Gái miền Tây và những chàng Jang Dong Gun
Cù lao Tân Lập nằm trên dòng sông Hậu, thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, trên cù lao này đã diễn ra bao chuyện dâu bể đổi thay chóng mặt, từ chuyện cây mía đến con cá, rồi đến “nạn” lấy chồng ngoại…
Hồi trước, cù lao Tân Lập, cũng là xã Tân Lập nổi tiếng khắp vùng sông nước miền Tây với đặc sản mía đường.
Mía trồng trên đất cù lao nằm giữa sông Hậu mênh mang phù sa thì khỏi phải chê. Toàn xã có gần 200.000 ha đất canh tác thì một nửa, 100.000 ha, trồng mía.
Dân trong vùng nhờ nghề trồng mía và chế biến đường thủ công có thu nhập rất cao. Mía đường Tân Lập chu du khắp vùng sông nước miền Tây.
So với các vùng khác, Tân Lập thuộc hạng trù phú, ấm no. Con gái Tân Lập cũng nổi tiếng xinh đẹp vì sống trên cù lao, bốn bề là nước sông Hậu vỗ về quanh năm.
Đùng một cái, hàng loạt nhà máy đường công nghiệp ra đời. Ngay lập tức, hơn 500 lò đường, lò rượu cồn, lò đường kết tinh thủ công của Tân Lập bị hạ knock out ngay trên quê hương mình.
Các lò đường đóng cửa hàng loạt, nhiều chủ lò bị phá sản. Anh Phạm Văn Huấn, phó chủ tịch xã Tân Lập nhớ lại: “Còn hơn bị chiến tranh tàn phá, Tân Lập tiêu điều. Các lò đường nằm chỏng chơ, rách nát, buồn thê thảm như cảnh chợ chiều. Dân mất công ăn việc làm, toàn cù lao đìu hiu như có tang vậy!”.
“Lịch sử” lấy chồng Đài Loan
Ông Võ Minh Phương, một chủ lò đường ở ấp Phước Lộc, bị phá sản, nợ nần đầm đìa, là người đầu tiên “mở hàng” cho phong trào lấy chồng Đài Loan.
Bị nợ vây đòi tối ngày, ông khăn gói lên thành phố tha phương lập nghiệp. Quen một người bạn ở thành phố, biết ông có con gái, người này mai mối cho một chàng rể Đài Loan. Chàng rể xứ Đài về tận nơi xem mắt, thấy con gái ông đứng chết trân một hồi, luôn mồm thốt lên “Hảo, hảo”!
Một góc cù lao Tân Lập
Thế là một đám cưới với người Đài Loan diễn ra. Ông Phương kể lại: “Lúc đó cũng thấy kỳ kỳ với bà con chòm xóm. Bà con dè bỉu tôi là “bán con” lấy tiền. Đám trai tráng trong làng ra đường gặp tôi nhìm lom lom, chọc quê tôi là “ba của nàng Kiều”. Mắc cỡ lắm, đi ra cứ cúi mặt xuống đường. Nhưng đang kẹt quá. Con gái tôi thương ba nợ nần, chấp thuận làm dâu xa xứ để tôi có số tiền trả nợ và ít vốn làm ăn!”.
May cho cô gái Tân Lập đầu tiên làm dâu xứ người khá hạnh phúc. Mấy năm sau, cô gái út đủ tuổi, cô chị bên kia trở về mai mối em gái út cho một chàng Đài Loan khác.
Cuộc sống nhà ông Phương đổi thay, được “lên đời” trở lại. Vợ chồng ông được 2 cô con gái ở bên xứ Đài cho đi du lịch, mở mày mở mặt với thiên hạ. Thế là phong trào “lấy chồng Đài” nổ ra rầm rộ trên xã cù lao Tân Lập.
Điểm chung nhất là các chàng rể xứ Đài phần nhiều có tuổi bằng hoặc hơn cha mẹ vợ! Bà Hai Thuận có con lấy Đài Loan thú thật: “Lúc đầu thấy chướng lắm, nghĩ thương con gái mình đứt ruột. Dần dần mới quen. Chồng con gái tôi hơn tôi gần 1 con giáp, tôi chẳng dám gọi bằng “con” dù biết rằng có gọi nó cũng không hiểu”.
Video đang HOT
Nhưng trường hợp này chưa bi đát bằng “chàng rể Đài” nhà bà Tư Lắm ở đầu xã: Chàng rễ bị tật, hai chân teo như 2 ống tre khô, đầu cứ ngoẻo một bên, khóe miệng giật giật. nước miếng chảy ra phát gớm.
Ngày đám cưới cô dâu phải đỡ “chồng” đứng thẳng để chụp hình, quay phim. Bà mai mối miệng cứ oang oang dịch lại lời người nhà đàng trai: “Nó hơi bị tật một chút nhưng được cái là còn zin, nó chung thủy lắm, không biết lăng nhăng!”.
Nghe ai cũng cười mà buồn cho cô dâu. Mẹ cô dâu than thở: “Biết vậy để làm đám trên Sài Gòn cho khuất mặt bà con xóm giềng!”.
Phó chủ tịch Huấn cho biết, toàn xã có tới 600 hộ làm sui gia với Đài Loan. Trong đó có gia đình có 5 cô con gái thì hết 4 cô làm dâu xứ Đài.
Tuy nhiên, không phải cô gái Tân Lập nào đi làm dâu xứ Đài cũng được may mắn như con gái ông Phương. Có cô lấy phải chồng quá nghèo, ôm con về gởi ngoại rồi lên thành phố tìm cơ hội “hiệp 2″, “hiệp 3″ có cô lấy mấy bận toàn gặp chàng rể chẳng ra gì, chán đời thành gái “bia ôm” có cô lấy chồng Đài lâu lắm không thấy tin tức gì, nay mới biết đã …lìa đời vì chồng bạo hành….
Dù sao cũng phải thừa nhận một sự thật là nhờ những cô gái xinh đẹp của đất cù lao đi làm dâu xứ người đã giúp miền quê nghèo sa sút, bế tắc được “đổi đời”. Những căn nhà khang trang, xinh xắn dọc đường làng phần lớn được làm từ những đồng tiền làm dâu xứ người….
Những “làng Hàn Quốc” ở miền Tây
Khoảng 5 năm nay, phong trào lấy chồng Đài Loan bị giảm xuống vì cuộc đổ bộ của các chàng rể Hàn Quốc ồ ạt tràn vào.
Những bộ phim tình cảm Hàn Quốc những kiểu thời trang tóc, quần áo Hàn Quốc đã dọn đường cho những ông rể Hàn về miền Tây tìm vợ.
Các cô gái miền Tây lâu nay say đắm chàng Jang Dong Gun cứ mơ “chàng” sẽ như Jang Dong Gun nhanh chóng vỡ mộng vì đa số các ông rể đi tìm vợ chẳng hơn gì rể Đài là mấy!
Môi giới lấy chồng Hàn Quốc lên lỏi về miền quê – Ảnh minh họa, nguồn Internet
Bà Tám Mai chuyên môi giới lấy chồng Đài, nay chuyển sang môi giới chồng Hàn cho biết: “Đa phần cũng là loại “sứt càng gãy gọng” cả thôi. Bên ấy ế vợ, gần hết đời mà chưa biết mùi đàn bà là gì, đành ôm mớ tiền qua đây tìm vợ vậy thôi!”.
Tuy nhiên, so với đàn ông Đài Loan, đàn ông Hàn Quốc tiền bạc rủng rỉnh hơn vì được “tài trợ” tiền cho đi nước ngoài lấy vợ trị giá 10.000 USD/người!
Cho nên, nhiều chàng rể Hàn Quốc bên kia tệ tới mức đã 2 thứ tóc trên đầu vẫn phải nương nhờ cha mẹ, hùng hồn về miền Tây tìm vợ!
Vì vậy mà ngoài cù lao Tân Lập, ở các xã Thuận Hưng, Kiên Trung (Thốt Nốt), Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) lâu nay là “thị trường” cung cấp vợ cho đàn ông Đài Loan nay nhanh chóng chuyển qua cung cấp vợ cho đàn ông Hàn Quốc!
Ông Trần Văn Tùng, ở xã Thuận Hưng huyện Thốt Nốt gả con gái đầu lòng cho chàng rể Hàn lớn hơn ông 4 tuổi vào năm ngoái.
Thấy có vẻ được, đầu năm nay thêm một cô con gái của ông tiếp bước chị, lên xe hoa làm dâu xứ Hàn. Trong xã này có nhiều ấp mang tên “ấp Hàn Quốc” bởi nhiều hộ có “sui gia” với bên Hàn Quốc.
Anh Phan Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% hộ nghèo trong xã đã chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”. Thông thường, gả con xong, nhà gái được chừng 200 – 300 triệu đồng, một con số không nhỏ ở vùng nông thôn!
Theo số liệu từ Sở Tư pháp Cần Thơ, 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số còn lại do…sở thích lấy chồng Hàn vì bị ảnh hưởng của phim ảnh, thời trang Hàn.
Theo VNE
Về đâu phận gái "màn buông"
Ra khỏi con đường tăm tối, họ lại tự hỏi sẽ làm gì nếu không bán cái "vốn tự có"?
Số lượng gái bán dâm trẻ và ngay cả những người "tái xuất giang hồ" nghe chừng ngày càng lớn. Trong số ấy, gái miền Tây làm việc trong môi trường "nhạy cảm" làm gái chiếm một phần đông đảo. Khó lý giải nguyên nhân nhưng có một điều, là họ ra đi trong sự khó khăn và trở về còn khó khăn gấp bội.
Điệp khúc phục hồi nhân phẩm
Thục - Tên cô gái là người quen của tôi biết trong một buổi tối thú vị tại khu du lịch biển Sầm Sơn. Khi đó Thục còn là cô tiếp viên trẻ tuổi từ Kiên Giang dạt nhà ra Bắc.
Xóm nghèo của một tỉnh miền Tây không giữ chân được cô bé đầy tham vọng và xinh đẹp. Cô theo chân đàn chị bỏ nhà đi với mong ước sẽ có tiền để đổi đời, với những lời hứa hoa mĩ, ngọt ngào là sẽ làm nhân viên của khách sạn cao cấp, làm người mẫu thời trang. Choàng tỉnh giấc mơ thì đã bị bán vào nhà nghỉ làm gái. Thục van xin, lạy lục người ta để thoát khỏi nơi ma quỷ ấy nhưng kết quả là vẫn bị ép đem thân ra bán.
Về sau đó thì Thục vướng vào ma tuý, biết là cái vòng kim cô của những chủ chứa nhưng cũng không tài nào tránh nổi. Cô gái trẻ trung, xinh đẹp ngày nào trở nên tàn tạ bởi thể xác bị vùi dập và vật lộn trong cơn thèm khát chất trắng. Sức khoẻ, tinh thần đều bị bóc lột thậm tệ nhưng dừng lại thì đồng nghĩa với cái chết. May thay, đợt ra quân cao điểm bài trừ tệ nạn của Công an đã phá tan hang ổ mại dâm của nhiều hàng quán trá hình. Hàng loạt gái bán dâm bị bắt và "tống" vào trung tâm phục hồi nhân phẩm ở Thanh Hóa trong số ấy có Thục.
Lối về nào cho những cô gái đã từng nhuốm chàm
Gần một năm trời "nghiền ngẫm" những bài học đạo đức như những đứa trẻ học vỡ lòng. Có lúc, Thục cũng đã nghĩ đến cuộc sống, đến tương lai đến những mơ ước nhỏ nhoi nào đó còn sót lại trong kí ức. Thục nhớ về cái nơi cô đã bước chân ra đi "lập nghiệp". Rất có thể, cô sẽ trở về để làm lại cuộc đời sau nhiều năm vật lộn mưu sinh với vốn tự có.
Thế nhưng, khi "ra trường" Thục đã không thực hiện được mà lại "ngựa quen đường cũ". Không xin vào "biên chế" của một nhà hàng nào vì sắc đẹp đã tàn tạ không đáp ứng được yêu cầu của khách làng chơi kén chọn và khó tính. Cô tham gia đội quân "bán hàng rong" tại một số điểm đen ở Thanh Hoá để kháng cự qua ngày. Lúc ấy, Thục vẫn nghĩ gom được khoản tiền nho nhỏ sẽ trở về, cô quyết tâm thực hiện được điều đó.
Lần thứ hai không coi là may mắn nữa, cô lại bị bắt và tiếp tục bị đưa đi "chỉnh đốn" nhân phẩm, đạo đức. Thục thú thật: "Quay lại trung tâm em cũng chẳng còn hứng thú với những bài giáo huấn, nó chỉ như nước đổ lá khoai, cố gắng ngoan để rồi ra cho sớm mà thôi". Đúng như cô nói, ra ngoài cô lại đâu vào đấy. Thục quyết định ra Hà Nội "kiếm cơm" xem số mình còn lận đận đến mức nào. "Thử sức" làm "bướm đêm" ở đường Phạm Văn Đồng một thời gian dài, chán nản vì cứ bị dồn bắt như thú hoang cô xin vào một quán cà phê làm phục vụ để cho "danh chính, ngôn thuận".
Nhưng những quán cà phê gối đầu nhau san sát chỉ bán nước thôi thì sớm muộn cũng đói cơm, đói thuốc mà chết. Thế nên, tranh thủ được lúc nào có khách là lại đi "bán xuôi" để "nuôi ngược". Cũng theo Thục thì không riêng cô mà nhiều cô gái bán dâm sau khi vào trung tâm phục hồi nhân phẩm quay trở ra lại "đường xưa lối cũ", nào có mấy người hoà nhập vào đời sống của xã hội. Tôi gặp lại Thục khi cô vừa mới ra khỏi trung tâm chưa lâu. Tôi hỏi:
- Sao vẫn chưa về quê?
Thục bảo: -Không về nữa, chết cũng chết ở đây thôi anh ạ.
- Thế bây giờ em định thế nào?
- Còn thế nào nữa, có thằng nào thèm em cứ bán, cái gì đến sẽ đến thôi mong mỏi chi cho mệt óc.
Câu trả lời của Thục quả bất cần đời nhưng khó trách con người đã không còn gì quý giá ngay với thân xác của mình cũng đem đi "cầm cố" với đời. Tôi không muốn bình phẩm gì mà lặng lẽ tự hỏi: "Ừ nhỉ, sẽ làm gì, đi đâu?".
Mịt mù đường... phục thiện
Băn khoăn nhất, khó trả lời nhất của những cô gái lầm đường là sẽ làm gì nếu không bán cái "vốn tự có". Đường về gần ngẫm lại càng xa xôi, mù mịt. Ngay cả những cô gái đang ở đỉnh cao của "nghề nghiệp" được săn đón, được yêu chiều dù có nghĩ sâu xa đến mấy cũng khó tưởng tượng được cái viễn cảnh cuối đời của nghề làm gái.
Đẹp duyên dáng, vẻ đẹp chỉ nhìn mà ao ước, nhìn mãi không thấy chán nhưng thấy giận hờn, trách móc. Tôi đang nói đến cô gái tên Miên, cũng là con gái miền Tây thứ thiệt làm tại một quán tẩm quất ở Tp. Hải Dương. Trong một lần lạc bước vào chốn "thần tiên" ấy tôi đã có cảm tình đặc biệt với cô gái có đôi mắt biết nói nhưng nặng trĩu nỗi niềm miên man như câu hò trên sông nước miền Tây.
Tôi đã hỏi Miên rằng: "Em xinh đẹp như thế sao không làm một việc gì khác lại đi làm việc này?". Miên lẳng lặng bảo: "Chính vì xinh đẹp em mới làm nghề này chứ, nếu em xấu anh có vô quán không?". Và rồi, tôi không thể tin nổi khi biết rằng Miên đã 4 lần bị bắt vì làm gái massage kích dục cho khách. Không những thế, với vẻ đẹp hút hồn ấy Miên còn được cả hệ thống các quán massage mở cửa chào đón với những "đãi ngộ" hậu hĩnh. Cô đã lôi kéo hai người bạn thân nhất ra Bắc để làm cùng cái nghề thu nhập khủng này.
Miên kể với tôi, một người bạn đã quyết định bỏ nghề về quê nhưng mấy tháng sau lại quay trở lại. Không ai muốn về với mái nhà gianh, với cuộc sống chân lấm tay bùn khổ sở. Được cưng nựng, chiều chuộng quan trọng là có tiền để sống sung sướng đã thành thói quen, muốn từ bỏ không dễ.
Vẻ mặt cô tươi hơn khi nói đến quê hương nhưng rồi lại buồn man mác: "Gần 5 năm rồi em chưa về lần nào cả. Muốn lắm nhưng không thể về". Miên bảo, cô đã không còn đủ tự tin để về quê, để đối diện với gia đình. Lúc đầu, cứ nghĩ rằng có tiền sẽ về được nhưng rồi cô đã thấy sai lầm là càng kiếm được tiền cô càng không thể quay đầu về. Đường phục thiện của đời làm gái xa vời lắm.
Đoạn kết buồn
Có biết bao nhiêu cô gái sau khi sa chân, lạc lối đã làm lại cuộc đời? Và có bao nhiêu trong số ấy tìm được cuộc đời thực?. Câu hỏi ấy làm tôi băn khoăn, suy nghĩ.
Nếu nhiều người coi đó là một cái nghề, bỏ qua những giá trị của con người để lao vào cuộc chơi không có hồi kết. Cũng có những số phận nhận ra sai lầm muốn quay đầu lại cũng thật gian nan. Xã hội vẫn không chấp nhận được sự thực ấy, quay đầu lại sớm chưa hẳn đã gột sạch được vết chàm, bởi định kiến quá nặng nề.
Sáng ẩn mình, đêm lại lao vào dòng đời để kiếm những đồng tiền bạc bẽo, nhơ nhuốc. Ngay cả những em gái miền Tây xa xôi, chân chất cũng vì cuộc sống, vì miếng ăn mà chệch hướng đi. Vẫn có những cô gái miền Tây xuất phát từ các đường dây bán dâm tuồn ra Bắc với hi vọng có một địa bàn kiếm ăn "dễ thở" hơn. Sự cạnh tranh quá khốc liệt trong cơn sóng ngầm mại dâm ở các đô thị phía Nam thì để kiếm một chỗ đứng ở lề đường cũng quá khó.
Ra đi là chấp nhận không có đường quay lại. Phần lớn kết quả đã được dự báo trước. Sáng cầm tờ báo trên tay có thông tin, Công an vừa triệt phá ổ chứa gái mại dâm cầm đầu là má mì mới 16 tuổi. Chiều ngồi quán nước lại nghe chuyện cô gái bán dâm chết vì phê thuốc dưới gầm cầu. Sống đã chui lủi, tăm tối khi chết lại chết đường, chết chợ trong sự cô đơn, quằn quại vì bệnh tật, ma túy. Lối về nào có ánh sáng?
Theo BDVN
Bán thân ngàn dặm và tâm sự nhói lòng của gái miền Tây (kỳ 2) Chiều miền biên, mưa xối xả, gió quật qua quật lại khiến cái biển hiệu café ca nhạc rách tua tủa. Con sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới nước đỏ ngàu cuồn cuộn chảy về xuôi. Tối đến, cơn gió hoang vẫn không ngừng thổi, cái lạnh se sắt thấm vào người run rẩy. Tôi được người bạn hộ tống cùng đi...