Gái Pháp cười vào mặt gái Mỹ khi thấy các cô diện những món đồ này
Xem ra mối quan hệ trong thời trang của gái Pháp và gái Mỹ không mấy mặn mà nhỉ?
Bằng một cách nào đó, mối quan hệ giữa gái Pháp và gái Mỹ không mấy thuận hoà với nhau. Nhiều ý kiến cho rằng sự đối nghịch, bất đồng xuất phát từ lối sống, phong tục tập quán, cách hưởng thụ và phong cách ăn mặc. Theo trang Who What Wear, dẫu người Mỹ 5 lần 7 lượt khao khát chạm tới tinh hoa trong thời trang của người Pháp nhưng sự khác biệt có thể thấy rõ ở cách ăn vận của phái nữ 2 nước.
Để làm rõ hơn về điểm bất đồng này, trang Who What Wear đã thực hiện phỏng vấn 3 cô gái người Pháp để nghe họ nhận xét về cách các cô nàng Mỹ ăn diện. Thử đoán xem kết quả thế nào đi!
Ăn vận lồng lộn
“Tôi ngạc nhiên khi thấy dân Mỹ mặc lồng lộn thái quá khi đi ăn tiệc. Họ phủ rất nhiều sequin, nhũ, những món đồ ánh kim từ đầu tới chân rồi đi giày cao gót tới hàng tấc. Đó chắc chắn không phải những gì tôi thường làm” – cô Chloé Harrouche.
Đại đa số người Pháp không thích trang phục đi tiệc có quá nhiều chi tiết thế này
Bạn sẽ ngạc nhiên với cách các cô gái Pháp ăn vận tối giản nhưng luôn kiêu kỳ đó!
“Thứ tôi thấy nực cười nhất là quần legging. Mỗi khi thấy phụ nữ Mỹ mặc legging, tôi thấy họ như kiểu sắp đi tập thể dục trong phòng kín ấy”, cô Anne Laure.
Video đang HOT
Chiếc quần legging bó chẽn, phô bày đường cong cơ thể trái ngược quan điểm về sự gợi cảm của gái Pháp
Đối với phụ nữ Pháp, chiếc quần bó sát nhất cũng chỉ là kiểu quần ống côn có độ ôm vừa phải. Quần legging là item hầu như không xuất hiện ở tủ đồ của các cô gái này
Giày cao gót
“Thứ mà tôi thấy xuất hiện tràn lan nhất là giày cao gót của các cô gái Mỹ. Họ đi giày siêu cao tới mỗi nơi, tới văn phòng, ra đường hay đi bất cứ địa điểm nào”, cô Kenza Sadoun-el Glaoui.
Những đôi giày cao gót “đại đế” này là cơn ác mộng với phụ nữ Pháp. Họ thực sự chán ngán khi nhìn giày quá khổ, quá bóng bẩy như vậy
Người Pháp đánh giá cao những đôi giày tiện lợi và gọn nhẹ. Từ giày bệt, sneaker hoặc cao gót đế thấp đều được họ trọng dụng thay vì xỏ chân vào đôi giày cao lênh khênh
Đây là hình phạt "khóc xỉu" cho người Việt mặc quần ống loe ra đường, đọc lý do mà "tứk'ss"
Trước khi trở nên đại trà và xuất hiện ở muôn nẻo đường, quần ống loe ở Việt Nam từng bị coi là "tội đồ" khiến người mặc rơi vào tình cảnh bi hài.
Bị xử phạt thật nặng vì mặc một chiếc quần kín đáo ra đường, chuyện thật kỳ lạ phải không? Thế nhưng đó là sự thật đấy!
Quay trở lại thập niên 60 ở Việt Nam, khi mà quần ống côn bó chẽn chẳng khác gì corset ở thời Victoria vẫn còn là item tín cẩn của các dân chơi sành sỏi ở vịnh Nam Bộ, một loại quần mới dần xuất hiện và ầm thầm "phá đảo" quần bó chẽn, mang hình dáng lạ thường khi có phần ống rộng bất thường. Nó được gọi với nhiều cái tên tương ứng đặc điểm riêng: quần ống loe, quần ống vẩy, quần đuôi chuông...
Quần với phần ống to tướng đại diện cho tinh thần cởi mở, phóng khoáng của văn hoá Hippy bắt nguồn từ Tây Âu và du nhập vào VIệt Nam ở thập niên 60
Có thể coi Hippy là khắc tinh của những kiểu quần bó chẽn và tóc tai chải chuốt vào nếp bóng lộn. Trào lưu của những linh hồn bay bổng hướng người ta tới mọi thứ thuận tự nhiên, rất "chill" và luôn đề cao quyền tự do của con người. Chẳng thế mà người ta vẫn thấy hình ảnh của họ gắn liền với mái tóc dài không tỉa tót hay những trang phục khá "trải đời".
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ quần bó chẽn vào da thịt dễ gây cảm giác phản cảm hơn quần ống loe nhưng thực tế thời ấy hoàn toàn ngược lại. Những chiếc quần tưởng như vô hại bị kết tội là "biểu hiện lối sống sa đoạ", bị xếp vào hàng văn hóa lai căng, kém lịch sự. Một số đơn vị hành chính còn treo biển rất rõ ràng "Không tiếp quần loe", "Chúng tôi không tiếp những người mặc quần ống loe và tóc tai bù xù". Thật chẳng khác một đòn đau giáng xuống văn hóa Hippy!
Người xưa cho rằng quần ống loe, quần ống vẩy là biểu hiện đi ngược với sự phát triển của văn minh loài người
Bi hài hơn, từng có những đội thanh niên tình nguyện đầy nhiệt huyết đứng ở các góc phố, tay lăm lăm chiếc kéo để sẵn sàng... cắt quần ống loe. Cứ ai đi qua bất luận là mặc quần ống vẩy, đuôi chuông,... hay "gi gỉ gì gi" quần gì ống loe thì cũng cắt hết! Nhẹ thì cắt dọc đường ly trước mà nặng là mất luôn cái ống quần. Thậm chí người nào nuôi tóc dài bổ luống, tóc nhuộm lạ mắt thì mái tóc cũng không thoát khỏi lưỡi kéo oan nghiệt.
Ảnh hưởng của văn hóa Hippy tới xu hướng thời trang của người miền Nam thể hiện rất rõ cho tới thập niên 70
Dẫu bị dị nghị, giới trẻ vẫn một lòng theo đuổi lý tưởng về lối sống này
Dẫu kinh qua bao gian truân là vậy, chiếc quần ống loe vẫn bất khuất, "7 nổi 3 chìm" rồi thuận dòng tuần hoàn của thời trang mà gây sốt ở thập niên 90 và những năm 2000. Trong thời gian gần đây, chiếc quần ống rộng một lần nữa được các "It Girl" và ngôi sao hàng đầu trên toàn thế giới coi như món vũ khí để khoe đôi chân dài, cải thiện vóc dáng.
Quần ống loe thể hiện vị thế của nó lớn tới mức được cả tầng lớp tri thức chọn diện
Cho tới thập niên 80, 90, quần ống loe tái xuất với đủ màu sắc, kích cỡ
Ngày nay, người ta đã không còn coi quần ống loe là thứ item cổ lỗ sĩ. Thay vào đó giới mộ điệu đã biết cách biến tấu, gia giảm để chiếc quần vừa che đi khuyết điểm hình thể mà vừa tôn vinh sắc vóc
Lựa đồ 'chuẩn chỉnh' theo dáng người, giúp nàng nấm lùn, mi nhon cũng mặc đẹp chẳng kém sao hạng A Bạn gái nào cũng thích mặc đẹp nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn những bộ đồ thực sự phù hợp với dáng người của mình. Nhiều bạn nữ không biết mình phù hợp với quần tây hay chân váy hơn. Họ cũng không biết rằng mình nên chú ý đến những điều gì để che giấu bớt khuyết điểm và...