phụ thuộc hết vào cái nhìn tinh tế của người chơi qua những gợi ý nhỏ.
Những trường đoạn chiến đấu với quái vật cũng là điểm nhấn của trò chơi. Dù cầm trong tay một con dao găm có quyền lực về thời gian nhưng bạn cũng sẽ không hề bá đạo. Game thủ phải biết kết hợp giữa chặt chém, nhảy, nhào lộn và đỡ để tạo ra những pha combat đẹp mắt và hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi gần hết máu hoặc số lượng quái quá đông, bạn cũng có thể quay ngược lại thời gian để chiến đấu lại từ đầu nhưng số lần đảo ngược thời gian cũng chỉ giới hạn trong con số 4.
Điểm ấn tượng tiếp theo chính là sự đầu tư công phu về hệ thống câu đố. Có những màn chơi bạn sẽ phải kinh ngạc về mức độ hoành tránh, những hệ thống đặt bẫy được thiết kế rất tinh vi. Thực sự nhiều lúc tôi không thể ngờ được nó lại xuất hiện ở thời đại cổ xưa.
Đồ họa và âm thanh
Do game đã ra mắt từ năm 2003 nên chắc chắn sẽ không thể gây ấn tượng với người chơi thế hệ bây giờ. Tuy nhiên, Prince of Persia: The Sands of Time vẫn là tựa game đẹp trên nền đồ họa 3D vào lúc đó. Tạo hình nhân vật rõ ràng, có độ chi tiết cao. Nhân vật nữ sexy với phong cách ăn mặc đúng với thời đất nước Ba Tư cổ xưa.
Nhạc nền mang đậm chất huyền bí. Âm nhạc trong những trường đoạn chiến đấu cũng sẽ được đẩy nhịp nhanh hơn giúp người chơi tăng thêm phần hào hứng. Âm thanh của từng pha hành động trong game cũng được miêu tả rất rõ.
Hạn chế
Có lẽ Prince of Percia: The Sands of Time là một tựa game hoàn hảo, không có điểm nào để chê trách. Điều duy nhất khiến người chơi chưa hài lòng chính là về camera. Ubisoft đã tạo ra một trò chơi hay, hấp dẫn, có độ khó cao, nhưng chính camera đã làm giảm đi sự hào hứng của game thủ. Trong nhiều màn chơi, chính yếu tố này sẽ đưa bạn về lại điểm checkpoint sau khi đã căng mắt để vượt qua nhiều cạm bẫy khó khăn.
Kết
Nếu game thủ đang muốn quay lại những sản phẩm của thế hệ trước, muốn tìm cho mình một tựa game có độ khó cao, những pha combat đẹp mắt thì Prince of Persia: The Sands of Time sẽ đáp ứng được kha khá điều đó.
Mời các bạn cập nhật những bài viết hấp dẫn tiếp theo cùng các game sắp ra mắt tại trang tin Game4V.
Theo Game4V
10 phim bom xịt không lỗ vốn như nhiều người tưởng
Có nhiều bộ phim dở đến mức không ai thèm quan tâm đến doanh thu sau khi ra mắt và bị mặc định là một thất bại tại các phòng vé, nhưng sự thật không hề như vậy.
Video đang HOT
Eragon (2006)
Kinh phí: 100 triệu USD
Doanh thu: 249 triệu USD
Bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết thần thoại ăn khách cùng tên của nhà văn Christopher Paolini từng bị giới phê bình chê bai thậm tệ khi ra mắt. Nhưng nhờ có cộng đồng fan đông đảo từ nguyên tác, bộ phim vẫn có thể thu về tới tận 249 triệu USD, so với kinh phí sản xuất là 100 triệu USD.
Nếu không có các fan của nguyên tác tiểu thuyết, Eragon chắc chắn không thể đạt được doanh thu 249 triệu USD toàn cầu.
Eragon giống như một món cocktail pha hỏng, trộn lẫn The Lord of the Rings, Star Wars và Harry Potter vào với nhau. Ngay cả dàn diễn viên sáng giá bao gồm John Malkovich, Jeremy Irons và Rachel Weisz cũng không thể cứu nổi một kịch bản phim lỏng lẻo và nhàm chán. Trên thực tế, con số mà Eragon đem lại không quá ấn tượng, nhưng nó vẫn là bộ phim xếp thứ 16 trong số các phim ăn khách nhất của hãng 20th Century Fox trong năm 2006.
Prince of Persia: The Sands of Time (2010)
Kinh phí: 200 triệu USD
Doanh thu: 335 triệu USD
Dựa trên loạt trò chơi nổi tiếng, Prince of Persia: The Sands of Time có nguồn kinh phí khổng lồ cùng sự tham gia của tài tử Jake Gyllenhaal trong vai chính. Nhờ tài năng của nhà sản xuất Jerry Bruckheimer mà bộ phim có chất lượng tầm tầm này vẫn có thể thu về 355 triệu USD từ các phòng vé.
Prince of Persia đã thất bại trong việc trở thành một Cướp biển vùng Caribbean tiếp theo.
Từng được kỳ vọng là sẽ trở thành một Cướp biển vùng Caribbean tiếp theo, nhưng Prince of Persia: The Sands of Time không được lòng giới phê bình. Bộ phim cũng chưa thể làm nên một cuộc cách mạng trong dòng phim chuyển thể từ các trò chơi, vốn vẫn là điểm yếu đối với các nhà làm phim Hollywood tính đến thời điểm hiện tại.
A.I. Artificial Intelligence (2001)
Kinh phí: 100 triệu USD
Doanh thu: 235 triệu USD
Từng được nhiều khán giả kỳ vọng, nhưng A.I. Artificial Intelligence lại trở thành một trong những tác phẩm đáng quên nhất đến từ nhà làm phim kỳ tài Steven Spielberg. Trên thực tế, A.I. ban đầu vốn được Stanley Kubrick thai nghén từ giữa thập niên 1990 nhưng ông đã qua đời vào năm 1999 nên không thể thực hiện bộ phim. Dù đã nỗ lực thành công trong việc tạo ra những hình ảnh đẹp mê hồn và kỹ xảo ấn tượng, A.I. của Steven Spielberg vẫn chỉ được đánh giá là một tác phẩm trung bình.
Chất lượng của Trí thông minh nhân tạo không xứng với tầm của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.
Trái với chất lượng tầm tầm, doanh thu của A.I. lại rất khả quan bất chấp những dự đoán cho rằng phim sẽ bị lỗ. 235 triệu USD thu về so với kinh phí sản xuất 100 triệu USD có thể khiến hãng Dreamworks thở phào nhẹ nhõm.
After Earth (2013)
Kinh phí: 130 triệu USD
Doanh thu: 243 triệu USD
After Earth của đạo diễn M. Night Shyamalan là một trong những bộ phim tệ nhất trong năm 2013, đem về cho cha con nhà Will Smith tận ba giải thưởng điện ảnh Mâm xôi vàng tại các hạng mục diễn xuất. Trong khi Will Smith quá mờ nhạt trong phim, thì cậu con trai anh là Jaden Smith dường như lại được giao cho một vai diễn quá sức.
After Earth là một cái tên nổi bật trong lễ trao "giải thưởng" điện ảnh Mâm xôi vàng 2013.
Ngạc nhiên thay, doanh thu của bộ phim không hề tệ như chất lượng của nó. After Earth đã đem về cho hãng Columbia Pictures 243 triệu USD, so với kinh phí đầu tư ban đầu là 130 triệu USD. Điều này giống với tác phẩm trước đó của Shyamalan là The Last Airbender, dẫu bị cả giới phê bình lẫn khán giả chê bai thậm tệ, nhưng cuối cùng lại không hề lỗ vốn như nhiều người suy nghĩ.
Hulk (2003)
Kinh phí: 137 triệu USD
Doanh thu: 245 triệu USD
Lựa chọn đạo diễn giàu tính nghệ thuật Lý An cho một bộ phim siêu anh hùng là quyết định có phần mạo hiểm. Hậu quả là Hulk trở thành một phim bom tấn chậm chạp và có phần lê thê. Một vài đột phá sáng tạo của Lý An vẫn được giới phê bình tưởng thưởng, nhưng bộ phim đã không thể oanh tạc các phòng vé như các nhà sản xuất và đầu tư mong muốn.
Bom tấn Hulk của đạo diễn Lý An bị đánh giá là chậm chạp và lê thê.
Dẫu sao, 245 triệu USD doanh thu so với kinh phí 137 triệu USD ban đầu không khiến cho bộ phim đến mức chịu lỗ. Sau đó 5 năm, The Incredible Hulk với sự góp mặt của Edward Norton cũng rơi vào trường hợp tương tự. Dường như, Người khổng lồ xanh chỉ bắt đầu được khán giả yêu mến sau màn xuất hiện trong bom tấn The Avengers.
Batman & Robin (1997)
Kinh phí: 140 triệu USD
Doanh thu: 238 triệu USD
Batman & Robin là ví dụ tiêu biểu cho một bộ phim có chất lượng dở tệ đến mức khán giả chẳng thèm quan tâm đến con số doanh thu. Bộ phim thuộc thể loại siêu anh hùng của đạo diễn Joel Schumacher vẫn thường được bầu chọn vào danh sách các tác phẩm điện ảnh dở nhất mọi thời đại.
Thất bại về mặt chất lượng của Batman & Robin đã khiến hãng Warner Bros. lập tức ngừng loạt phim về nhân vật Người dơi của đạo diễn Joel Schumacher.
Ấy vậy mà Batman & Robin vẫn đem về được cho hãng Warner Bros. 238 triệu USD, so với 140 triệu USD kinh phí đầu tư ban đầu. Sự chê bai từ người hâm mộ đã khiến hãng Warner Bros. chấm dứt loạt phim này và tái khởi động lại thương hiệu điện ảnh Batman tám năm sau đó cùng đạo diễn Christopher Nolan.
Dark Shadows (2012)
Kinh phí: 150 triệu USD
Doanh thu: 245 triệu USD
Nếu so với bộ phim trước của Tim Burton và Johnny Depp là Alice in Wonderland, dễ thấy được lý do tại sao người ta thường coi Dark Shadows là một thất bại. Trước Dark Shadows, Alice in Wonderland thu được đến tận 1 tỉ USD so với kinh phí bỏ ra chỉ là 200 triệu USD. Điều này khiến các hãng phim tin rằng sự kết hợp giữa bộ đôi Depp và Burton là một cỗ máy in tiền hoàn hảo.
Sự kết hợp giữa Johnny Depp và đạo diễn Tim Burton vẫn hái ra tiền, nhưng không còn hiệu quả như các nhà sản xuất suy nghĩ.
Tuy nhiên, phiên bản chuyển thể từ loạt phim truyền hình cùng tên lại là một nỗi thất vọng khi chỉ có thể thu về 245 triệu USD so với 150 triệu USD kinh phí đầu tư ban đầu. Dẫu vậy, với chất lượng trung bình, việc Dark Shadows đem lãi tới gần 100 triệu USD về cho Warner Bros. cũng được nhiều người coi là một phép màu.
Battleship (2012)
Kinh phí: 209 triệu USD Doanh thu: 303 triệu USD
Battleship của Peter Berg rõ ràng là hết sức hoành tráng với những chiến hạm to lớn, vũ khí hầm hố và cả các robot đến từ ngoài hành tinh. Tuy vậy, doanh thu trong tuần đầu tiên công chiếu tại Bắc Mỹ của bộ phim thấp hơn nhiều so với dự kiến và nhiều người đã nghĩ đến một thất bại nặng nề dành cho hãng Universal tại thời điểm đó.
Battleship nhận thất bại nặng nề tại Bắc Mỹ nhưng vẫn có thể "thoát hiểm" nhờ thị trường quốc tế.
Sau khi kết thúc trình chiếu, Battleship chỉ có thể thu về 65 triệu USD tại thị trường nội địa. Nhưng may mắn thay, nhờ có doanh thu khả quan tại các thị trường quốc tế mà cuối cùng Battleship cũng đạt mức tổng doanh thu là 303 triệu USD. Nếu so với mức kinh phí ban đầu là 209 triệu USD thì bộ phim vẫn có lãi. Không thể phủ nhận rằng Battleship là một bộ phim còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nó cũng chưa phải là một thảm họa phòng vé như nhiều người hằng tưởng.
Waterworld (1995)
Kinh phí: 175 triệu USD
Doanh thu: 264 triệu USD
Vào thời điểm ra mắt, Waterworld là một trong những bộ phim tốn kém nhất mọi thời đại khi có kinh phí lên đến 175 triệu USD. Một phép so sánh nho nhỏ, ngay cả kinh phí của bom tấn Godzilla đến từ Legendary Pictrues và Warner Bros. vừa ra mắt hồi tuần trước cũng chỉ là 160 triệu USD. Được kỳ vọng là sẽ nhấn chìm các phòng vé, nhưng Waterworld cuối cùng chỉ thu về được 264 triệu USD. Nếu trừ đi các chi phí quảng cáo được ước tính lên đến 60 triệu USD, Waterworld vẫn có thể lãi được ít nhất 29 triệu USD.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, Waterworld không lỗ nặng như người ta vẫn hằng tưởng.
Cũng bởi màn trình diễn quá tệ hại tại các phòng vé mà xuất hiện tin đồn cho rằng Waterworld không đem lại chút lợi nhuận nào cho Universal và các rạp chiếu. Nhưng trên thực tế, Waterworld vẫn đem lại một khoản lời khiêm tốn trên mức kinh phí bỏ ra ban đầu.
Ghost Rider: Spirit of Vengeance (2011)
Kinh phí: 57 triệu USD
Doanh thu: 132 triệu USD
Đây là bộ phim mà nhiều người đều lầm tưởng là đã lỗ vốn sau khi công chiếu, nhất là sau những lùm xùm xung quanh chuyện tìm hãng phát hành. Ghost Rider: Spirit of Vengeance thu về được khoảng hơn 130 triệu USD, nhưng kinh phí đầu tư sản xuất của bộ phim chỉ là 57 triệu USD, bằng phân nửa so với tập Ghost Rider đầu tiên.
Dù có chất lượng dở tệ nhưng Ma tốc độ 2 vẫn có lãi tại các phòng vé.
Spirit of Vengeance nhận được nhiều lời chê bai vì chất lượng quá tệ, nên con số doanh thu kể trên được coi là một điều bất ngờ. Một bộ phim không được ai mến mộ như thế chắc chắn là một tác phẩm thất bại, nhưng ít ra Spirit of Vengeance cũng phá bỏ những rào cản logic về doanh thu tại phòng vé.
Theo Zing
The Conjuring House - game kinh dị đầu tiên về siêu linh Người chơi sẽ gặp một loạt sự kiện huyền bí không giải thích được và phải đối đầu với thế lực ma quỷ đang ám ảnh ngôi nhà. The Conjuring House lấy bối cảnh ngôi nhà bỏ hoang do nhóm RYM GAMES, gồm những cựu nhân viên phát triển game đến từ Ubisoft với các dự án nổi tiếng như Prince of Persia...