Gái nghèo ế vì tục “bắt chồng”
Con gái người Chu Ru chỉ cần ưng cái bụng anh chàng nào là nhờ người đến nhà trai hỏi rồi bắt về làm chồng.
Con trai có quyền thách cưới
Ông Ya Phú (76 tuổi), nguyên già làng thôn Pró, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Theo tục lệ người Chu Ru, con gái là người làm chủ gia đình, còn con trai trở thành con dâu nhà người ta. Vì vậy, người Chu Ru thường quý trọng con gái hơn con trai. Bước vào tuổi 14-15 con gái bắt đầu đi bắt chồng.
Trước đây, con gái Chu Ru không có tiền để bắt chồng thì chỉ cần tự dệt 3 chiếc khăn thổ cẩm màu trắng, hồng, chàm sẫm, độ rộng 80 cm, dài khoảng 3 mét để mang sang nhà trai dạm hỏi. Chọn một đêm thiêng, cô gái cùng khoảng 10 người trong thân tộc lặng lẽ mang lễ sang nhà chàng trai. Thế nhưng hầu như 10 đám bắt chồng đều được cả 10 bởi ngày đó, người con trai Chu Ru không đòi hỏi quá nhiều tiền thách cưới.
Những người đàn ông tại thôn Próh, huyện Đơn Dương kể về cái ngày được bắt về làm chồng
Ngày nay, cuộc sống của người Chu Ru phần nào bị kinh tế chi phối, nên con gái đi bắt chồng với chi phí khá tốn kém. Một khi người con trai đã đồng ý nhận lời cầu hôn của nhà gái thì riêng của cưới để mang sang cho nhà trai cũng phải tốn vài cây vàng. đó là chưa kể đến tiền chi phí làm lễ tiệc chiêu đãi khách khứa, thân tộc trong đám ăn hỏi, đám cưới của cả hai bên gia đình.
Theo lời kể của các cô gái Chu Ru ở xã Próh, trong ngày cưới nhà trai thường đòi từ phía nhà gái rất nhiều lễ vật bao gồm trâu, bò, heo, đồng la, cồng chiêng, ghè, tố, chóe, khố, váy, vòng cườm, nhẫn và một đám cưới linh đình kéo dài bảy ngày, bảy đêm có sự chứng kiến của già làng, anh em họ hàng hai bên tại nhà gái. Vì vậy, để đáp ứng khoản thách cưới, gia đình đàng trai phải gia hạn cho nhà gái khoảng 3-6 tháng thì mới tổ chức đám cưới.
Anh Gya Túc (40 tuổi, ngụ tại xã Pró) nhớ lại: “Ngày đó, tôi được vợ bắt về với giá 20 triệu đồng, quy ra vàng năm đó cũng hơn 1 cây đấy. Cũng may, nhà vợ tôi đất đai rộng, có mấy con trâu liền, nên chỉ cần làm đám hỏi hai tháng là tôi được bắt về làm rể rồi. Mà làm rể không sướng tí nào đâu đôi khi vẫn bị nhà vợ chê trách do không làm tròn trách nhiệm. Nói chung con trai Chu Ru thường được ví như một nàng dâu”.
Gái nhà nghèo khó lấy chồng
Một tấm chồng thông thường ở thôn Próh Trong hiện nay có giá từ 1- 1,5 cây vàng, kèm theo 5-10 triệu đồng tiền mặt. Có nhiều đám, giá cả được nhà trai đưa ra ngất ngưởng từ 2 – 5 cây vàng, kèm theo… 50 triệu tiền mặt. Hệ quả là những gia đình nghèo cha mẹ không có tiền để bắt chồng cho con, nhiều cô gái đã trở thành những người phụ nữ đơn thân.
Theo thống kê của UBND xã Próh, toàn xã có 5.092 người dân trong đó có tới 30% hộ thuộc diện nghèo, mà những hộ nghèo này hầu hết là người dân tộc Chu Ru. Nguyên nhân chính dẫn đến cái nghèo của người dân là bị ảnh hưởng từ việc bắt chồng.
Sinh con gái được người Chu Ru xem trọng hơn con trai
Video đang HOT
Vì tục bắt chồng đã bị biến tướng nên nhiều gia đình người Chu Ru ở Đơn Dương hiện nay không cho nhà gái tổ chức đám cưới, nếu chưa giao đủ lễ vật. Và tất cả những trường hợp nợ do bắt chồng trước đây, nếu để qua ba đời mà không trả được, khi con nợ chết gia đình vẫn phải làm thịt trâu, bò để cúng.
Dân làng vẫn đến dự, nhưng rất lạ là tất cả đều không ăn. Nhưng họ phải trả dần, vì lẽ đó mà các cặp vợ chồng trẻ cứ thế nai lưng ra làm để trả nợ. Trong trường hợp cặp vợ chồng nào không trả hết thì đến đời con, đời cháu vẫn phải trả.
Tuy nhiên, phần đa những gia đình người Chu Ru ở Próh vẫn làm tất cả những gì có thể để bắt chồng cho con. Nhà có trâu thì bán trâu, không có thì vay ngân hàng, thậm chí có nhà còn ra ngoài vay với lãi suất cao ngất ngưởng, rồi bán ruộng đất do cha ông để lại để con gái có thể bắt được tấm chồng.
Chính vì vậy mà những gia đình có đến năm, bảy cô con gái thì coi như là tai họa trên trời rơi xuống. Do đó, có nhiều gia đình chỉ đủ tiền bắt chồng cho một trong số năm, bảy cô con gái của mình, số còn lại đành chấp nhận ở giá.
Ông Jơr Rơng Nga Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Próh huyện Đơn Dương cho biết thêm: Tính đến thời điểm này, cả xã Próh có gần 30 người con gái không lấy được trồng, tính riêng thôn Próh thôi đã có hơn 10 cô không thể bắt được chồng.
Bên cạnh đó, trường hợp hai dòng họ có mâu thuẫn với nhau từ đời trước thì ngoài tiền thách cưới và sính lễ, nhà gái phải bồi thường cho nhà trai thêm một khoản tiền để giải hòa, số tiền ấy không quá con số 5 triệu.
Bà Jơr Nưng (80 tuổi, ngụ thôn Pró Trong) cho hay: “Bây giờ nhiều đám cưới của người Chu Ru không cần phải trâu, bò, khăn, áo mà người ta quy ra tiền mặt và vàng. Nhiều gia đình vốn đã nghèo nay càng túng quẫn vì lo kinh phí bắt chồng cho con. Do vậy, có cặp vợ chồng ăn ở với nhau có mấy mặt con rồi mà vẫn chưa được tổ chức lễ cưới vì chưa có tiền nộp cho nhà chồng.
Dẫu biết rằng tục bắt chồng là truyền thống ngàn đời của bà con dân tộc thiểu số nhưng nó làm cho cái nghèo đói, cái nợ nần vẫn bám riết lấy bà con, còn các cô gái Chu Ru đến tuổi cập kê vẫn không dám nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cuộc sống đồng bào ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong xã hội Chu Ru, hiện tượng quan hệ nam nữ tiền hôn nhân không được xem là hệ trọng và trinh tiết của người con gái không hề có ảnh hưởng gì tới cuộc hôn nhân. Nhưng, ngoại tình được xem như là một trọng tội và bị luật tục trừng phạt nặng nề.
Ông Jơr Rơng Nga, Phó Chủ tịch HĐND xã Próh, huyện Đơn Dương chia sẻ: “Người Chu Ru không có khái niệm ly hôn, nếu đôi trai gái thành vợ chồng rồi thì phải tự bảo ban nhau chịu khó làm ăn, sinh con đẻ cái và phải sống với nhau trọn đời. Trừ trường hợp chồng chết, hay vợ chết, một trong hai người mới được đi bước nữa. Nhưng phải đợi một năm sau mới được lập gia đình. Trong quá trình lập gia đình với người vợ mới thì người chồng đó vẫn phải đền cho gia đình vợ cũ hoặc chồng cũ 1 con trâu hay một con lợn với quan niệm vẫn nhớ người xưa, vì vậy, từ xa xưa tới giờ hiếm có cặp vợ chồng người Chu Ru bỏ nhau.
Theo 24h
Người khiến "quỷ thần phải khiếp sợ"
Người ta bảo Sùng A Tú là người đông anh em con cháu nhất xã Cô Ba, nhất huyện Bảo Lạc, thậm chí nhất tỉnh Cao Bằng. Điều đó cũng phải thôi vì khi được chữa khỏi, ai cũng xin kết nghĩa là anh em, con cháu của nhà họ Sùng.
Bài thuốc độc đáo của người Mông
Nhà Sùng A Tú B ở lưng chừng núi tại xóm Nà Tao (Cô Ba, Bảo Lạc, Cao Bằng), cuốc bộ từ đường liên xã lên, lưng chưa ướt đẫm mồ hôi thì đã tới. Lúc tôi đến, A Tú đi chữa bệnh cho một người ở xa chưa về. Trong ngôi nhà nền đất, đứa cháu đang lúi húi nhóm lửa nấu cơm chiều. Ngoài hiên, một người đàn ông trẻ tay xoèn xoẹt thái rau, băm cỏ, dáng chừng tất bật.
Đàn bò béo mượt trong chuồng đánh hơi thấy mùi thức ăn cứ liên tục "ụm ò" và nguây nguẩy cái đầu có treo cái mõ nhỏ thỉnh thoảng lại kêu lên leng keng. Người đàn ông đó là chồng của bệnh nhân Hoàng Thị Tươi ở xã Hưng Thịnh đến ở trọ mấy hôm để chữa bệnh.
Nhọ mặt người, A Tú về, rửa tay, chân bê bết bùn ở cái chảo gang đầu nhà rồi cầm tay Tươi bắt mạch, miệng trầm ngâm: "Mạch đập nhanh". Đặt tay vào bụng Tươi một hồi, anh lại phán tiếp: "Thở khó, yếu tim, có lẽ là hở van tim". Lúc tôi gặp riêng Tươi, chị này vẫn thảng thốt mà rằng: "Tài tình quá, em đi khám ở bệnh viện trong Đà Nẵng, người ta chụp chiếu mãi mới biết hở van tim còn A Tú chỉ bắt mạch thôi đã phán được".
Chỉ bắt mạch, A Tú đã biết chị Tươi hở van tim
A Tú sở hữu những bài thuốc nổi tiếng được cho là độc nhất, vô nhị của người Mông ở Cao Bằng này là do bố vợ truyền bí kíp. Bố vợ anh có 3 con gái, không con trai nên về già ông quyết định dạy cho A Tú là con rể út vốn có cái tướng mà ông đoán chắc là phúc hậu. Những bài thuốc được bố vợ truyền cho, phần A Tú ghi vào sổ, phần nhớ vào cái bụng. Anh lại rong ruổi cùng ông đi lấy thuốc trên những đỉnh núi cao, nhiều chuyến cả tuần không nghỉ.
Hễ lá nào, rễ nào, thân cây nào trị bệnh gì bố vợ đều tận tình chỉ dạy cho người con rể. Được một năm A Tú thuộc gần 500 loại cây quý chữa từ cảm sốt, dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại đến xơ gan, chấn thương sọ não, hôn mê...Dạy được năm trước, năm sau bố vợ của A Tú mất vì có người ghen tình đầu độc bằng rượu ngâm lá ngón...
Vào giai đoạn ấy Cao Bằng nổi lên dịch sốt rét. Sốt co, sốt quắp. Sốt đắp cả chục cái chăn vẫn ớn lạnh. Sốt uống cả cốc nước sôi vào miệng cũng không thấy nóng. Đồng bào nghèo không có tiền mua thuốc tây, không có tiền đi bệnh viện nên lũ lượt tìm đến A Tú. Kỳ lạ thay, uống thuốc 10 ngày là hồi phục, lại có thể lên nương, đi rừng.
A Tú với những cây thuốc quý
Năm 1995, nhà bị cháy, quyển sổ ghi lại những bài thuốc bố vợ truyền cho cũng ra tro nhưng "quyển sổ" ghi trong lòng Sùng A Tú vẫn còn nguyên như cũ. Sưu tầm thêm những bài thuốc độc đáo, anh tìm đường sang Trung Quốc và được một người Mông truyền trong nửa tháng bài thuốc chữa gãy xương độc đáo. Học về A Tú thử nghiệm cho những con vật như gà, chó.
Dù có bị gãy xương, thậm chí là dập nát nhưng chỉ đắp thuốc vài ngày là chúng đi lại bình thường. Từ đó bài thuốc hay mới ứng dụng để cứu người. Hiện A Tú đang hướng dẫn con trai là Sùng A Dỉ và con dâu là Thà Thị Sia hái thuốc, chữa bệnh.
Trong ngôi nhà anh treo trang trọng ảnh Bác Hồ và mấy tấm giấy khen vì thành tích làm khuyến nông, khuyến lâm viên thôn bản tốt. Bên bếp lửa cháy rần rật cả ngày lẫn đêm, tôi xem quyển sổ theo dõi bệnh nhân của anh. Tính người Mông thật thà, chất phác, cái cây trên núi, hòn đá dưới khe, A Tú cũng vậy. Người nào chữa khỏi anh ghi khỏi, người nào không đánh dấu không. Tất cả các bệnh nhân đều có ghi rõ ngày tháng cụ thể.
Biệt tài chữa chấn thương sọ não
Cái làm nên danh tiếng "quỷ thần phải khiếp sợ" của A Tú chính là ngón nghề chữa chấn thương sọ não. Nông Vĩnh Long ở thị trấn Bảo Lâm bị cướp đánh cho vỡ đầu, đi bệnh viện ở Hà Giang mổ nhưng về không nói được. Ngày 10/6/2012, Long đến A Tú lấy thuốc, 10 hôm sau đã biết nói, biết ăn. Trần Quang Công ở khu 10 thị trấn Bảo Lạc chấn thương sọ não, đi Hà Nội chữa 1 tháng về vẫn nằm một chỗ.
Người nhà lấy thuốc A Tú cho dùng 3 ngày đã biết bập bẹ mấy từ bố, mẹ dùng thêm một thời gian giờ đã đi học trên thị xã. Toán Văn Hưởng, giáo viên trường tiểu học Thượng Hà, Bảo Lạc, chấn thương sọ não, nằm viện cả tuần, dùng thuốc của A Tú 4 tháng sau đi dạy học bình thường. Hay mới đây nhất là Thào Thị Ngọc 11/9/2012 (khu 5 thị trấn Bảo Lạc) ngã từ bể nước đập đầu xuống đất chấn thương sọ não, đi không biết đường về, hỏi không biết đường nói. Sau 5 ngày uống thuốc A Tú nay đã biết nói vài câu.
A Tú bảo: "Chấn thương sọ não nếu để lâu vài tháng trở lên thì đừng mang đến cho mất công, còn mới bị một thời gian có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc chấn thương sọ não, có loại ngâm rượu bóp từ đầu xuống chân loại đun nước cho uống loại ngâm rượu chấm vào mồm cho lưỡi mềm, cổ họng thông để biết nói loại đun nước tắm cả cơ thể. Phải dùng kết hợp cả 4 loại đó mới hiệu nghiệm, người nặng chữa mất 4 tháng, người nhẹ tốn ít thời gian hơn. Trong khi điều trị tuyệt đối kiêng ăn thịt bò, trâu, chó, ngựa, cá, gà, cà chua, nếu ăn mà bệnh tái phát thầy cũng chịu, uống thuốc cũng bằng không".
Không chỉ nổi tiếng với bài thuốc danh bất hư truyền chữa chấn thương sọ não A Tú còn sở hữu vô số các bài thuốc cũng hiệu nghiệm đến nỗi Bí thư Đảng ủy xã Cô Ba Vương Quốc SLấn bị tai nạn gãy 3 xương sườn, 1 xương quai xanh, xuống bệnh viện tỉnh nhưng không đóng đinh được vì xương đã dập đành đến nhờ đến A Tú. Dùng thuốc liên tục trong 4 tháng SLấn lại leo núi khỏe như trước, đến viện chụp lại X quang không hề có dấu vết nào của tai nạn khủng khiếp khi xưa.
Vườn thuốc trồng sát nhà A Tú
Bệnh liệt mới mắc, A Tú cũng có thể chữa khỏi. Người bản gần, người bản xa những khi hữu sự vẫn gọi A Tú đến phòng cấp cứu, nửa đêm anh cũng đi, gà gáy anh cũng không từ.
Gia đình A Tú vẫn thuộc diện hộ nghèo. Ruộng nước không đủ, năm được năm mất, nương rẫy dốc khó cày bừa, lại thêm trẻ con còn đi học. A Tú thực thà bảo năm nay thu được 10 triệu tiền bán bò, khoảng gần 20 triệu tiền bán thuốc nên có lẽ sẽ ra khỏi danh sách hộ nghèo của năm sau.
"Gặp những trường hợp đó tôi bắt mạch ngay. Mạch đập từ từ, mắt còn đen dù mặt đã trắng là chữa được. Mạch đập nhanh, mắt trắng là sắp chết, không thể nhận chữa. Ngay cả sờ vào tay tôi cũng biết ai khỏe ai bệnh. Người yếu tay cứng, lạnh, người khỏe mạnh tay mềm, ấm. Riêng ung thư bắt mạch không thể chẩn đoán được mà phải dựa vào chụp chiếu", A Tú cho biết.
Những bệnh trọng khi chữa khỏi, A Tú chỉ bảo họ cúng một con gà trống, một chai rượu tạ ơn thần, còn cả đời anh phải kiêng ăn thịt chó (chó ăn những thứ ô uế nên không mời được thần vào nhà - PV).
Tôi xem bảng kê năm 2010, A Tú chữa được 180 người, trong đó 46 bệnh nhân tụ mãu não và không ít bệnh rạn nứt khớp sọ trẻ sơ sinh, bệnh viện trả về vì không bú, không khóc. Dưới bảng kê đó, Chủ tịch UBND xã Cô Ba cộp dấu đỏ chứng nhận để làm hồ sơ cho anh gửi lên trên xin hành nghề đông y. Bảng kê ấn tượng nên giờ Sùng A Tú đã là hội viên chính thức của Hội Đông y Việt Nam.
Riêng mấy tháng đầu năm 2012 đã có 250 người đến lấy thuốc của A Tú. Trung bình ngày ít hai ba bệnh nhân, ngày nhiều có cả chục. Ai ở xa A Tú bảo vợ nhường cái bếp dọn làm chỗ cho họ ở, có người ở lâu cả nửa tháng. Người khó khăn anh không lấy tiền. Có người ở miền Nam ra chữa bệnh, khỏi rồi tặng cho gia chủ mấy cân thóc giống A Ma Kông chịu hạn rất tài. Thửa ruộng đang chín vàng gần nhà chính là món quà đó.
Theo 24h
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc Ngày 21/9/2012, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động và phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2012. Tới dự Hội nghị có đồng chí Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đại diện...