Gái xinh bỏ việc lương trăm triệu/ tháng để đi chơi: Ai cũng tưởng tiểu thư nhưng lắm lúc làm việc rụng cả tóc
Dẫu kế hoạch của Thuỳ Dương đang phải hoãn lại do dịch Covid-19 nhưng chắc chắn cô nàng sẽ sớm thực hiện được thôi.
32 tuổi, bạn nghĩ mình sẽ có gì trong tay? Với nhiều người, có lẽ đó là một mái ấm nhỏ với những đứa trẻ, một công việc ổn định sáng đi chiều về và may mắn hơn thì có một ngôi nhà của riêng mình.
Còn Thuỳ Dương, 32 tuổi lại bận rộn với những chuyến đi và những nụ cười rạng rỡ. Dương mê xê dịch đến nỗi quyết định từ bỏ công việc đang có với mức lương ngót nghét trăm triệu mỗi tháng để lên kế hoạch đi xuyên Việt. Đáng tiếc là dịch Covid-19 khiến chuyến đi của cô bị đổ bể.
Đặng Thuỳ Dương
Nhưng cũng chẳng vấn đề gì cả, cùng với tính cách lạc quan và vui vẻ vốn có, Dương chuyển sang những kế hoạch khác của riêng mình, tự tìm kiếm niềm vui cho mình. Bởi lẽ cô nàng luôn nghĩ rằng phụ nữ có đủ tự tin, độc lập là cuộc sống đã tươi đẹp rồi.
ĐẶNG THUỲ DƯƠNG
Sinh năm 1989
Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng
Tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)
Tốt nghiệp ngành Fashion Design (Thiết kế Thời trang) ở Học viện thời trang Istituto Marangoni (London)
Sở thích: Du lịch, thời trang và vẽ
Instagram: @nanadalala – 67k followers
Lạc vào Instagram của “rich kid”
Sở dĩ rich kid được đặt trong ngoặc kép là vì 2 lý do. Thứ nhất Dương quá tuổi “kid” rồi, thứ 2 là có sự nhầm lẫn nhẹ. Mà không chỉ mình tôi, Dương kể ai nhìn cô nàng cũng nghĩ là “cô chiêu” hay tiểu thư nào đó chỉ biết ăn chơi hưởng thụ. Nhưng Dương kể rằng đã phải học rất nhiều và làm rất nhiều.
Dương thích nghệ thuật, mê mẩn vẽ vời từ bé. Ấy thế mà học xong cấp 3, bố Dương muốn con gái học ngành công nghệ thông tin và tiếng Đức để đi theo lộ trình được vạch sẵn, học xong ở Việt Nam rồi sang Đức du học. Dương theo ý bố, vào học ngành Công nghệ Thông tin của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), trong lúc học cô giúp mẹ thiết kế áo cưới và khá thành công. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô mạnh dạn xin bố cho đi học thời trang ở Anh, quay ngoắt với con đường trước đó. Bố Dương lúc này đã thấy con gái tự lập và có khả năng nên gật đầu đồng ý.
Dương với những bức hình check-in ở rất nhiều nơi trên thế giới
Dương du học tự túc và được bố mẹ lo tiền học phí, đủ để thấy gia đình cô không phải dạng vừa. Tuy nhiên Dương chưa một giây nào có suy nghĩ ỷ lại: “Mình vừa học, vừa làm thêm như bao bạn khác, học xong tiết kiệm được 100 triệu. Lúc đi học mình cũng cố gắng, thành tích lọt vào top 4 của trường, tham dự tuần lễ thời trang ở Florence (Ý)” .
Sau 5 năm ở Anh, Dương về Việt Nam và bắt đầu lập nghiệp, tự bước đi trên con đường của mình: “Vừa đi du học về là mình mở brand, số vốn chính là 100 triệu tiết kiệm được khi đi học. Mình không nhờ sự trợ giúp của bố mẹ vì chi phí học hành lớn đã được bố mẹ lo bao năm rồi. Lúc đó mình tự làm gần như từ A – Z, lên mẫu thiết kế, cắt may, sản xuất,… trong 1 chiếc garage”.
Sau khi brand ổn định, Dương bắt đầu đi du lịch, trong nước có, ngoài nước có. Những bức hình check-in khắp nơi như một rich kid của cô chính là từ đây mà có. “Thật ra mình chỉ cố gắng kiếm tiền để làm điều mình thích. Mình không hơn người khác, mình nghèo nhất trong đám bạn của mình nhưng cách sử dụng tiền của mình khác. Người ta dùng số tiền đó mua túi, mua xe,… thì mình sẽ dùng để đi du lịch. Mà nhìn vậy chứ mình đi kiểu tiết kiệm lắm, trải nghiệm nhiều chứ không phải nghĩ dưỡng, trừ mấy quả resort có deal xịn ra” . *cười*
Video đang HOT
Thay vì sắm túi, mua xe như bạn bè, Dương dành tiền đi du lịch
Thất bại nhiều đến không nhớ nổi
3 năm trước, khi du lịch phát triển và kinh nghiệm từ việc đi đó đây, Dương nhận thấy trang phục truyền thống được PR và kinh doanh trong du lịch khá hiệu quả nên mở thêm 1 brand áo dài ở Đà Nẵng. ” Công việc khá tốt, không phải chỉ về mặt kinh doanh mà còn thực hiện được mục đích của mình, là đưa hình ảnh áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế nhiều hơn nữa” – Dương chia sẻ.
2 năm trước, Dương quyết định Nam tiến, công việc là xây dựng brand mới cho một công ty ở TP.HCM. Mức lương của Dương ở công ty khi đó khoảng 4000 USD (khoảng 92 triệu đồng). “Cùng lúc điều hành và thiết kế cho cả 3 brands (2 của mình và 1 của công ty), chưa kể mình còn nhận thêm một số project ngoài, đó là lúc mình làm ác liệt nhất, làm… rụng cả tóc” – Dương cười.
Nghe Dương kể, hẳn mọi người đều nghĩ rằng mọi thứ đến với cô gái này thật suôn sẻ và dễ chịu. Dương cũng thấy mãn nguyện với những gì đã trải qua, bao gồm cả thất bại:
“Mình thất bại nhiều là đằng khác, đếm không hết luôn. Nhưng bây giờ nhìn lại mình thấy bình thường, không đau mà chỉ là có thêm nhiều bài học thôi. Ví dụ như có thời điểm mình mở brand style Hàn Quốc với 2 người bạn Hàn. Từ photoshoot đến design, ekip bên Hàn hết nên tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đến khi về Việt Nam thì mọi người biết sao không? Hình ảnh lung linh quá nên người ta bảo mình lấy hình trên mạng về bán. Thế là… fail (hỏng).
Lần đó cũng mất nhiều tiền đầu tư lắm đó nhưng mình không thấy buồn hay có vấn đề gì. Ngược lại mình rút ra được những bài học về sản phẩm, hình ảnh, tìm hiểu thị trường,… rồi nhiều cái nhỏ nhỏ nữa. Nói chung quan điểm sống của mình là không có gì tự nhiên mà có cả, muốn thành công thì phải cố gắng, muốn được yêu thương thì mình phải yêu đời, yêu người trước đã. Cơ mà đừng cố gắng mù quáng nhé, không phải cứ lao đầu vào làm bất chấp là sẽ thành công đâu” .
Gương mặt rạng rỡ thành thương hiệu của Thuỳ Dương
Bỏ việc trăm triệu để lên kế hoạch đi xuyên Việt nhưng… toang
Dịch bệnh ập đến, Dương quyết định đóng brand áo dài. Vốn là kiểu người khi đã quyết thì không lăn tăn hay hối hận gì nữa nhưng đóng cửa hàng áo dài khiến cô đau khổ không ít. Không phải lý do tiền bạc mà bởi đó là đứa con tinh thần Dương chăm chút, làm vì đam mê nên khó tránh khỏi cảm giác buồn và tiếc nuối.
Đến Tết Nguyên đán vừa rồi, Dương đưa ra quyết định tiếp theo là xin nghỉ công việc trăm triệu vì tự nhận thấy vai trò của mình đã tương đối ok. Và hơn hết, cô muốn thực hiện một chuyến xuyên Việt trong năm nay. Ai ngờ dịch vẫn kéo dài đến hiện tại, kế hoạch của Dương bị hoãn vô thời hạn.
Nhưng Dương cũng chẳng lấy gì làm phiền lòng mà lại dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Cô tiếp tục duy trì brand của mình, tự thiết kế, đi xưởng vải, xưởng may. Ngoài ra Dương lôi clip du lịch cũ ra làm YouTube, thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ và đọc sách, nghiên cứu thêm cho những dự định sắp đến.
Dương mê những chuyến đi trải nghiệm hơn là du lịch xa xỉ
Phụ nữ độc lập tài chính thì mới hạnh phúc được
Hỏi Dương điều thú vị nhất của bản thân là gì, cô không ngần ngại trả lời rằng vui vẻ và lạc quan. Dương tâm sự: “Mình cứ làm tốt những việc có thể làm rồi có gì dùng nấy là được thôi. Mình thấy mình sống tích cực sẽ ít gặp chuyện không vui. Mà có gặp đi chăng nữa thì cuộc đời mình là do mình quyết định, vui buồn cũng do mình. Những vấp ngã hôm nay là bài học cho ngày mai, buồn xíu cho… vui thôi, rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy ấy mà”.
Nói đơn giản vậy thôi chứ Dương cũng có những nguyên tắc đối mặt với khó khăn, áp lực của riêng mình. Khi thấy khó khăn vẫn còn giải quyết được, cô sẽ cố gắng hết sức để vượt qua. Còn khi khó khăn không thể thay đổi thì Dương chấp nhận từ bỏ: “Hôm nay mệt quá, mình sẽ tự cách ly bằng cách chỉ ở nhà, ăn rồi xem phim, ngủ và không suy nghĩ gì nữa. Hôm sau mình lại p hấn chấn, vui vẻ như thường” .
Hoặc khi thấy tâm lý bất ổn, Dương chọn cách dẹp qua 1 bên và đi du lịch: “B ận rộn lên plan, những trải nghiệm khi du lịch tự túc, những tính toán, ngắm nghía, học hỏi,… mình không nhớ đến mệt mỏi cũ nữa, bản thân được refresh triệt để. Đến khi quay trở lại với công việc và cuộc sống, mình không còn cảm giác khó chịu nữa” .
Xinh đẹp, giỏi giang nhưng Dương vẫn độc thân dù đã quá cái deadline 30 tuổi mà người ta vẫn hay nhắc đến. Cô nàng theo đuổi chủ nghĩa độc lập tự do hạnh phúc với quan điểm phụ nữ độc lập tài chính thì mới hạnh phúc được. Bố mẹ Dương không giục giã chuyện chồng con mà bản thân Dương cũng chẳng có yêu cầu khắt khe nào, chỉ là đang chờ đợi chân ái mà thôi:
“Mình không có tiêu chí nào cho nửa kia hay suy nghĩ nhiều quá xem họ sẽ như thế nào. Mình chỉ cần người bước vào cuộc sống của mình làm cho cuộc sống đó tốt đẹp, vui vẻ hơn là được. Bởi vì người phụ nữ có đủ tự tin, độc lập là cuộc sống đã tươi đẹp, có thể tự mang lại niềm vui cho mình rồi. Nên không có gì phải vội trong việc đợi một nửa xứng đáng để cùng chia sẻ cuộc sống. Thà lấy muộn còn hơn lấy đại!” .
Không chỉ sở hữu gương mặt xinh đẹp, Thuỳ Dương còn có vóc dáng cực gợi cảm
Ảnh: NVCC
Design: Huyền Trang
Nam sinh viên kiếm 150 triệu/tháng từ những vỏ đạn cũ nhưng nợ đến 25 môn: Vừa kiếm tiền vừa bay về trường thi lại
Chia sẻ câu chuyện của mình, nam sinh viên khuyên các bạn đồng trang lứa cân nhắc kỹ về con đường khởi nghiệp bởi dù kiếm được hàng trăm triệu nhưng cái giá phải trả là không nhỏ.
Lê Anh Tú (24 tuổi, quê Hải Phòng) là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của một trường đại học miền Bắc nhưng hiện kinh doanh quần áo và các món đồ thủ công ở Đắk Lắk. Chưa ra trường nhưng chàng trai hiện sở hữu thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Lười học nhưng ham làm giàu
Tú chia sẻ, từ hồi còn nhỏ bản thân đã rất lười học.
Năm lớp 8 vì quá nghịch ngợm và nghiện game, chàng trai bị cho nghỉ học, phải chuyển vào Đắk Lắk ở với bà ngoại để tiếp tục con đường đèn sách.
Nam sinh viên Lê Anh Tú.
Nghỉ hè năm lớp 10 và lớp 11, Tú xin gia đình từ Đắk Lắk xuống Bình Dương làm bảo vệ.
Nhận được những tờ tiền đầu tiên kiếm được từ chính đôi bàn tay của mình, cậu học trò cấp 3 bắt đầu nung nấu ý định sẽ sớm... làm giàu.
Thấy công việc bảo vệ quá tốn thời gian nhưng tiền được trả lại thấp, đầu năm lớp 12 chàng trai bắt đầu tự học làm các dịch vụ kinh doanh online bằng số vốn dành dụm ít ỏi của mình.
Shop quần áo của Tú tại Đắk Lắk.
Như 1 cơ duyên, Lê Anh Tú kết bạn và quen biết một số người làm trong giới showbiz nên được giới thiệu để làm các fanpage trên mạng xã hội, website. Chỉ trong vòng 1 năm, chàng học sinh cấp 3 tích luỹ được một số vốn kha khá.
"Hết lớp 12, em định nghỉ học về bán quần áo vì để nhanh kiếm được tiền ngay vì gia đình ngoài quê có 2 3 shop quần áo rồi.
Nhưng khi biết chuyện thì chú em nhất quyết không chịu, bảo nếu muốn thì vừa đi học vừa đi làm.
Thi đại học ở Hải Phòng xong, ban ngày em đi học, tối về bán quần áo ở shop chú và vẫn làm thêm dịch vụ các dịch vụ trên mạng xã hội facebook" - Tú nói.
Gia đình phụ nam sinh viên gói hàng để giao cho khách.
Hết năm 1, nam sinh viên quyết định phải thay đổi mới mau có thật nhiều tiền.
Cậu nghỉ hẳn shop của chú, tập trung tìm cách kinh doanh riêng và thử nghiệm đủ thứ sản phẩm.
Nào là áo phản quang, ốp lưng điện phản quang, rồi đến áo chống nắng. Thấy ở quê không hiệu quả, Tú chuyển vào TP.HCM thuê nhà bán vì ở đây có nhiều xưởng may với đủ loại hàng hóa có sẵn.
Để mở rộng kinh doanh, Tú mạnh dạn lấy tiền tích cóp thuê đến 8 người phụ mình quản lý shop, bán hàng, giao hàng online.
Nhưng quả đắng đầu tiên xuất hiện. Shop kinh doanh thua lỗ nặng, nhóm bán hàng của Tú giải thể.
"Thánh nợ môn" kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng
Không còn vốn nhiều như trước, bước sang năm 3 đại học Lê Anh Tú vẫn cố duy trì buôn bán online một mình.
Không lâu sau vì có 1 người họ hàng ở Đắk Lắk muốn góp vốn làm ăn, Tú lại "liều" thêm lần nữa.
Chàng trai chưa ra trường nhưng đã tập kinh doanh rất nhiều thứ từ sớm.
"Em gom góp đủ đường để có 350 triệu đồng hùn với chị họ mở shop thời trang ở Đắk Lắk nhưng vẫn phải nai lưng bán hàng online đủ loại như mũ, nước hoa, đồng hồ, hàng thiết kế. Nhiều lần thử đổi sản phẩm đều mất vài chục triệu đồng. Đã có lúc em thấy rất áp lực, không biết đi về đâu.
Một lần tình cờ em thấy người ta rao bán chiếc bút được làm từ vỏ đạn cũ trên mạng mà người mua rất nhiều. Lúc đó trong đầu em lóe lên hướng đi mới" - Lê Anh Tú kể về khoảnh khắc đến với sản phẩm kinh doanh hiện tại.
Sản phẩm cây bút làm từ vỏ đạn là cơ duyên để Tú "khởi nghiệp" thành công.
Nghĩ là làm, chàng sinh viên lên mạng tìm hiểu rồi tìm mối nhập hàng của một người quen. Những lô sản phẩm bút viết vỏ đạn ban đầu, Tú bất ngờ vì cứ tung ra là hết sạch.
Có động lực, Tú mạnh dạn lấy hết tiền lời sắm luôn máy khắc kim loại để chủ động về số lượng và mẫu mã. Như một cơ duyên định sẵn, doanh số bán ra ngày một tăng. Mỗi ngày, tối thiểu cậu chốt được 100 đơn hàng trên khắp nước. Có hôm đỉnh điểm lên đến 400 đơn.
Móc khóa làm tử vỏ đạn.
Xe tăng, tàu chiến từ vỏ đạn.
Với mỗi đơn hàng bán được sau khi trừ hết chi phí, Tú còn lời khoảng 50 ngàn đồng.
Khoảng 1 năm nay, chàng trai đút túi lợi nhuận 150-200 triệu đồng/ tháng.
Nhưng đổi lại vì lao đầu vào kiếm tiền mà cậu còn nợ đến 25 môn học, trong khi các bạn đồng trang lứa đã rục rịch ra trường gần hết.
Việc bay đi bay về Đắk Lắk - Hải Phòng diễn ra với Tú như cơm bữa. Nhất là những thời gian có lịch thi lại.
Từ những sản phẩm đơn giản ban đầu, hiện Tú đã cung cấp rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ đạn.
Lê Anh Tú sắm luôn máy khắc kim loại để chủ động về số lượng và mẫu mã hàng.
Theo Tú, dù kiếm được tiền nhiều rất vui tuy nhiên cậu cũng hối hận lắm vì không học hành đàng hoàng. Giờ Tú sẽ cố để có tấm bằng đại học, để lỡ sau này kinh doanh bất ngờ đi xuống cũng có thứ để xin việc làm.
Chàng trai cho biết sẽ mở xưởng sản xuất trong thời gian sắp tới.
"Như hiện tại, cũng có nhiều người bán hàng thủ công mỹ nghệ như em nên nguồn cung vỏ đạn ngày một khan hiếm.
Em phải xuống tận địa đạo Củ Chi (TP.HCM) để tìm kiếm nguồn hàng. Hàng bán ra cũng chỉ thuận lợi nhất vào thời điểm có mùa nghĩa vụ quân sự. Những tháng còn lại cũng phải căng não tìm đầu ra.
Em nghĩ việc đi làm sớm giúp em có nhiều trải nghiệm, giúp bản thân cứng cáp hơn.
Nhưng các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn con đường khởi nghiệp như em. Dù sau thì có kiến thức mọi thứ mới thật sự bền vững" - Tú chia sẻ quan điểm của bản thân.
Chia sẻ về dự định sắp tới, Lê Anh Tú cho biết đang quyết tâm mở một xưởng chế hàng thủ công từ vỏ đạn, mở rộng việc phân phối sản phẩm cho cộng tác viên và các căn tin trong quân đội.
Những chàng trai 'cùng mẹ đi khắp thế gian' Mong muốn ghi lại khoảnh khắc cùng với người thân trong những chuyến xê dịch, nhiều chàng trai đã 'cùng mẹ đi khắp thế gian'. Những chàng trai đi xê dịch cùng mẹ - ẢNH: NVCC Cảm thấy rất hạnh phúc Hơn 3 năm nay, Huỳnh Anh Trung, 22 tuổi, quê Tây Ninh đã cùng mẹ của mình khám phá các tỉnh thành...