Game ảo đang lấn lướt game thực
Ngày quốc tế thiếu nhi cũng đã trôi qua được vài ngày trước đây, và dư âm của ngày dành riêng cho những cô bé, cậu bé cũng chỉ còn đọng lại qua những món quà tặng, những món đồ chơi bắt mắt, những cuốn sách đầy màu sắc, hoặc những bức ảnh các bậc cha mẹ các bé chụp cho con cái trong ngày nghỉ.
Dĩ nhiên, trong ngày quốc tế thiếu nhi, thì tuyệt đại đa số những sự kiện được tổ chức trong ngày này đều chỉ dành cho các bé, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, vô lo vô nghĩ. Thế nhưng cũng trong cái ngày thứ 7 vừa rồi, một câu chuyện nho nhỏ mà tôi có cơ hội được chứng kiến một lần nữa lại khiến tôi không khỏi có những suy nghĩ về các dạy trẻ, hay đúng hơn là dỗ trẻ của một số lượng không hề nhỏ những ông bố bà mẹ tại Việt Nam hiện nay.
Câu chuyện vô tình xảy ra tại bữa tiệc nho nhỏ mà cơ quan một người bạn của tôi đang làm, tổ chức để mừng ngày quốc tế thiếu nhi cho con cái của cán bộ công nhân viên công ty. Dĩ nhiên, vợ chồng người bạn của tôi cũng dẫn tới bữa tiệc nhỏ này cậu con trai 3 tuổi của họ.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như cậu bé tỏ ra hoạt bát, hiếu động và đùa nghịch, giống như những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Trái lại, cậu con trai của bạn tôi lại tỏ ra thu mình lại, chẳng buồn đoái hoài tới những cậu bé cô bé đang nô đùa bên những trái bóng bay, hay những con thú nhồi bông, những món quà dành tặng cho những “chủ nhân đích thực” của ngày lễ đặc biệt này.
Trong khi những đứa trẻ khác thì nô đùa vui vẻ, thì cậu bé của chúng ta lại nằng nặc đòi mẹ cho mượn chiếc iPhone để chơi “ghép kẹo”. Khi mẹ tỏ ra không đồng ý, ngay lập tức cậu bé vùng vằng giận dỗi và khóc lóc ngay giữa hội trường, nơi sự kiện đang được tổ chức. Khỏi phải nói mẹ cậu bé bối rối đến mức nào khi những đứa trẻ khác đang nô đùa vui vẻ, trong khi con mình lại chỉ muốn… chơi Candy Crush.
Đến khi tôi hỏi, mọi chuyện mới vỡ ra được phần nào. Kể từ khi cậu bé bắt đầu tập ăn bột, bố mẹ cũng như người giúp việc luôn phải nhờ vào “đấng toàn năng” trong nhà, không gì khác hơn chính là chiếc máy tính bảng iPad để cu cậu có thể ngồi ngoan đến hết bữa ăn. Trong lúc bố mẹ và người giúp việc đang bận rộn với những công việc khác, như làm việc, nấu ăn hay giặt giũ quần áo, cậu bé lại cắm đầu vào những tựa game đầy màu sắc trên những thiết bị di động.
Video đang HOT
Một lần nữa, câu chuyện về những ông bố bà mẹ, và cách dạy con bằng… iPad lại được đem ra để bàn luận. Thật không may, cũng trong sự kiện nho nhỏ kể trên, một vài tiếng xì xào đánh giá về cách chiều con của người bạn tôi từ không ít đồng nghiệp lại lọt được vào tai của tôi: “Cho nó ngồi chơi cho lắm vào, giờ muốn nó hòa đồng cũng chẳng được”…
Ác khẩu như vậy nhưng cũng có phần đúng. Những vụ việc ông bố, bà mẹ phải nhờ tới bác sỹ tâm lý để giúp đỡ những đứa con nghiện game di động của mình, tới mức có những biểu hiện tự kỷ ám thị giờ đây chẳng còn là điều quá xa lạ, nhất là khi việc sở hữu một chiếc iPhone hay máy tính bảng là điều quá dễ dàng.
Nói như vậy, hoàn toàn tôi không có ý muốn “cấm tiệt” việc cho trẻ con sử dụng những thiết bị công nghệ từ khi còn nhỏ, vì với tốc độ phát triển như hiện nay, chẳng sớm thì muộn, những đứa trẻ của chúng ta cũng sẽ chập chững bước vào cuộc dạo chơi công nghệ, y hệt như những gì người lớn đang làm hiện nay.
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu những ông bố, bà mẹ không quá tin tưởng những chiếc iPad như một công cụ vạn năng, giúp con cái của họ không quấy khóc và không quậy phá, thì ắt hẳn những câu chuyện dở khóc dở cười như phần đầu bài viết trên đây chắc chắn sẽ không có cơ hội xảy ra. Rốt cuộc, chẳng bao giờ có chuyện làm dụng quá mức một thứ mà nó đem lại kết quả tích cực cho con người.
Theo GameK
Party game online: Nét đẹp đã mất tại Việt Nam
"Khi game trở nên nhàm chán, mà nhàm chán từ gốc rồi, thì những thứ làm nên thành công như party chẳng hạn, cũng sẽ dần bị mai một."
Một trong những tính năng đã tạo nên thành công của không ít game online trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng chính là party game. Bên cạnh bang hội (clan, guild) thì party là một trong những cách tuyệt vời để kết nối những người chơi một tựa game online lại với nhau, cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ. Trong không ít trường hợp, việc cùng nhau phiêu lưu trong game đã dẫn đến những tình bạn, thậm chí là tình yêu đẹp mà chúng tôi đã không ít lần giới thiệu.
Thế nhưng dường như, nét đẹp một thời của làng game Việt đã và đang dần bị mai một. Những tổ đội đông đúc vui vẻ đi train quái, săn boss hay tham gia những trận đấu hoành tráng ngày nào giờ hình như chẳng còn được như xưa. Thay vào đó, những party game online lại có xu hướng chuyển dịch dần sang những người chơi game online nước ngoài, nơi những game thủ bỡ ngỡ luôn có xu hướng được những người đi trước dìu dắt làm quen với game. Vì sao lại như vậy?
"Ngày xưa cả quán net là một party"
Chuyện này hoàn toàn không có gì kỳ lạ. Đối với những game nhập vai dạng client trước đây, cộng đồng hâm mộ luôn có sở thích rủ rê bạn bè cùng chơi, cùng cười vui trong game. Thậm chí, việc "chèo kéo" giữa những người bạn còn dẫn đến việc hàng tối, những người bạn cùng đam mê một tựa game cùng có mặt tại một quán internet ngay sau giờ cơm, và cùng nhau sống trong game. Đó là thứ trước đây tôi đã từng được chiêm ngưỡng, mọi người reo hò, nhắc tên một ai đó rời vị trí, và tung hô một người đã giúp đỡ đồng đội...
Đó quả thực là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với bất kỳ game thủ nào. Rõ ràng, việc có bạn bè đồng đội trong game cùng khám phá thế giới là một điều khiến game thủ cực kỳ an tâm. Sẽ còn là tuyệt vời hơn nữa khi "người đồng đội" đó ngồi ngay cạnh bạn, hướng dẫn bạn từng đường đi nước bước, từng hướng nâng cấp nhân vật, craft đồ,...
Thế nhưng giờ đây thì sao? Quá khứ đẹp đẽ ấy của làng game Việt Nam dường như đã chẳng còn, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những nhóm game thủ vào bắn một trận Counter Strike hay chơi một ván DotA cùng nhau. Còn game online ư? Nhiều người nghĩ rằng những party game online đã tuyệt chủng theo sự ra đi của không ít game nhập vai tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây.
"Game chán thì party làm gì?"
Đó là nguyên văn câu nói một người bạn của tôi, một người đã gắn bó với game online Việt từ nhiều năm nay vừa nói hồi chiều, khi được tôi hỏi "cảm nghĩ về party game online bây giờ?"
Ngẫm lại cũng đúng một phần. Những game online hiện nay đa phần có lối chơi quá nhàm chán, sách vở (như webgame 2D đề tài võ hiệp hay tiên hiệp). Riêng hệ thống gameplay không thu hút, thì lấy gì đảm bảo việc đi theo tổ đội sẽ trở nên thú vị? Chưa kể, thậm chí còn có webgame còn chẳng có chức năng party nữa. Đó mới là một lý do.
Thế nhưng, lý do này lại dẫn tới điều thứ hai, đó chính là thói quen chơi game của những game thủ. Ngay cả những game có chất lượng, cũng rất ít khi hiện diện những party trong game, nơi những game thủ có thể cùng nhau thưởng thức tựa game yêu thích. Giờ đây, phần lớn gamer Việt thường có xu hướng "hành tẩu" đơn độc trong game, lười khám phá những điều thú vị mà thay vào đó là cắm đầu làm nhiệm vụ cho xong để lên level. "Chơi game như vậy thì có gì là hay? Giống như game hành hạ người chơi thì đúng hơn."
Trong khi đó, cộng đồng những người chơi game online nước ngoài, tuy không thể so sánh được với phần còn lại của làng game trong nước, thế nhưng qua những trang diễn đàn về game tại Việt Nam, họ đã và đang tỏ ra là một cộng đồng tương đối gắn kết. Những bài viết chia sẻ kinh nghiệm chơi game, báo danh nhân vật hay thậm chí là... đặt giờ đi raid là những minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.
Tạm kết
Thực trạng thì đã rõ ràng, câu hỏi nhiều người đặt ra ở thời điểm này là làm cách nào để đưa một nét văn hóa của cộng đồng game thủ Việt như party trở lại thời hoàng kim? Thiết nghĩ, câu hỏi này xứng đáng được dành tặng cho những nhà phát hành game Việt Nam, những đơn vị được mệnh danh là "dâu trăm họ", gánh vác trọng trách đưa làng game Việt Nam đi lên nhờ vào việc phát hành những tựa game online "chất lượng" mặc dù chất lượng đến đâu e rằng vẫn là một dấu hỏi không hề nhỏ từ phía cộng đồng game thủ.
Theo GameK
Game thủ Việt "hardcore" đang dần rơi rụng Số lượng những game thủ "hết mình vì game" giờ không còn đông đảo như trước kia, đa phần vì lý do thời gian, thêm vào đó là nhiều vấn đề khách quan khác. Giống như các bạn, bản thân tôi cũng là một người chơi game, hay theo ngôn ngữ được nhiều người chấp nhận, là một game thủ. Trước đây, những...