Gầm gừ dọa gấu đen, hổ non nhận cái kết ‘bẽ bàng’
Khi quá sức chịu đựng, gấu đen quyết định tham chiến thì hổ nhanh chóng bỏ chạy.
Ở Ấn Độ, hổ và gấu chính là một trong những loài động vật mạnh nhất. Thi thoảng, những cuộc đối đầu giữa hai “ông vua” này vẫn diễn ra đầy khốc liệt. Thế nhưng, lần này thì khác.
Gấu đen đang trên cây thì hổ phát hiện, tiến tới đe dọa.
Một con gấu đen chạm mặt hổ mới trưởng thành nhưng thay vì một cuộc chiến như bình thường, gấu đen chọn cách “không đối đầu”.
Câu chuyện khởi đầu khi con gấu đen đang ở trên cây thì hổ phát hiện, nó nhanh chóng tiến tới gốc cây chuẩn bị cho cuộc chiến.
Hổ trẻ quanh quẩn, gầm gừ dọa gấu và dùng những móng vuốt cào vào thân cây. Trong khi đó, dường như không quan tâm nên gấu đen bình thản như không trêu ngươi kẻ địch ở phía dưới.
Video đang HOT
Sau một hồi chịu trận của hổ, gấu đen phản đòn bằng cách gầm gừ đe dọa và quyết định xuống dưới tham chiến. Đến lúc này, hổ non dường như hốt hoảng, nó nhanh chóng chạy khuất vào một bụi cây gần đó.
Cuộc chạm trán của hai loài vật hung dữ này diễn ra ở Công viên quốc gia Ranthambore ở Sawai Madhopur, tây bắc Ấn Độ.
Nó gầm gừ và tìm cách leo lên cây để tấn công kể địch.
Có những lúc tưởng như hổ đã tấn công được gấu nhưng không thành.
Gấu dường như không để ý tới kẻ “ngựa non háu đá” phía dưới.
Khi quá sức chịu đựng, gấu đen quyết định tham chiến thì hổ nhanh chóng bỏ chạy.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Giải mã bí ẩn loạt động vật chôn cùng cô gái trong mộ cổ Maya
Bên trong ngôi mổ cổ từ thời Maya, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của cô gái trẻ trong tư thế ngồi bắt chéo chân, bao quanh là những bộ xương động vật lớn.
Hộp sọ của báo sư tử được tìm thấy trong mộ cổ Maya.
Một công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học George Mason, do giáo sư khảo cổ Nawa Sugiyama là tác giả chính, ở Virginia đăng trên tạp chí khoa học PLOS One đã hé lộ về bí ẩn ngôi mộ cổ Maya có chứa hài cốt của cô gái trẻ, được bao quanh bởi những bộ xương động vật lớn.
Theo đó, các nhà khảo cổ đã khai quật được một ngôi mộ cổ tại khu di tích Copán - thành phố cổ thuộc nền văn minh Maya, nằm ở tỉnh Copán, phía tây Honduras (quốc gia Trung Mỹ). Trong đó, người ta tìm thấy hài cốt một phụ nữ trẻ ngồi bắt chéo chân, xung quanh là những bộ xương động vật, bao gồm hai con nai, một con cá sấu và ấn tượng nhất là một con báo sư tử gần như còn nguyên vẹn. Theo tính toán, ngôi mộ này có niên đại khoảng 435 sau công nguyên.
Báo cáo nghiên cứu ghi rõ, không hiếm lạ khi các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt những con mèo lớn (một thuật ngữ dùng để chỉ về những loài động vật trong Chi Báo thuộc họ nhà mèo có khối lượng cơ thể lớn, đô con, hung dữ) và các động vật khác ở những thành phố thuộc Trung Bộ châu Mỹ cổ đại. Tại một vị trí gần bàn thờ hiến tế ở Copán, nhiều hài cốt mèo lớn được tìm thấy.
Việc chôn những con vật này là một phần nghi lễ của người cổ đại, giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết về cuộc sống tại thành cổ Copán. Những người sống ở châu Mỹ thời kỳ đó chủ yếu nuôi chó và gà tây, nhưng kết quả phân tích hoá học xương những con mèo lớn và các động vật khác được tìm thấy trong thành cổ chỉ ra, chúng được nuôi nhốt chứ không chỉ đơn thuần là chiến lợi phẩm từ các cuộc đi săn.
Bằng chứng cho việc thuần hoá động vật hoang dã được tiết lộ trong xương của báo đốm, báo sư tử... Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện xương của những con vật được khai quật xung quanh Copán thường rất giàu C4, một phân tử chứa carbon phổ biến trong cây nông nghiệp như ngô, không phải thực vật hoang dã.
Điều đó có nghĩa, những con mèo lớn có khả năng bị nhốt, rồi cho ăn thức ăn của con người.
Tuy nhiên, nhiều mẫu xương khác khai quật cùng địa điểm chứa nhiều C3, thường có trong thực vật hoang dã. Điều này có nghĩa, theo các nhà nghiên cứu nhận định, người dân Copán có khả năng giam cầm động vật hoang dã để giết thịt, hoặc cũng có khả năng chúng chết trong các cuộc săn bắn.
Nghiên cứu lông thú, xương hươu và các động vật khác cũng cho ra các đồng vị của oxy không đến từ khu vực địa phương. Theo nhóm nghiên cứu, người Copán không chỉ thuần hoá động vật hoang dã, mà còn mua bán lông thú, da và các món hàng khác với những vùng đất xa hơn.
Theo Tu Oanh/Tiền phong
Cái kết 'hả hê' cho tu hú khi chuyên đi giết con của loài khác Thói quen sinh sản khiến tu hú trở thành nỗi ám ảnh của bất cứ loài chim nào. Những hình ảnh được chụp tại Kirkcudbright, Scotland về một cuộc chiến giữa chim tu hú với một loài chim khác nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân có thể là do cúc cu đã đẻ trứng vào tổ của con chim nhỏ hơn kia. Khi...