Game “bất tử” không phải là không thể
“Ludic” là một từ xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là chơi (play), gắn liền với bất kì một thứ triết lý nào coi việc chơi là mục đích chính của cuộc sống. Vào tháng 6 năm 2006, một đoạn video đã được post lên Youtube với tựa đề là “ Mega64: Tetris”.
Đoạn video mô tả một người đàn ông hóa trang thành một khối hình trong trò chơi xếp hình nổi tiếng:Tetris. Người đàn ông này đi khắp nơi, và cố gắng đưa cả người cùng bộ hóa trang vào bất kì chỗ nào vừa vặn, giống như đang thực hiện trò chơi Tetris trong thế giới thực vậy…
Từ đây, ta sẽ đưa ra một khái niệm lý thú đó là Ludic artifact (hay player created content) tạm dịch là “Những thứ do chính tay người chơi tạo ra”. Ở đây, người chơi cảm thấy những yếu tố trong game quá hấp dẫn và muốn chia sẻ nó với người chơi khác hay trong một cộng đồng khác. Phân tích khái niệm này sẽ rất hữu ích cho những nhà phát triển game, bởi theo một cách nào đó nó sẽ giúp game vượt ra khỏi giới hạn của thế giới ảo, giúp thêm nhiều người có cơ hội cảm nhận được những khía cạnh khác nhau của cùng một tựa game.
Vậy chính xác thì Ludic artifact là gì? Nếu ai đã từng chơi qua những game như Little Big Planet, Unreal Tournament, Starcraft… thì sẽ dễ dàng nhận ra những trò chơi kiểu này cung cấp cho người chơi một kho các công cụ để ta có thể trực tiếp tạo map cũng như các màn chơi mới. Nhưng như thế vẫn chưa được gọi là các Ludic Artifact, chúng vẫn bị gắn liền với game và mới chỉ được coi là những yếu tố tự tạo trong game.
Ngược lại với điều đó, những trải nghiệm của game thủ hoàn toàn có thể dẫn đến một khía cạnh khác của sự sáng tạo, đó chính là việc tạo ra các “sản phẩm” của riêng mình. Hãy thử xem qua một ví dụ: một người chơi phá đảo Mario trong vòng 5 phút và ghi lại quá trình chơi của mình, đồng thời chia sẻ đoạn video này qua internet để những người khác có thể xem.
Như vậy, thông qua hành động ghi lại và chia sẻ, game thủ này đã đưa những thứ thuộc về trò chơi như gameplay ra ngoài dưới dạng một đoạn video gameplay, và chính thức tạo ra một loại “sản phẩm” được coi là Ludic Artifact.
Như vậy, có thể dễ dàng phân biệt được hai khái niệm đã nói ở trên thông qua môi trường hoạt động của chúng. Ludic Artifact được sử dụng ở ngoài game, cho dù nó vẫn mang những yếu tố của game.
Video đang HOT
Những ví dụ khác cho các Ludic Artifact có thể kể đến, đó là: những hình vẽ diễn lại một cảnh trong game, các đoạn video tư liệu về các bug game có thể lợi dụng được, cosplay nhân vật trong game, các đoạn phim được dựng từ engine trong game và thậm chí là một trang bách khoa toàn thư về một game nào đó trên mạng. Bạn thấy đấy, một khái niệm tưởng chừng như xa lạ nhưng thực ra đang hiển hiện hàng ngày, chỉ có điều bạn chưa biết gọi tên nó là gì mà thôi.
Bức tượng này cũng là một Ludic Artifact.
Các loại Ludic Artifact này nếu nhìn một cách toàn diện thì hầu như không có điều gì liên kết với nhau. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích điểm khác biệt cũng như điểm giống nhau của chúng, thì hoàn toàn có thể định nghĩa và phân loại. Theo góc nhìn tổng quan, chúng ta sẽ có 6 loại chính bao gồm:
1. Cạnh tranh
2. Xây dựng
3. Thể hiện
4. Trình diễn
5. Cộng đồng
6. Tài liệu
Đứng đầu trong danh sách này là cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây là yếu tố chính để tạo ra các Ludic Artifact, khi người chơi muốn thể hiện khả năng của mình trong một trò chơi. Các Ludic Artifact này có mục tiêu là lập ra các kỉ lục, hay so sánh giữa các kết quả sau khi chơi (giải quyết hết các bí mật hay nhặt được hết các item ẩn). Những đoạn video bạn thường thấy trên youtube của một game thủ trình diễn khả năng phá đảo Megaman không mất mạng nào, hay những màn rampage kinh điển trong Dota chính là ví dụ điển hình cho dạng này.
Thứ hai, đó là các Ludic Artifact dạng xây dựng. Trong dạng này, các Ludic Artifact là tất cả những vật dụng mà người chơi tạo ra dựa vào các yếu tố trong game, tính cả các đồ vật ảo, ví dụ như khẩu súng trong game Portal có thể coi là một ví dụ.
Đứng thứ ba trong danh sách là thể hiện. Những Ludic Artifact điển hình của dạng này chính là các bộ cosplay. Khi sử dụng các Ludic Artifact này, người chơi mong muốn thể hiện về tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong game mà họ hâm mộ.
Thứ tư, trình diễn. Ở đây, các yếu tố trong game sẽ được sử dụng, kết hợp trong nhiều phong cách trình diễn khác nhau. Ví dụ đoạn nhạc sau đây là sự kết hợp lý thú của tiếng súng trong trò chơi Half-life 2.
Cộng đồng đứng ở vị trí thứ năm. Đây là một trong những dạng phổ biến và thông dụng nhất, liên quan đến tất cả những yếu tố có khả năng hỗ trợ, nâng cấp các tính năng thuộc về cộng đồng hay những lợi ích liên quan đến việc tham gia cộng đồng đó.
Cuối cùng là tư liệu. Tư liệu cũng là dạng phổ biến, là tất cả các bài viết về game, mô tả nhiều khía cạnh khác nhau về game như: review, preview, walkthorugh… Ví dụ về nó? Tất cả những gì bạn đọc hàng ngày chính là điển hình cho dạng thức cuối cùng này.
Ludic Artifact là một khái niệm hết sức thú vị. Nó sẽ giúp các nhà phát triển game có được hướng đi chính xác hơn trong quá trình phát triển. Họ không chỉ tập trung vào việc làm sao để gameplay hay các yếu tố khác trong game hoàn hảo, mà đồng thời cũng nghiên cứu xem làm cách nào để các yếu tố đó khiến cho người chơi cảm thấy hứng thú và sẵn sàng chia xẻ nó với thế giới bên ngoài. Đây chính là động lực quan trọng làm cho cộng đồng của một tựa game phát triển, và kết quả thực tế đó là vòng đời của một game cũng sẽ lâu hơn.
Còn đối với bạn, trong vai trò người chơi, Ludic Artifact thực ra chính là những thứ bạn đọc hàng ngày, những video gameplay bạn tự tay thực hiện, hay đơn giản hơn đó có thể chỉ là những mẩu hội thoại trao đổi kinh nghiệm chơi game của chúng ta trên một forum.
Từ nay, mỗi khi thực hiện những hành động kể trên, bạn có quyền tự hào rằng mình vừa tạo ra một Ludic Artifact, thứ “thuốc tiên” vô cùng quý giá để kéo dài thêm tuổi thọ cho tựa game mà mình yêu thích.
Theo Game Thủ
Mạn bàn về đạo chơi game của người Việt
Nhân ngày rỗi rãi cuối năm, hãy thử đàm đạo một chút về cái thú chơi game của mọi người.
"Nghê chơi cũng lắm công phu" - Câu này không phải là các cụ dạy mà là của môt trong những nhà văn nôi tiêng Viêt Nam, cụ Nguyên Tuân, đã nói. Chơi là cái thú, nhưng đê chơi sao cho giỏi, cho hay, đôi khi lại thành môt nghê. Chả thê mà những cái phục vụ cho tinh thân như chơi hoa, chơi chim, chơi cờ, chơi... này nọ đôi khi còn được đem ra thi thô, đua tài đê xem ai tinh tê hơn ai.
"Chơi game là môt nghê thuât và người chơi game hẳn là nghê sĩ" - Câu này thì không phải của các cụ mà cũng chẳng phải của gã nhà văn, nhà thơ nào cả mà là của... tôi, môt tay "thợ chữ", môt tay game reviewer đã "nghỉ hưu" do dòng đời xô đây nghĩ ra. Chắc cũng có môt vài người nói rôi, nhưng đê trong môt bài viêt thê này, chắc tôi là người đâu tiên.
Ây vây mà cũng đúng đây. Ngâm thử mà xem: người chơi hoa thì nhiêu nhưng đâu phải ai cũng hiêu được cái tinh tê của thưởng hoa, đâu phải ai cũng hiêu rằng hoa hướng dương khi đem tỏ tình còn mạnh mẽ hơn cả hoa hông nhung người thưởng trà cũng chả ít mà đâu phải ai cũng hiêu chén trà của người Hà Nôi ngày xuân khác với chén trà của người Sài Thành ngày hè, người thưởng chim đâu phải ai cũng hiêu rằng chim bô câu nâu món gì là ngon nhât?!
Chơi game cũng vây mà thôi. Người chơi game thì nhiêu, nhưng người "hiêu" game thì ít, kẻ "thưởng" game càng ít hơn.
Tôi chưa dám nhân là kẻ "thưởng" game, vì cái "yêu" của tôi với game còn hãn hữu lắm. Có những người đàn anh của tôi, bỏ cả đời theo nghiêp game, coi game như cuôc sông của mình, trung thành với nó ngay cả khi nó ở bên bờ vực hiêm nguy nhât. Họ, có thê là môt biên tâp viên của tờ báo game đã chêt nào đó, có thê là nhân viên của môt công ty gameonline ngày ngày bị xã hôi dè bỉu nào đó, hay đơn thuân chỉ là môt người cứ hàng tháng lại bỏ tiên ra mua môt game gôc đê thoả mãn cái thú "chơi" của mình.
Đôi với tôi, họ thât đáng trân trọng. Vì họ "thưởng" game, "hiêu" game đúng nghĩa. Còn tôi, vì miêng cơm manh áo mà đành không thê theo nghiêp, chỉ còn có thê thi thoảng ngôi lạm bàn, hay còn gọi là "chém gió" theo ngôn từ bây giờ với các bâc đàn anh mà thôi. Âu cũng là cái buôn.
Chơi game ây vây mà không dê. Hôi bé thì dăm bảy nghìn, lớn lên, thêm chục nghìn nữa cho cái đĩa game, chơi xong là vứt, "phá đảo" xong là quên, thường thì người ta sẽ gọi đây là chơi game, còn tôi thì không. Đây chỉ là cái thú tiêu khiên của trẻ con mà thôi, chưa thê gọi là "chơi" được. Người chơi, nhât phải có tâm, nhì phải có lòng.
Tâm ở cái tôn trọng game, tôn trọng người làm game, như vây chính là tôn trọng bản thân mình. Lòng ở cái hiêu game, hiêu ý nghĩa truyên đạt của người tạo ra câu chuyên, muôn khám phá, muôn tìm tòi những cái mà game gợi mở. Đã bao giờ bạn hoàn thành game mà vân còn day dứt với kêt thúc của câu chuyên? Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng đê có thê cho ra môt sản phâm như vây, người làm game phải đâu tư, phải đọc, phải nghe, phải xem, phải hiêu những gì?
Câu trả lời cho môi người là khác nhau. Nhưng tin rằng những ai đã tự tìm được cho mình, môt lúc nào đó, sẽ "Ô" lên mà rằng: "Thât thú vị, thât thú vị!". Và như thê, đôi khi cảm hứng đê chơi đên với ta gân như bât tân, ta cũng biêt chơi như thê nào là đủ, game nào là hay, ta có được cảm quan của riêng mình, có được đánh giá của riêng mình, và thâm chí vân dụng những cái ta có từ game vào trong cuôc sông thường nhât.
Nói ví dụ với bản thân tôi mà thôi, tôi là môt người sản xuât truyên hình, tức là tôi cân những bài học vê hình ảnh, âm thanh, bô cục, đạo diên... Game đã dạy tôi rât nhiêu những điêu ây, vê cách sắp xêp trường đoạn, vê cách sử dụng câu thoại, vê viêc chọn âm nhạc cho chương trình của riêng mình. Môt lân, có người xem chương trình của tôi và hỏi rằng: "Nhạc ở đâu hay vây?". Tôi không trả lời và chỉ cười tôi biêt có trả lời, họ cũng không hiêu được vì đó là nhạc lây từ Final Fantasy 7: Crisis Core và Dynasty Warriors 4 mà. Là gamer, đôi khi có được nhiêu lợi thê như vây đó.
Chơi game, giông như đọc môt quyên sách hoặc xem môt bô phim, nhưng lại hay hơn ở chô ta tương tác được. Vây nên mức đô nhâp tâm cao hơn nhiêu, tât nhiên là chỉ với những game hay mà thôi. Và khi đã chơi đên môt mức đô nào đó, người ta sẽ tránh được cảm giác nghiên hay cảm giác đua đòi vì người ta hiêu mình cân gì, mình muôn gì.
Tôi, khi còn đi học, cũng hay rơi vào hai trạng thái đó: nghiên và đua đòi. Nghiên có nghĩa là không thê rời màn hình máy tính nửa giây, say mê trong môt thê giới ảo nào đó đê chinh phục những đỉnh cao không có thật. Đua đòi có nghĩa là thây người ta chơi game này game kia cũng theo, mặc dù bản thân không hê hiêu vê nó. Phải mât môt thời gian dài, tôi mới hiêu được chơi game không chỉ có như thế.
Cái gì cũng vậy, quá là mât hay, dư thừa là mât vị. Chơi ít nhưng thâm, thưởng ít nhưng chât, biêt ít nhưng hiêu nhuân, ây mới đáng gọi là chơi vậy. Chơi môt game mà mở mang thêm vê lịch sử, vê văn học, vê ngôn ngữ, vê âm nhạc, chơi môt game mà cảm được hêt cái tinh thân của game, ây mới đáng gọi là chơi vây. Bởi vây mà giờ, cả năm chỉ có khi chơi vài ba game, nhưng đáng tiên, đáng thưởng, và chỉ cân có môt người chung sở thích bàn vê những game đó, âu cũng là môt cái lạc thú ở đời...
Theo Game Thủ
Lại xuất hiện những siêu nhân "bất tử" trong TLBB? Đề tài hack bất tử vốn đã lắng xuống được một thời gian nay lại có dịp nở rộ. Thiên Long Bát Bộ vốn là một tựa game được rất nhiều người yêu thích. Ngoài những lý do thông thường, việc ít có sự can thiệp của phần mềm auto cũng như các phần mềm trái phép khác đã giúp cho TLBB ghi...