“Gặm” bánh mì, lương khô đi chống buôn lậu
“Các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh ranh, liều lĩnh, chúng thường lợi dụng đêm tối để mang, cõng hàng hóa qua biên giới. Vì thế, chuyện bỏ dở bữa cơm, hay “gặm” bánh mì, lương khô đi chống buôn lậu đã trở thành “chuyện thường ngày” của cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng” – Trung tá Phạm Thành Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây, BĐBP Long An chia sẻ về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Tang vật thuốc lá ngoại nhập lậu bị Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây thu giữ. Ảnh: Hồ Phúc
Ngay từ sáng sớm, chúng tôi đã có mặt tại Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây. Đúng lúc này, Tổ công tác chống buôn lậu của đồn đang tiến hành kiểm kê thuốc lá nhập lậu bị đơn vị thu giữ cách đó không lâu để đưa vào kho.
Theo lời kể của Trung tá Phạm Thành Trung, khoảng 21 giờ, ngày 13-8, Đội tuần tra thực hiện nhiệm vụ tại khu vực ấp Vinh, xã Mỹ Thạnh Tây (Đức Huệ, Long An) phải rất khéo léo mới “cắt đuôi” được mấy đối tượng canh đường. Cả đêm mật phục, không một bóng người qua lại khu vực biên giới, nhưng đến khoảng 5 giờ sáng ngày hôm sau, anh em trong Đội tuần tra chuẩn bị trở về đơn vị để thay ca, thì xuất hiện một bóng người từ phía bên kia biên giới đang cõng một gùi hàng lớn tiến về phía Việt Nam.
Thấy có người xuất hiện, đội chia nhau ra ém mình trong lùm cây, gò đất để tránh bị lộ. Khi đối tượng đi lọt vào đội hình mật phục, Trung úy Trương Công Lương, Đội trưởng Đội Trinh sát phát khẩu lệnh yêu cầu kiểm tra, nhưng đối tượng đã vứt hàng hóa, lợi dụng đêm tối chạy ngược lại phía Campuchia và trốn thoát.
Trung tá Phạm Thành Trung cho biết, tình hình buôn lậu qua biên giới trên địa bàn Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây phụ trách đã giảm nhiều so với 6 tháng đầu năm 2017. Nếu so sánh với những đợt cao điểm trước đây, hoạt động buôn lậu đã giảm tới 85%.
Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại vẫn diễn ra với số lượng nhỏ, lẻ tại khu vực mốc 189 và khu vực Giồng Lức, ở ấp Vinh, xã Mỹ Thạnh Tây. Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu là tập kết hàng lậu sát đường biên giới, sau đó theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng, thấy có cơ hội là lập tức cõng bộ hoặc xé lẻ cất giấu trong cốp xe mô tô vận chuyển qua biên giới, đưa vào nội địa tiêu thụ.
Trước sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng Biên phòng, các đối tượng buôn lậu luôn thay đổi nhiều chiêu trò, thủ đoạn để “qua mặt”. Các trục đường chính và khu vực trọng điểm đều được lực lượng Biên phòng chốt chặn nên buộc chúng phải chia nhỏ hàng ra. Ban ngày vận chuyển không được các đối tượng lại lợi dụng đêm tối đi theo các đường mòn, lối tắt để vận chuyển hàng lậu qua biên giới vào Việt Nam.
Video đang HOT
Trung tá Phạm Thành Trung cho biết thêm: “Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng đêm tối (từ 21 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau) để vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Trong đó, nhiều đối tượng cải trang thành người địa phương qua lại, hay bỏ hàng hóa vào trong các bao phân, bao cỏ, thùng nước, hoặc sử dụng xe mô tô, ô tô đã được “móc rỗng” để cất giấu, vận chuyển sâu vào nội địa. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, các đối tượng buôn lậu sẵn sàng chống trả quyết liệt, hoặc vứt lại phương tiện và hàng hóa rồi tẩu thoát”.
Mặc dù công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn gặp nhiều khó khăn như địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lực lượng mỏng…, song cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây luôn nỗ lực vượt khó, chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh ngăn chặn. Từ đầu năm 2018 đến nay, Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây đã bắt 10 vụ/3 đối tượng liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tang vật thu giữ 11.400 gói thuốc lá các loại, 120 chai rượu Chivas 18, 600g pháo nổ, 1 xe ô tô.
Trung tá Phạm Thành Trung cho biết thêm, để đấu tranh ngăn chặn buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Công an, Quản lý thị trường tăng cường trao đổi thông tin, quản lý đối tượng, phối hợp ngăn chặn, đánh bắt đối tượng buôn lậu.
Đặc biệt, đơn vị thường xuyên triển khai các tổ kiểm soát chốt chặn 24/24 giờ tại các khu vực trong điểm trên biên giới huyện Đức Huệ để chủ động đón bắt đối tượng buôn lậu ngay từ cửa ngõ biên giới. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, người có uy tín tại các ấp biên giới tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân hiểu và không tham gia buôn lậu, hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu.
Hồ Phúc
Theo PLO
Bài cuối: Phòng chống buôn lậu cần bắt đầu từ gốc
Để công tác phòng chống buôn lậu tuyến biên giới Tây Nam có hiệu quả cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Các ngành chức năng không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tuần tra kiểm soát, bắt giữ và xử lý... mà còn phải lấy dân làm gốc.
Nắm chặt các địa bàn trọng điểm, nơi "đầu sóng, ngọn gió", tăng cường kiểm tra trên toàn tuyến... Để từ đó có các biện pháp đấu tranh hiệu quả. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong công tác phòng chống buôn lậu.
Phát huy sức mạnh của người dân vùng biên giới
Tại khu vực vành đai biên giới vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống, làm phát sinh nhiều đường mòn lối mở ở khu vực cánh gà cửa khẩu dẫn đến khó kiểm soát. Các hộ dân nơi đây nhận thức về pháp luật chưa cao. Mặt khác thiếu việc làm để ổn định cuộc sống dẫn đến dễ bị các "đầu nậu" lợi dụng...
Thượng tá Nguyễn Đăng Khoa, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an An Giang, kiến nghị: "Cần phải xây dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch vùng biên giới, kết hợp phòng chống buôn lậu, gắn với giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập để người dân không tham gia, tiếp tay buôn lậu. Các cấp ủy, chính quyền cần phân công tổ chức đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền, vận động giúp đỡ tạo điều kiện cho các đối tượng chuyển đổi ngành nghề có thu nhập đảm bảo cuộc sống.
Cần phải tuyên truyền có chiều sâu để người dân vùng biên hiểu về trách nhiệm của công dân trong đấu tranh chống buôn lậu, không bao che tiếp tay cho buôn lậu, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng để phòng chống buôn lậu".
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an An Giang, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã nhận được trên 1.000 tin báo, trong đó có gần 700 tin giá trị phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu.
Ông Lý Việt Thái, Trưởng phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm Cục Hải quan An Giang, cho biết: "Để công tác tuyên truyền có hiệu quả, tại các trụ sở đơn vị và nơi làm thủ tục Hải quan, thiết kế bảng niêm yết về các quy định pháp luật, về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, thủ tục khai báo hàng hóa, hành lý của người xuất nhập cảnh trên một khổ giấy với 3 thứ tiếng: Việt - Anh - Campuchia, bước đầu thu được những hiệu quả tích cực".
Ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh An Giang cho rằng: Thời gian tới các ngành, các cấp tỉnh An Giang cần tập trung mọi nguồn lực để công tác phòng chống buôn lậu có hiệu quả cao. Phối hợp với báo, đài, kịp thời phát hiện khen thưởng những tập thể, cá nhân đấu tranh có hiệu quả trong công tác phòng chống buôn lậu. Đồng thời, phản ánh, xử lý những trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho các lực lượng chống buôn lậu, đặc biệt chú trọng kĩ năng trong mùa nước nổi sắp tới...
Nếu cần thiết, tổ chức đối thoại, gặp gỡ những đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, các "đầu nậu"... để vận động, tuyên truyền thật sự có chiều sâu, hiệu quả. Đưa cộng đồng tham gia phòng chống buôn lậu, cần có cơ chế khen thưởng đặc biệt cho công tác phòng, chống buôn lậu.
Cụ thể, có thể khen thưởng 50% trên giá trị hàng hóa buôn lậu. Cần nâng cao chất lượng của thuốc lá, đường trong nước và xem xét giá thành phù hợp để "cạnh tranh" với hàng lậu. Cán bộ phải "giữ mình" và hoàn thành nhiệm vụ bằng tâm huyết, trách nhiệm.
Công an An Giang bắt quả tang một vụ vận chuyển hàng lậu.
Có chính sách hợp lý trong nội địa
Ngoài việc tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu trên tuyến biên giới, trong nội địa cơ quan Công an các huyện thị, thành phố đã phát hiện, ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu. Đại tá HuỳnhVăn Sách - Trưởng Công an thị xã Hồng Ngự cho biết, so với những năm trước, tình trạng vận chuyển, tàng trữ thuốc lá, hàng lậu trên địa bàn giảm đến 80%.
"Hoạt động buôn lậu trên địa bàn Đồng Tháp ít so với nhiều địa phương khác. Một số bị truy cứu trách nhiệm hình sự, một số do bị bắt hàng hóa nhiều dẫn đến cụt vốn, bỏ nghề" - Trưởng Công an thị xã Hồng Ngự nói.
Tuy nhiên, một thực tế phải nhìn nhận, hiện nay khu vực biên giới Đồng Tháp, hoạt động buôn lậu vẫn còn tiếp diễn, nhưng chủ yếu nhỏ lẻ. Nhiều đối tượng lợi dụng sự sơ hở của lực lượng chức năng tham gia tàng trữ, vận chuyển hàng lậu từ khu vực biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ là khó tránh khỏi.
Hiện, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá hập lậu vẫn còn bộc lộc nhiều sơ hở, do các quy định còn chồng chéo, khó thực hiện. Đối tượng bị xử phạt không chấp hành quyết định mà tiếp tục tái phạm. Sự chênh lệch về giá, nhu cầu tiêu thụ trong nội địa ngày càng cao, lợi nhuận lớn nên tình hình vận chuyển hàng nhập lậu, nhất là thuốc lá điếu ngoại và đường cát diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, các đầu nậu lớn, chủ yếu tập trung tại nội địa vì tại khu vực biên giới chỉ vận chuyển hàng hoá nhỏ lẻ, không có nơi tập trung với số lượng lớn. Lực lượng QLTT cần phối hợp với các ngành giải quyết thực tại ở nội địa, như: từ nơi bán, nơi tiêu thụ và nơi sử dụng thì chắc chắn hoạt động buôn lậu trên khu vực biên giới sẽ giảm.
Mặt khác, tiêu thụ chậm, tồn kho cao, giá đường thấp là hậu quả từ tình trạng buôn lậu đường cát gây ra. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 tấn đường nhập lậu, bằng 30% lượng sản xuất trong nước. Tỉnh An Giang là địa bàn trọng điểm của việc buôn lậu đường cát. Hiện đối diện với biên giới nước ta có 26 kho hàng chứa đường, thuốc lá, rượu, bia chờ vận chuyển trái phép vào nội địa tiêu thụ.
Trong 6 tháng qua, ngành chức năng đã phát hiện, tạm giữ 124 tấn đường. Phương thức, thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, táo bạo. Do đó, ngoài các biện pháp ngăn chặn, việc cơ cấu lại ngành mía đường phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, phát triển mạnh kinh tế biên mậu cũng cần được tính đến.
Theo Nhóm PV ĐBSCL
Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại và thuốc lá không rõ nguồn gốc Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 29-8, trên Quốc lộ 9 thuộc địa phận xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Đội trinh sát đặc nhiệm phối hợp với Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Quảng Trị đã phát hiện và bắt giữ vụ vận chuyển trái phép rượu và thuốc lá với số lượng lớn....