Gala Vì một Việt Nam cất cánh: Hành trình mới của người Việt trong năm 2022
Không chỉ khép lại hành trình năm qua, Gala Vì một Việt Nam cất cánh còn mở ra những câu chuyện mới của người Việt, tiếp lửa cho năm 2022.
Năm 2021, khi những khó khăn do dịch bệnh thấm sâu vào cuộc sống, người Việt giống như những cây tre, không chỉ kiên cường, linh hoạt thích ứng mà còn đùm bọc, chở che, cùng với nhau vượt khó. Hình ảnh về những “cây tre Việt Nam” xuất hiện xuyên suốt trong những ngày mà cuộc sống của người Việt đã rất khác. Đó cũng là lý do sau nhiều thảo luận, chủ đề của Gala Vì một Việt Nam cất cánh được ê-kíp đặt là “ Những cây tre Việt Nam”, đồng thời chương trình lên sóng tối 18/12 cũng mở màn bằng tiết mục mang âm hưởng nhạc dân tộc, với những nhạc cụ bằng tre trúc.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Chuyên gia cao cấp về Chiến lược và Chuyển đổi số.
Gala Vì một Việt Nam cất cánh là thời điểm được chờ đón nhất trong năm của ê-kíp sản xuất và khán giả yêu thích điểm hẹn này, bởi đó cũng là dịp hội ngộ của tất cả những diễn giả khách mời từng xuất hiện trên đường băng trong năm 2021 của Cất cánh. Năm nay, khán giả truyền hình được gặp lại Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, GS.TS Đức Trần, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung, HCĐ Toán quốc tế IMO 2021 Phan Huỳnh Tuấn Kiệt, TS Võ Ngọc Thúy, TS.Nguyễn Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Thành Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu…
Trong suốt một năm qua, Chatroom là một phần quan trọng trong mỗi chương trình Cất cánh. Đặc biệt ở thời gian giãn cách xã hội do COVID-19, trên đường băng Cất cánh không khán giả có mặt trực tiếp thì những khách mời của Cất cánh đều nhận được rất nhiều tình cảm, động viên thông qua những cách riêng. Dù với cách thức chia sẻ nào, những câu chuyện của các diễn giả đều mang tới cho mỗi khán giả theo dõi chương trình một cảm xúc riêng và trên tất cả, nó phản ánh những giá trị tốt đẹp giúp Việt Nam vượt qua một năm đầy biến động. Vì vậy, Gala Vì một Việt Nam cất cánh cũng là cơ hội để cảm ơn một năm 2021 nhiều khó khăn nhưng đổi lại là bao cơ hội quý giá, để khẳng định thực lực của người Việt Nam.
Video đang HOT
Năm nay, đại dịch COVID-19 đã đặt Việt Nam vào rất nhiều thử thách, nhiều người buộc phải tạm dừng các hoạt động lao động, học tập, đóng góp của mình. Nhưng vẫn có những người không ngừng cố gắng để mang tới những thay đổi trong cuộc sống hiện tại, không chỉ cho bản thân mà cho cộng đồng, xã hội vượt qua những khó khăn do dịch bệnh hay bất cứ nguyên nhân nào khác, kết nối Việt Nam với thế giới xung quanh, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ quốc tế. Ở chương trình Gala năm nay, những nhân vật ấy cũng xuất hiện và chia sẻ câu chuyện của bản thân.
Đó là cô gái Lê Mỹ Quỳnh, Thủ khoa đầu ra Học viện Kỹ thuật mật mã. Trước khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật mật mã, cô gái này đã tìm ra 9 lỗ hổng bảo mật của Oracle, được vinh danh và nhận thưởng 10.000 USD. Lê Mỹ Quỳnh được biết đến với biệt danh “thợ săn lỗ hổng”. Cô từng đạt nhiều giải cao về môn Lịch sử nhưng lại theo đuổi ngành công nghệ thông tin, bỏ qua cơ hội du học Nga để học tập tại Việt Nam và cuối cùng là tìm ra những mục tiêu mới cho cuộc đời mình, đạt thành công mà nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ.
Đại sứ Phạm Bình Đàm, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hongkong (Trung Quốc) kiêm nhiệm Ma Cao (Trung Quốc)
Lê Mỹ Quỳnh
Ông Tô Ngọc Giang, Phó TGĐ Việt Nam Airlines
Hay câu chuyện của ông Tô Ngọc Giang, Phó TGĐ Việt Nam Airlines với giấc mơ bay thẳng đến Mỹ. Tròn 65 năm kể từ khi chuyến bay nội địa đầu tiên cất cánh, đến tháng 11/2021, một hành trình lịch sử khác được Vietnam Airlines xác lập. Đó là chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ – một trong những quốc gia có hàng rào pháp lý và an ninh hàng không khắt khe bậc nhất thế giới. Diễn giả cuối cùng là Đại sứ Phạm Bình Đàm, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hongkong (Trung Quốc) kiêm nhiệm Ma Cao (Trung Quốc). Ông đem tới câu chuyện từ góc nhìn từ xa Tổ quốc của một nhà ngoại giao luôn trăn trở với tâm nguyện đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước.
Trao tặng cuốn sách Vì một Việt Nam cất cánh cho các diễn giả từng tham gia chương trình
Sau những câu chuyện ý nghĩa, hành trình Cất cánh trong năm 2021 hoàn toàn được khép lại với sự xuất hiện của ấn phẩm mang tên “Vì một Việt Nam cất cánh”. Đây là một ấn bản truyền thông đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam, tập hợp tất cả những bài chia sẻ của các diễn giả trên đường băng Cất cánh suốt thời gian qua. Đường băng Cất cánh sẽ tiếp tục được mở ra mỗi tháng một lần với những câu chuyện mới của người Việt, tiếp lửa cho một năm 2022, và những năm tiếp theo.
Thủ khoa học sinh giỏi toán quốc gia 2021 nỗ lực vượt qua nỗi sợ Covid-19
Vừa lo sợ bị nhiễm bệnh, lo sợ khu vực nhà ở bị phong tỏa không được dự thi nhưng chúng em đã vươn lên, nỗ lực hết sức mình để giành lấy mục tiêu cuối cùng.
Tân sinh viên Phan Huỳnh Tuấn Kiệt phát biểu tại lễ khai giảng trực tuyến và kỷ niệm 45 năm thành lập trường ĐH Sư phạm TPHCM (ảnh: L.P)
Phan Huỳnh Tuấn Kiệt, tân sinh viên lớp sư phạm toán K47 chia sẻ, khi đại diện cho 3.000 sinh viên phát biểu trong lễ khai giảng năm học và kỷ niệm 45 năm thành lập của trường ĐH Sư phạm TPHCM vào sáng nay 27/10.
Năm 2021, Phan Huỳnh Tuấn Kiệt không chỉ đạt giải nhất môn toán kỳ thi học sinh giỏi quốc gia mà còn đạt huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 2021.
Chia sẻ tại lễ khai giảng, Tuấn Kiệt cho biết, bản thân và những tân sinh viên khác có cảm xúc đặc biệt khi vừa vượt qua một kì thi nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh dịch bệnh lên đỉnh điểm.
"Ôn tập trực tuyến tại nhà trong lúc cả gia đình và xã hội đang từng ngày từng giờ chiến đấu với đại dịch Covid-19, lo sợ bị nhiễm bệnh, lo sợ khu vực nhà ở bị phong tỏa không được dự thi, là tất cả những tâm trạng và cảm xúc chúng em đã trải qua trong những tháng ngày vừa qua. Trong muôn vạn sắc thái, khó khăn thời điểm đó, chúng em đã cố gắng, vươn lên, nỗ lực hết sức mình để giành lấy mục tiêu cuối cùng trở thành tân sinh viên", nam sinh viên bộc bạch.
Tân sinh viên này cũng thừa nhận, môi trường đại học hoàn toàn khác với phổ thông, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự chủ, độc lập trong việc học tập, tự ý thức và phấn đấu để phát triển toàn diện. Nhưng nam sinh này vững tin rằng trong chặng đường sắp tới quý thầy cô sẽ đồng hành tiếp thêm tri thức và là động lực cho sinh viên vững bước vào đời.
"Với vai trò của môi trường mới, chúng em hiểu được rằng bối cảnh của chuyển đổi số trong nhà trường sẽ là động lực để em và các bạn sinh viên cần phải cố gắng tiếp cận nhanh hơn với những chuyển biến của công nghệ số để trở thành những công dân toàn cầu", Tuấn Kiệt phát biểu.
Phan Huỳnh Tuấn Kiệt vượt qua khó khăn để giành thành tích cao trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia và thi Olympic Toán quốc tế (ảnh: GĐCC)
Được biết, vào nửa cuối tháng 7, Kiệt cũng như 5 bạn khác trong đội tuyển toán quốc gia Việt Nam ở khu vực Hà Nội cũng đã phải tham gia kỳ thi Olympic toán quốc tế IMO lần thứ 62 trực tuyến toàn cầu do Nga đăng cai tổ chức. Do đại dịch, Tuấn Kiệt không thể ra Hà Nội hội nhập cùng đội tuyển và các thầy huấn luyện viên để tham gia kỳ thi mà phải thi riêng một mình tại hội đồng thi trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM.
Thời điểm đó em cũng trải qua rất nhiều áp lực, nhưng cuối cùng kỳ thi cũng diễn ra thành công tốt và chàng trai này đã góp một huy chương đồng toán Olympic quốc tế IMO vào thành tích chung của đội tuyển toán quốc gia Việt Nam.
Khi hỏi về bí quyết vượt qua bối cảnh khó khăn ấy, Tuấn Kiệt chia sẻ rằng dù dịch bệnh làm ảnh hưởng quá trình ôn tập, phải học online là chính nhưng bản thân em cố gắng sắp xếp thời gian tốt nhất để học tập cùng các thầy cô.
Tuấn Kiệt cho biết từ nhỏ đã đam mê giảng dạy Toán nên đã đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Toán với kỳ vọng "Muốn truyền cảm hứng của mình cho thế hệ sau này" và đó cũng là định hướng tương lai để chàng trai này tiếp tục phấn đấu.
Tại buổi lễ sáng nay, Tuấn Kiệt đã được trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng vinh danh cùng tân sinh viên, tân học viên có thành tích xuất sắc và sinh viên đạt giải thưởng Quốc gia, quốc tế. Trước đó, em cũng được UBND TPHCM thưởng 120 triệu đồng với thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2021.
"Không thể đợi phủ hết vaccine mới cho học sinh đi học trở lại" Nhiều địa phương, địa bàn ở nông thôn là "vùng xanh" không có dịch nhưng tại sao vẫn chưa cho học sinh đi học? Chúng ta chấp nhận sống chung Covid-19, chấp nhận có F0 cộng đồng thì cần phải mở cửa trường học", PGS.TS Trần Đắc Phu nêu quan điểm. Không thể đợi phủ hết vaccine mới cho học sinh đi học...