Game câm lặng, thà đừng chơi còn hơn!
Quá trình nhìn nhận và đánh giá một tựa game của chúng ta thường dựa vào 4 đặc điểm chính là: lối chơi, đồ họa, cốt truyện, và âm thanh. Trong đó, phần “nghe” luôn bị thờ ơ nhất so với 3 anh em còn lại của nó. Tôi đã gặp không ít gamer sẵn sàng chơi game trong điều kiện hoàn toàn im lặng và đó quả là một sự lãng phí khủng khiếp thành quả mà nhà phát triển mang đến cho chúng ta.
Có lẽ tôi là một người khó tính, cũng có thể vì công việc đang làm là một DJ nên tôi đặc biệt chú trọng đến mảng âm thanh, đi đâu cũng vậy. Đối với tôi, headphone (nếu chơi game trên laptop) và một dàn loa khủng (nếu chơi trên Desktop) là 2 thứ nhất định không thể bỏ qua để có một thế giới cho riêng mình và cảm nhận được cái hồn của tựa game đó.
Nếu phải dựa vào 4 tiêu chí đã nói ở trên để đánh giá một tựa game, cá nhân tôi sẽ sắp xếp chúng như sau: đồ họa là thứ được đem ra ngắm nghía đầu tiên, lối chơi là để giữ chân gamer cho đến hết “cuộc vui”, cốt truyện tuyệt vời là để chúng ta phải suy ngẫm và đem ra bàn luận, còn âm thanh tuyệt vời đơn giản là để người chơi đắm chìm vào thế giới của riêng họ.
Vì sao tôi lại nói về âm thanh như thế, có lẽ tôi sẽ giải thích “nghĩa đen” của câu nói đó trước. Không một dân nghiền FPS nào là chưa từng chơi qua Call of Duty và chắc bạn cũng hiểu thế mạnh của dòng game này. Đưa người chơi vào một trận chiến quyết liệt, khói lửa và khiến họ không thể dứt ra một phút nào cho tới khi “phá đảo”. Vậy thì bạn sẽ cảm nhận sự dữ dội của cuộc chiến tranh thế nào nếu trong khi đang chơi, nhà hàng xóm “khuyến mãi” thêm phần âm nhạc bằng những bài hit “bất hủ”: Cháu lên ba, Em đi nhà trẻ… Bạn sẽ chiến đấu thế nào khi chiếc điện thoại cứ không ngừng reo…
Có lẽ bạn đã hiểu “nghĩa đen” mà tôi muốn nói đến. Trang bị một headphone đủ tốt để có cả chức năng cách âm, bạn sẽ được tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tôi tất nhiên là không khuyến khích ai đó từ bỏ công việc chỉ để chơi game, nhưng nếu đã sắp xếp được thời gian, giải quyết hết đống công việc thì đã đến lúc bạn dành thời gian cho riêng mình. Đeo Headphone vào và mặc kệ cái thế giới bận rộn bên ngoài, ngồi trước màn hình và chỉ “còn ta với nồng nàn”.
Tôi thật sự không thể hiểu tại sao một số người chơi lại có thể ngồi trong một “đống sắt biết di chuyển” hàng giờ đồng hồ. Họ được trang bị một siêu xe với mã lực cực lớn mà lại không muốn tận huởng “giọng nói” ngọt ngào của nó. Họ bỏ qua tiếng gầm đến rung cả căn phòng, tiếng vào số lách cách đơn giản mà lại là tác nhân gây nghiện của nhiều tay đua chính hiệu. Tôi dám đảm bảo rằng không một tay “Drift” điêu luyện nào lại không đem theo tiếng rít bánh xe đến thé tai vào trong giấc mơ của họ.
Video đang HOT
Thăng hoa nhờ sự cuồng nhiệt của khán giả.
Cũng giống như bạn tham gia trận El Clasico (siêu kinh điển) giữa Barca và Real trên PES trong một cầu trường im lặng, thiếu vắng tiếng hò reo, đôi khi là khích bác đối thủ của khán giả, tiếng thét đồng thanh đến vỡ òa cả sân vận động khi bạn biểu diễn một pha làm bàn tuyệt hảo. Đôi khi bạn cần một sự khích lệ tinh thần đến từ những bình luận viên lúc bỏ lỡ một pha bóng ngon ăn. Đáng tiếc, theo những gì mà tôi để ý thấy từ những người bạn quanh mình thì những game thủ PES hayFIFA đôi khi rất hay bỏ qua những chi tiết thú vị đến từ đôi tai.
Sự lãng phí âm thanh còn gây “hậu quả” đặc biệt nghiêm trọng nếu tựa game bạn đang chơi thuộc dòng game kinh dị. Hơn 50% cái hay của game đến từ những bước chân đơn độc trong bóng tối của bạn, tiếng ré lên bất ngờ của một sinh vật lai giữa chó và… cá sấu. Những tựa game thuộc dòng này thường không đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng thần thánh gì, nó giống như một bộ phim, chỉ khác ở chỗ bạn là nhân vật chính. Và bạn thật sự muốn coi một bộ phim kinh dị với chỉ hình ảnh mà không cần âm thanh??
Silent Hill không im lặng như người ta vẫn tưởng.
Như vậy, phần “nghe” trong game có thể giúp bạn lánh xa khỏi những phiền muộn đời thường, mang đến đầy đủ những cảm nhận và giúp bạn “nhập vai” tốt hơn trong thế giới ảo. Vẫn chưa hết, đối với những gamer kỳ cựu hay game thủ chuyên nghiệp, âm thanh đóng vai trò khá quan trọng trong lối chơi và cũng không ít lần “cứu mạng” họ.
Nhờ những tiếng bước chân vang, các xạ thủ có thể phần nào xác định được vị trí của đối phương, tránh những trường hợp bị “tỉa” lén bởi những tên cơ hội. Đối với dòng game cần sự tập trung cao như đua xe, một phút lơ là liếc nhìn kính chiếu hậu có thể khiến bạn “khóc hận” khi tuột thẳng xuống hạng chót. Thay vào đó, tiếng gió rít cùng với âm thanh động cơ của chiếc xe sau có thể giúp họ áng được khoảng cách giữa 2 xe và cả hướng vượt lên của đối thủ để có những biện pháp phù hợp như ép xe…
Headphone – Vật dụng không thể thiếu với một game thủ chuyên nghiệp.
Với bản chất của dòng game chiến thuật yêu cầu rất nhiều sự điều chỉnh tinh vi của người chơi mới mong dành được thắng lợi. Do số lượng thông tin cần xử lý là khá nhiều nên chúng xuất hiện không chỉ trên màn hình mà còn thông qua những câu cánh báo của hệ thống. Nếu không có những câu cảnh báo đó, bạn có thể vẫn sẽ mãi mê push nhà đối phương trong khi họ đang “hành” đồng đội của mình ở bên kia chiến tuyến. Starcraft hay AoE có thể đem ra làm ví dụ cho những trường hợp như vậy.
Bạn thấy đấy, không phải tự nhiên mà âm thanh là một trong 4 tiêu chí quan trọng cho một tựa game. Nếu so sánh giá cả thì headphone thường có giá mềm hơn chuột lazer, bàn phím cơ rất nhiều và một bộ loa trung bình có lẻ sẽ rẻ hơn gấp 3 lần một màn hình 17″” và gấp… 30 lần một dàn máy khủng. Các cụ đã dạy: “đắt nhưng sắt ra miếng”, hãy để trải nghiệm của bạn luôn được trọn vẹn với tựa game mình yêu thích.
Theo Game Thủ
Cốt truyện dòng game Diablo (Phần 2)
- Chiến thắng của chính nghĩa trong Diablo phần 1 chỉ được tính bằng ngày khi ngay sau đó, hiểm họa Diablo lại tiếp diễn trong chính nhân vật chính của phần 1.
Diablo II là phần tiếp theo của trò chơi nổi tiếng Diablo. Nó được Blizzard North phát triển và Blizzard Entertainment phát hành cho cả hai hệ điều hành Microsoft Windows và Mac vào năm 2000. Tới tháng 4 năm 2001, Diablo II đã trở thành một trong những trò chơi có hỗ trợ chơi trực tuyến phổ biến nhất. Nó cũng đã trở thành một trong ba mươi trò chơi máy tính hàng đầu bán chạy nhất từ trước tới thời điểm lúc bấy giờ. Tính cả Diablo II, Diablo series đã bán được 17 triệu bản.
Cốt truyện của Diablo II diễn ra một thời gian ngắn sau khi Diablo kết thúc, câu chuyện ở vùng đất Sanctuary được viết tiếp. Trong trò chơi Diablo, nội dung chính của câu chuyện xảy ra bên dưới một thánh đường ở một ngôi làng nhỏ được biết đến với tên gọi là Tristram. Tại nơi này Diablo, Chúa tể của tội ác Diablo đã bị một chiến binh vô danh đánh bại.
Tuy nhiên, người chiến binh đã sai lầm khi cho rằng mình có thể trấn giữ được linh hồn Diablo bằng cách ấn viên soulstone (viên đá nhốt linh hồn Diablo) vào trán và cố dùng sức mạnh tinh thần để nhốt chúa quỷ vĩnh viễn trong cơ thể. Diablo dần chiến thắng trong cuộc đấu tranh bên trong cơ thể và chiến binh anh hùng của phần 1 dần dần bị mất kiểm soát cơ thể.
Từ đó, người hùng đã bỏ đi và lang thang khắp nơi dưới sự thao túng của Diablo tìm cách giải thoát cho 2 người anh em của nó cũng là 2 chúa quỷ còn lại: Memphisto - Lord of Hatred (chúa tể của sự thù hận) và Baal - Lord of Destruction (chúa tể của sự hủy diệt). Trên đường đi, Diablo không ngừng triệu hồi các con quỷ lâu la từ địa ngục tấn công các nơi trên trần gian và được các nhân chứng gọi với tên Dark Wanderer (lữ khách bóng tối).
Người chơi trong vai một vị anh hùng mới tham gia vào cuộc chiến, lần theo dấu vết của Dark Wanderer đến nhiều vùng đất khác nhau và đánh bại những thế lực ma quỷ mà Diablo triệu hồi dưới sự giúp sức của bạn bè và Deckard Cain, người cuối cùng còn sống của hội pháp sư Horadrim.
Trong hành trình chiến đấu của mình, người chơi sẽ được đưa tới các vùng đất khác nhau để ngăn chặn việc giải phóng 2 chúa quỷ còn lại đã bị đánh bại bởi hội pháp sư Horadrim thời cổ đại. Memphisto bị giam ở vùng rừng Kurast trong một soulstone tương tự Diablo và đã thoát ra trước Diablo, còn Baal bị giam cùng với pháp sư Tal Rasha của hội Horadrim trong một ngôi mộ của vùng sa mạc. Do sự cản trở của đoàn quân quỷ dữ nên người chơi luôn đến chậm một bước và phải chiến đấu với các chúa quỷ sau khi được thả ra, riêng Baal thì trốn thoát và chỉ xuất hiện ở phần mở rộng. Bù lại, người chơi đã cứu được tổng lãnh thiên thần Tyrael, một đồng minh quan trọng giúp sức cho cuộc chiến chống lại Diablo.
Cốt truyện của Diablo II kết thúc khi người chơi một lần nữa đối mặt với chúa quỷ Diablo ở khu vực Arcane Sanctuary và đánh bại chúa quỷ hùng mạnh.
Phiên bản mở rộng Diablo II: Lord of Destruction cung cấp tiếp phần kết của 3 anh em chúa quỷ với việc người chơi được phái lên vùng đất Harrogath của người Barbarian tiếp tục truy đuổi và ngăn chặn âm mưu cuối cùng của Baal. Baal sau khi thoát khỏi mộ của Tal Rasha đã tìm đến địa điểm cổ mang tên Worldstone trong vùng đất của người Barbarian, với sự giúp sức của tên phản bội Nihlathak đã có được chìa khóa mở cửa pháo đài cổ Worldstone Keep. Ý đồ của Baal là sử dụng sức mạnh pháp thuật cổ đại được giấu trong pháo đài để triệu hồi đạo quân chủ lực của địa ngục vào trần gian.
Người chơi phải đuổi theo Baal đến tận căn phòng trung tâm của pháo đài và đánh bại chúa quỷ cuối cùng sau khi diệt sạch 6 đợt tấn công của các thuộc hạ mạnh nhất mà Baal tung ra. Tình huống cuối cùng mang đậm tính điện ảnh, khi Baal đổ gục cũng là lúc pháo đài Worldstone chấn động và sụp đổ, trong phút cuối tổng lãnh thiên thần Tyrael xuất hiện đưa người chơi thoát khỏi tòa pháo đài đang vỡ vụn.
Với sự diệt vong của 3 anh em chúa quỷ, cốt truyện của Diablo được xem như kết thúc, tuy nhiên sau 8 năm chờ đợi, phần 3 của tựa game Diablo đã được Blizzard công bố nhưng một câu hỏi về cốt truyện vẫn chưa được giải đáp: "Diablo đã chết, vậy ai sẽ là trùm chính của phần này và nếu không phải Diablo thì liệu tên gọi Diablo III có còn ý nghĩa ?"
Theo Game Thủ
Cú 'lội ngược dòng' ngoạn mục của Modern Warfare 3 Trò chơi đã vượt mặt đối thủ Battlefield 3 dù từng bị lép vế. Trong suốt thập kỷ trước, dòng game Call of Duty luôn nắm giữ vị thế thượng phong trong thể loại FPS đề tài chiến tranh. Số lượng fan của trò chơi luôn áp đảo so với đối thủ truyền kiếp Battlefield theo thống kê của giới chuyên môn. Dẫu...