Gái mại dâm kiêng khách đầu năm để tập trung… đi lễ
Khách thường kiêng kỵ đầu năm không đụng vào gái mại dâm vì sợ đen, còn những cô gái ấy, họ cũng kiêng khách vì những lý do riêng.
Trao đổi với L.A (SN 1991, Phú Thọ) là một cô gái làm nghề mại dâm hạng sang với mức giá 500.000 đồng/lượt. L.A cho biết: “Em đã về Hà Nội từ hôm mùng 6, trùng với đợt các cơ quan bắt đầu đi làm trở lại, nhưng nhiều chị em không đi làm sớm, để qua Rằm mới đến Hà Nội vì khách chủ yếu kiêng đầu năm không động vào bọn em vì sợ đen”.
L.A cho biết thêm: “Đầu năm là dịp mà chị em cũng tranh thủ kiếm thêm, vì giá vé vẫn thế thôi, nhưng sẽ xin được thêm tiền lỳ xì mừng tuổi, tiền lấy may… chắc cũng được thêm 100, 200 nghìn đồng, khách nào sộp có khi còn phóng tay cả 500.000 đồng chứ không ít.
L.A (Ảnh nhân vật cung cấp)
L.A lý giải: “Chủ yếu lỳ xì là tiền lấy may, người ta sợ đầu năm động vào bọn em đen đủi nên phải cho tiền thêm theo quan niệm của đi thay người chứ cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhưng có nhiều ông nghiện bọn em quá rồi, về nhà nhìn thấy vợ thì chán, Tết thì ăn nhiều uống nhiều không chịu được nên buộc phải đi.”
Gái mại dâm cũng kiêng khách
Tuy nhiên, L.A cũng chia sẻ với phóng viên về việc không phải gái mại dâm nào cũng muốn đi khách đầu năm hay trông vào mấy đồng tiền mừng tuổi.
“Làm nghề nào cũng phải có quy tắc, có những điều kiêng khem. Khách người ta kiêng mình, nhưng đừng tưởng khách nào bọn em cũng đi.
Bọn em cũng có mở hàng, cũng có chọn khách để lấy vía cho may mắn. Anh tưởng tượng đầu năm mà gặp thằng khách khỏe như trâu, hành đủ thứ, mà không lỳ xì cho đồng nào thì có mà dông cả năm”.
“Ngoài ra thì bọn em cũng có nhiều lý do để kiêng khách. Một phần vì muốn mình thanh tịnh một chút, còn đi lễ chùa chiền, cầu bình an” – L.A bày tỏ.
Chung quan điểm đó, L.Th. Thùy (SN 1993, Hà Tĩnh) cho biết cô cũng ra Hà Nội từ hôm mùng 6 Tết, nhưng chủ yếu để cùng mấy chị em đi lễ, đi hội cho vui vẻ chứ không phải đi tiếp khách.
Video đang HOT
Thùy tâm sự: “Đầu năm đi lễ thì chủ người ta còn cầu tài cầu lộc, sắm lễ to đẹp, hoành tráng. Vì người ta sống dựa vào bọn em, lại phải nhìn ngó đến pháp luật.
Nếu bọn em bị bắt quả tang thì chỉ nộp phạt hành chính là về, nhưng chủ chứa thì lơ ngơ đi tù ngay. Vì thế mà họ tín lắm, đền, phủ nào thiêng là họ mò đến ngay.
Còn bọn em thì có cầu tài lộc gì đâu, làm đến đâu biết đến đấy. Chị em chỉ dâng lễ giọt dầu, cầu được an lành, mạnh khỏe. Làm cái nghề bẩn thỉu nhất xã hội rồi, còn mong gì tài lộc nữa?
Ngoài ra thì cũng cầu xin cho gia đình ở quê được mạnh giỏi. Năm nay em có đứa em trai thi đại học, cũng xin cho nó đỗ ở Hà Nội cho có chị có em, mình còn hỗ trợ được nó tiền học hành nhà ở.”
L.Th.Thùy thắp hương tại Phủ Tây Hồ
Thùy cũng cho biết thêm, chẳng phải đầu năm mới lễ chùa, mà ngày Rằm, mùng Một, cô cũng hay dậy sớm, tắm gội sạch sẽ và đi lễ một mình.
“Ngày trước em mặc cảm lắm, chả dám đi lễ đi chùa gì. Nhưng rồi nhận thấy mình cũng là một phần của xã hội, hoàn cảnh bắt buộc mà phải làm. Với cả nghĩ cửa chùa chẳng khép lại với ai bao giờ, nên mỗi tháng cũng bỏ ra hai ngày để ăn chay, kiêng khách” – Thùy tâm sự.
Hãy đến bất kể khi nào!
Trước những thông tin này, phóng viên có liên hệ với ni sư Thích Đàm Lan – Trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội).
Ni sư cho biết: “Đức Phật từ bi, không bao giờ phân biệt bất kỳ ai, dù là kẻ mang thân tù tội, hay những người mắc phải cái sự lầm đường lạc lối, nhơ nhấp bẩn thỉu đến đâu, chỉ cần biết quay đầu và thành tâm sám hối, đều có thể cưu mang.
Với những cô gái kia cũng như vậy, chỉ cần nhìn thấy cái sai, cái lỗi của bản thân, đến trước cửa Phật và đi con đường đúng thì đều có thể quay đầu là bờ, vẫn có thể thành được chính quả”.
Ni sư nói thêm: “Ở đây tôi vẫn nhìn thấy cái tâm của họ sáng, làm nghề xấu mà tâm không xấu thì cũng giống như đóa hoa sen ở giữa bùn đen vậy. Cửa Phật từ bi, sẽ luôn mở lối dẫn đường nếu họ muốn hối cải.
Mà không riêng gì cửa Phật, tôi biết có rất nhiều tổ chức xã hội của nhà nước và cả phi chính phủ hiện đang có những chính sách rất tốt để giúp đỡ những cô gái này nghề nghiệp, công ăn việc làm và tái hòa nhập cộng đồng. Vấn đề không phải là hoàn cảnh đến đâu, mà họ có quyết tâm vượt qua hoàn cảnh hay không.”
Sư Thích Đàm Lan nói: “Hãy đến bất kể khi nào bạn muốn, cửa Phật luôn rộng mở. Cửa Phật không từ chối ai, cũng như cuộc đời không đóng cửa trước bất kỳ ai, chỉ có điều, các bạn đã tự đóng cánh cửa của cuộc đời bởi chính sự không cố gắng, lười lao động, như vậy thì chẳng có một sức mạnh nào có thể giúp bạn rời con đường sai khi bản thân bạn đã không hề muốn sửa đổi.”
Theo_Giáo dục thời đại
Sư trụ trì chùa Bồ Đề muốn tiếp tục nuôi trẻ
Cơ quan chức năng Hà Nội cho biết, bước đầu xác định sư trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề. Sư trụ trì chùa Bồ Đề cho biết, muốn tiếp tục nuôi trẻ.
Theo tin tức nhận được, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 12/8, ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, chưa có kết luận chính thức về trách nhiệm liên quan của sư trụ trì Thích Đàm Lan trong vụ mua bán trẻ con ở chùa Bồ Đề, quận Long Biên, do một số trục trặc hành chính. Song, thông tin bước đầu cho thấy, vụ mua bán trẻ em không liên quan gì đến sư Thích Đàm Lan.
"Việc mua bán hoàn toàn do cô Trang làm. Tất nhiên nếu nói không liên quan hoàn toàn thì không phải vì bà Lan là sư trụ trì nên cũng phải có trách nhiệm về việc này" - ông Long nói.
Các em nhỏ tại chùa Bồ Đề chiều 12/8.
Về thông tin 11 trẻ em trong chùa Bồ Đề nghi bị mất tích, theo ông Long, cơ quan công an đã làm sáng tỏ. Cụ thể, 10/11 cháu đã về gia đình nhà bố mẹ đẻ, 1 cháu còn lại được nhận làm con nuôi. "Bước đầu thông tin cho thấy không có chuyện mua bán 11 cháu bé này. Còn thông tin chính thức từ cơ quan điều tra thì trong ngày mai sẽ có. Có thể phía quận Long Biên sẽ họp báo vào thứ Năm tuần này để đưa ra kết luận chính thức" - ông Long nói.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng nhìn nhận, vụ việc mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề là bài học rất lớn để siết chặt hơn nữa về công tác quản lý.
Bác thông tin 11 trẻ "biến mất"
Cũng trong chiều 12/8, trao đổi với PV qua điện thoại, đại tá Vũ Văn Hùng, Trưởng Công an quận Long Biên, xác nhận cơ quan công an đã có kết quả xác minh, xác định rõ ràng địa chỉ hiện tại của 11 cháu bé từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, đồng thời bác bỏ những thông tin cho rằng các cháu "biến mất" đầy bí ẩn.
Sư trụ trì Thích Đàm Lan trao đổi với báo chí chiều 12/8.
Sau khi Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, người làm việc tại khu nuôi trẻ của chùa Bồ Đề) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, ở quận Hoàng Mai) bị bắt về hành vi mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, công an đã nhận được đơn phản ánh về việc còn một số cháu từng được nuôi dưỡng tại chùa nhưng hiện đã biến mất...
Sau một thời gian tổ chức điều tra, xác minh dựa trên danh sách tên các cháu trong đơn, công an xác định 8 cháu đã được gia đình, bố mẹ đón về nhà nuôi (có địa chỉ cụ thể); 1 cháu đang làm con nuôi của một gia đình cán bộ nhà nước (có thủ tục xin nhận con nuôi hợp pháp); còn lại 2 trường hợp vẫn đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.
Theo cơ quan công an, đơn cử như trường hợp cháu Cù Duy Anh (SN 2008) đang được bà ngoại nuôi dưỡng ở Bắc Giang, do mẹ đẻ của cháu là Dương Thị Đ. (SN 1983) đang đi lao động ở Malaysia. Sau khi được gia đình đón về nuôi, cháu Duy Anh được làm thủ tục đổi tên thành Dương Đức Minh.
Cháu Cù Hoàng Anh (SN 2011, mẹ đẻ tên Hằng, không rõ địa chỉ) bị đẻ rơi tại quán internet, khi Hằng mới 16 tuổi. Hội trái tim nhân ái đã đưa hai mẹ con vào chùa, song Hằng đã bỏ đi. Nay cháu Cù Hoàng Anh đang sống tại chùa Bồ Đề. Cháu Cù Tuấn Anh (SN 2008) cũng đang sống cùng mẹ đẻ là Vũ Thị Hảo tại chùa Bồ Đề...
Sư trụ trì muốn tiếp tục nuôi trẻ
Chiều 12/8, trả lời phỏng vấn báo chí tại chùa Bồ Đề, sư trụ trì Thích Đàm Lan cho biết, từ năm 1989 nhà chùa đã cưu mang 10 cháu bé mồ côi, bị chất độc da cam, động viên cho các cháu học ở gia đình. Về sau, số lượng các cháu được nhà chùa cưu mang ngày càng tăng, có thời điểm 50 cháu được nuôi ở chùa về sau đều có công ăn việc làm, lập gia đình.
Đến năm 2007, một số trường hợp như những nữ sinh đẻ con ngoài ý muốn cũng đem con đến gửi gắm nhà chùa, hoặc có người gửi con ở chùa 1-2 năm rồi lại đón về. Tính từ 1989 đến nay, chùa đã nuôi được khoảng 150 em trưởng thành.
Nói về việc Nguyễn Thị Thanh Trang bị bắt về hành vi mua bán trẻ em tại chùa, sư thầy Thích Đàm Lan bảo rất bất ngờ và buồn, quan điểm của nhà chùa là Trang làm thì Trang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cần xử lý nghiêm minh.
Sư Thích Đàm Lan cũng khẳng định, ở chùa không thể có trường hợp sư liên quan đến việc mua bán trẻ em, còn đường dây bên ngoài len lỏi vào thì chùa không thể ngờ được. "Tôi vẫn nghĩ mình chỉ biết làm từ thiện, khi người ta đói thì cho ăn, không có chỗ ở thì cho ở, khi ốm đau cho đi viện nên rất chủ quan" - bà Lan chia sẻ.
Về hướng giải quyết cho các cháu đang được cưu mang tại chùa Bồ Đề, sư Thích Đàm Lan cho biết, đợi có kết quả thanh kiểm tra xong, nhà chùa mong các ban ngành tạo điều kiện cho chùa tiếp tục được cưu mang những mảnh đời bất hạnh.
Theo báo Tiền Phong
Vụ buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Sư Thích Đàm Lan vô can?! Kết luận điều tra ban đầu cho thấy không có căn cứ buộc tội nhà sư Thích Đàm lan, trụ trì chùa Bồ Đề liên quan tới vụ mua bán trẻ em. Thông tin trên được ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại cuộc họp báo chiều 12/8. Theo ông Long, hiện nay đã có...