Gái làng chơi răng móm vẫn bán thân
Mặc dù không son sắc nhưng cô ta vẫn lao vào làm gái bán hoa (Hình minh họa)
Nhiều người có suy nghĩ, đã làm cái nghề bán thân xác nuôi miệng, ít nhiều phải có một trong các yếu tố: có chút nhan sắc, tuổi trẻ và ít nhiều có chút duyên tiềm ẩn. Hai yếu tố đầu, không hề hội tụ ở Lê Thị Giang. Chị ta không có nhan sắc, làn da nhăn nheo – kết quả của cuộc sống lam lũ, vất vả, chường mặt sống với bụi đường. Chị ta không còn trẻ – 42 tuổi, hơn thế Giang già hơn rất nhiều so với tuổi thật của chị ta.
Đứa con gái “quá lứa lỡ thì” bất hạnh
Người phụ nữ có thân hình nhỏ thó, lập cập trong làn áo mỏng trước cơn gió lạnh cuối mùa. Những ngày này, trung tâm đang sang sửa, chuẩn bị chào đón năm mới, Giang đang cùng chị em sơn lại chiếc tủ đồ cho sạch sẽ, tinh tươm hơn. Chị ta tới chỗ ngồi, rón rén, run rẩy, phần bởi sự xuất hiện của người lạ làm chị ta đôi chút ngỡ ngàng, phần bởi luồng gió lạnh cuối mùa cứa vào da thịt chị ta qua làn ái mỏng manh. Rét. Đôi bàn tay chị ta đen đúa xoa vào nhau cho bớt lạnh, miệng không ngừng xuýt xoa. Thú thật, tôi đã rất ngạc nhiên khi Giang xuất hiện. Nói hơi cay nghiệt một chút, chị ta già rồi. Những nếp nhăn trên mặt xô lại với nhau, người ta liên tưởng tới một người bước sang thời khắc xế bóng hơn là một người phụ nữ đi làm gái kiếm tiền. Vì sao chị ta lại bước vào cái nghề cơ cực này? Cuộc sống của chị ta ra sao? Ngay từ lúc Giang tập tễnh bước tới phía tôi, những câu hỏi ấy đã chộn rộn trong lòng một kẻ xa lạ.
Lê Thị Giang chưa từng biết đến hạnh phúc. Tuổi thơ của chị ta là những trận ốm thập tử nhất sinh, nói như bố chị ta “chỉ giỏi ngốn tiền của cái nhà này”. Đối với một gia đình nghèo, quanh năm chỉ trông chờ vào đồng ruộng, 7 miệng ăn không hề đơn giản, lại thêm cô con gái suốt ngày đau ốm, tiền cứ đội nón ra đi. Chị ta hoàn toàn mù chữ, ngay cả cái tên của mình, Giang cũng không thể viết được. Có giấy tờ gì cần ký xác nhận, ngón tay đen đúa, nhăn nheo của chị ta ngập ngừng đưa ra, rụt rè điểm chỉ. Từ bé cho tới lớn, dù yếu ớt nhất trong nhà, hễ rời khỏi giường bệnh, chị ta lại phải ra đồng làm việc, lầm lũi, chăm chỉ mà vẫn chưa làm hài lòng bố. Chị ta kể, bố chị ta là người cực kỳ hà khắc. Không phải chỉ riêng vì tuổi cao sức yếu mà con người đâm ra khó tính, mà đó là bản tính từ xưa đến nay của ông. Mọi việc trong nhà ông là người toàn quyền quyết định, vợ và các con chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: nghe và thực hiện theo. Nếu ai “to gan” cãi lời bố hoặc đóng góp ý kiến, y rằng ông nổi trận lôi đình, tìm roi đánh không thương tiếc. Như chị ta, dù đã bước sang tuổi 42 và bố chị ta đã ngoài 90 tuổi, “gia pháp” ấy ông vẫn duy trì không hề sứt mẻ. Các em đi lấy chồng, còn lại mình chị ta vẫn ở vậy. Chị ta bảo, không biết mình có phải là cái gai trong mắt bố không, nhưng càng ngày hai bố con càng như mặt trăng – mặt trời. Bố tìm mọi lý do để đánh đập, hành hạ chị ta và không ngần ngại buông những lời lẽ nặng nề như xát muối trái tim: “Mày chỉ là đứa vô dụng. Không biết kiếm tiền, tao chán ngán đến tận cổ khi phải nuôi cái của nợ là mày lắm rồi”.
Chị ta bảo, xưa nay chị ta là người vô tư, và hầu như không bao giờ để bụng, cũng chẳng biết giận ai, trách ai bao giờ, nhưng nghe những lời cay nghiệt đó từ chính bố đẻ mình rất mực kính trọng, với chị ta là một đòn choáng váng không thể chịu đựng nổi. Rời bỏ ngôi nhà lụp cụp ở Thanh Trì, chị ta quăng mình vào cuộc sống hoàn toàn khác để tìm kiếm một hy vọng mới cho một tương lai khác mà chính bản thân chị ta cũng chưa mường tượng ra.
Trong đầu chị ta quẩn quanh, rối bời vì đồng tiền. Và chị ta đến với nghề bán dâm, dù thừa biết bản thân mình không hề có chút lợi thế nào để có khả năng thu hút khách. Điều chị ta mặc cảm nhất là chị ta bị móm. Chị ta không còn cái răng nào. Cách đây 4, 5 năm, răng chị ta đột nhiên rụng hết sạch – là do trong quá trình phải uống thuốc kháng sinh quá nhiều, gây yếu chân răng và dẫn đến kết quả như vậy. Nhưng cái lạ lùng, chị ta không vì thế mà chôn vùi nụ cười của mình. Chị ta vẫn cười, nụ cười của một gái làng chơi trống hoác, có thể khiến người ta phì cười, nhưng đằng sau nụ cười gượng ấy, thấy chua xót và ám ảnh quá.
Video đang HOT
Nhục nhằn làm gái già và mơ ước một tương lai sáng
Những ngày đầu đi làm gái, chị ta đứng nép mình bên những gốc cây xà cừ đồ sộ. Ngượng ngùng, xấu hổ. Vài ba cô gái cùng làm nghề như chị ta mỗi lần thấy chị ta xuất hiện đều trêu chọc, dè bỉu. Trông họ thật lòe loẹt, hở chỗ nào cũng có phấn sáp đắp lên. Ai cũng ăn vận là lượt, sành điệu. Còn chị ta, quê một cục! Nhưng Lê Thị Giang vẫn chường mặt ra đứng đường, cốt sao kiếm được dăm ba đồng tự nuôi miệng, nuôi thân. Chị ta bảo, già như chị ta nên khách người ta cũng “chê”, thậm chí có người còn đứng kỳ kèo, mặc cả với chị ta từng đồng. Nhục nhã lắm, nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng. Bỗng một ngày, bản thân bị đưa lên bàn cân để khách làng chơi cân, đong, đo, đếm như một món hàng không hơn không kém. Hôm nào “tốt số”, người ta “hào phóng” có thể trả cho chị ta… 100 nghìn đồng. Còn giá “đồng hạng” mỗi lần chị ta đi khách thường 50 nghìn đồng. Chị ta không lọt vào mắt xanh của nhiều người, nên mỗi ngày cũng chỉ đi một khách thôi. Lê Thị Giang kể một cách vô tư, thật thà đến mức ngạc nhiên. Xót cho người phụ nữ chất phác cùng đường buộc phải làm nghề bị cả xã hội quay lưng, dè bỉu.
Bước vào nghề này, Giang được “tư vấn” làm đẹp cho bản thân. Người phụ nữ thôn quê, nay tóc ép thẳng đuột, áo quần là lượt, đi đôi guốc cao tới cả chục phân. Chị ta bảo, trớ trêu quá bởi từ khi bước vào nghề này, chị mới có “cơ hội” được ăn mặc đẹp, được điệu đàng son phấn, trước đó cả ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, phấn son lấy ai mà ngắm.
Ở cái tuổi 42, hơn bao giờ hết, Lê Thị Giang khao khát về một gia đình giản dị nhưng ấm áp, có vợ, có chồng và những đứa con thơ. Chị ta kể, không hiểu sao chị ta chưa từng rung động trước bất cứ người đàn ông nào. Cho tới ngoài 30 tuổi, mới có người tìm hiểu và ngỏ lời muốn tiến tới cuộc sống hôn nhân với chị ta. Đó là một chàng trai nghèo cùng quê với chị ta. Anh thật thà, hiền lành, làm nghề đánh cá và chạy chợ cá. Có được người đàn ông dịu dàng, chăm chỉ ấy làm chông là cái phúc lớn không dễ gì có được. Nhưng Giang nghĩ, mình bị bệnh hen mãn tính, cộng thêm sự mặc cảm về một ngoại hình không bắt mắt, nụ cười méo mó… chị ta đã từ chối người đàn ông ấy. Chị ta vô cùng mặc cảm về bản thân. Chị ta đã từng than trách ông trời sao bất công với chị tạ, sao không dành cho chị ta một chút may mắn để chị ta có thể lấy đó làm điểm tựa phấn đấu. Sau những trăn trở qua đi, Lê Thị Giang nhắm mắt đưa chân bước vào cuộc đời làm gái làng chơi đầy nước mắt và tủi cực.
Trong những lần tiếp khách, gặp những tên khách trẻ tuổi hơn chị ta, có những đòi hỏi quá quắt mà chị ta không thể đáp ứng, y rằng chúng sẽ buông những lời chửi bới, miệt thị đầy khinh bỉ, có những tên còn quỵt tiền của Giang. Rồi có những vị khách đã ngoài 70 tuổi vẫn mò mẫm đi tìm của lạ, hừng hực khao khát được hồi xuân. Những ngày tối tăm ấy qua đi, Lê Thị Giang được đưa vào trung tâm giáo dục lao động xã hội để cải tạo và ngẫm nghĩ về quãng thời gian buồn tủi đã qua.
Cũng như những cô gái khác mới vào đây, Giang khóc rất nhiều. Nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình luôn thường trực trong lòng chị ta. Chị ta thương mẹ già 80 tuổi chưa một lần được thể hiện cái Tôi của mình trong gia đình, chưa một lần được lên tiếng bày tỏ nguyện vọng với chồng, con. Cuộc đời mẹ chịu quá nhiều vất vả, đắng cay và cả những xót xa câm nín. Giang giận bố, nhưng nói gì thì nói, ông ấy vẫn là người sinh ra chị ta và nuôi dưỡng chị ta cho tới tận hôm nay. Và bước chân vào trung tâm, Giang mới đủ bình tâm để nhìn lại những lỗi lầm, ngu dại của mình trong những ngày qua.
Một cái tết nữa sắp về. Nhớ Tết năm ngoái, cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc. Cảm giác gần gũi, ấm cúng trong gia đình năm nay chị ta sẽ không thể cảm nhận nữa. Nói tới đây, Giang chợt rưng rưng. Giang mới vào trung tâm được gần 3 tháng, ngày về của chị ta còn khá xa xôi. Điều Giang lo lắng nhất là bố mẹ đã già yếu, lại thêm nghĩ suy, đau buồn về cô gái hư hỏng, không biết họ có chịu đựng nổi không. Giang sợ gần 2 năm nữa rời khỏi đây, bố mẹ không thể tới đón chị ta trong ngày trở về sau những ngày sám hối. Một lời nguyện ước đầu năm mới, rằng bố mẹ sẽ khỏe mạnh, chờ đợi chị ta trở về, để Lê Thị Giang có cơ hội được sà vào vòng tay ấy.
Theo Đang Yêu
Làm gái bán thân lấy tiền nuôi con
Để có tiền nuôi con chị ta đã đi vào con đường làm gái bán hoa (Hình minh họa)
Hoàn cảnh nghèo khổ và sợ không đủ tiền nuôi đứa con bé bỏng, cô đã quyết định dấn thân vào nghề "bán phấn, buôn hương".
Gần con trong gang tấc nhưng Nguyễn Thị Liệu quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang đã chẳng thể nào chạm được tới con mình chỉ bởi vì lòng tự ti của một người mẹ không có tiền. Liệu đã không được may mắn như nhiều người khác khi đi xuất khẩu lao động. Bệnh tật, bị chủ đánh đã khiến cô phải trở về nước sớm hơn dự định với hai bàn tay trắng. Thế nên trở lại quê hương cô đã không đủ bản lĩnh để trở về ngôi nhà của mình. Có gia đình nhưng Liệu lại phải sống lang thang như một kẻ không nhà. Để rồi cuộc đời đưa đẩy, cô thành gái bán hoa. Và hôm nay đây cô ngồi kể lại cho tôi nghe về những bước đi lầm lỡ của cuộc đời mình tựa như một lời xám hối.
Liệu lấy chồng khi mới vừa tròn mười tám tuổi. Gia đình nhà chồng cô nghèo lắm. Liệu vẫn còn nhớ như in khi cô bước chân vào nhà chồng, đồ đạc chả có gì ngoài bốn bức tường hoen ố, trống trơn. Chồng cô lại là người mù chữ. Cũng bởi vì quá nghèo nên chồng Liệu không được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa. Cuộc đời anh từ bé đến lớn cũng chỉ biết đến có ruộng đồng nên tính tình cục cằn thô lỗ. Dù biết chồng có biết bao nhiêu nhược điểm vậy mà không hiểu vì lẽ gì mà cô cứ chết mê, chết mệt. Biết rằng lấy chồng nghèo thì cuộc đời cô sẽ phải chịu nhiều vất vả nhưng cô vẫn quyết tâm xây dựng hạnh phúc với người đàn ông mà mình yêu thương. Rồi cô có con. Cuộc sống từ đó mới thực sự là một thử thách cam go đối với đôi vợ chồng trẻ. Gia đình cô nhiều khi còn không có đủ cơm mà ăn.
Hồi đó ở quê có rộ lên phong trào đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, nhà nhà rủ nhau đi, người người rủ nhau đi xuất khẩu lao động. Hơn nữa cũng đã có một số người đi trước gửi tiền về xây nhà, mua sắm đồ đạc nên mọi người càng tin hơn đó là một chân trời mới. Hai vợ chồng cô khi ấy cũng không thể đứng nhìn sự nhộn nhịp, rộn ràng trong hướng làm kinh tế mới của những người trong thôn. Bao nhiêu đêm suy đi tính lại, vợ chồng cô quyết định sẽ cắm đất vay vốn ngân hàng để lất tiền cho cô đi xuất khẩu lao động. Nhưng cắm đất chưa đủ, cô đành đi theo diện vay vốn của công ty. Sau này sang bên đó làm được việc, họ sẽ khấu lương để trừ nợ dần.
Ngày cô ra đi, đứa con gái mới chưa tròn một tuổi. Thương con rất nhiều nhưng vì miếng cơm manh áo, vì muốn tương lai của con sau này sẽ sáng sủa hơn nên cô đành nhắm mắt mà đi.
Sang bên đó, tháng đầu tiên người ta ứng trước lương cho cô gửi tiền về nhà trả nợ. Số tiền đó dù chưa đủ cho chồng cô trả nợ ngân hàng nhưng cũng gieo vào lòng cô niềm tin về một tương lai tươi sáng. Mộng ước về một cuộc sống đầy đủ cứ chứa chan trong lòng một người phụ nữ xa quê. Nhưng ai có ngờ đâu sau đó họ không trả thêm cho cô đồng nào. Người ta bảo, vì cô đi theo diện của công ty nên giờ làm được bao nhiêu phải trả lại cô ty. Một tháng, hai tháng rồi nhiều tháng sau đó cô không nhận được bất kì khoản tiền nào để gửi về cho chồng. Đau đớn và chua xót, cô nhận ra mình đang bị lừa. Thế rồi cô lăn ra ốm. Mà đã ốm thì phục vụ chủ không tốt nên cô lạ bị người ta đánh. Có lần ông chủ đánh cô tới mức không lết nổi đôi chân. Đã thế cô lại không có cách nào để liên lạc với gia đình.
Kể từ khi đặt chân tới đất nước Đài Loan xa xôi, lạ lẫm đêm nào cô cũng khóc. Cô khóc vì nỗi nhớ con cào xé. Khóc vì thương người chồng đang nuôi hi vọng nơi quê nhà và cô khóc cho số phận bất hạnh của mình
Chấp nhận xa chồng, xa con mà chẳng có được kết quả nào xứng đáng. Hợp đồng lao động của cô là hai năm nhưng quá tuyệt vọng vì công sức mình bỏ ra chẳng thể mang tiền về giúp gia đình nên cô xin về sớm hơn dự định. Cô làm thế đương nhiên người ta quy cho cô cái tội phá ngang hợp đồng nên càng có cớ không trả cô thêm đồng lương nào. Hành trang trở về của cô khi ấy chỉ còn một thân xác tả tơi và một nỗi đau không tả xiết.
Về đến sân bay rồi nhưng cô không biết sẽ đi đâu. Có một điều cô biết rất rõ là cô không thể trở về nhà với hai bàn tay trắng. Cô không còn mặt mũi nào trở về gặp lại chồng, con và hàng xóm láng giềng. Trong một lá thư chồng cô nhờ người khác viết hộ có thắc mắc: "Sao người ta đi gửi tiền về ầm ầm, đằng này cô đi chẳng gửi được đồng nào về là sao?". Cô chẳng biết giải thích sao với chồng cô nữa. Mà có thể cô nói anh ấy cũng không tin. Chính vì lẽ đó cô càng không dám trở về nhà.
Đêm đầu tiên trở về Việt Nam cô thậm chí không có tiền để mua nổi một chiếc bánh mỳ. Cô lang thang, rúm ró ở một góc công viên. Và cô lại khóc. Cô khóc vì không hiểu sao cuộc đời mình lại ra nông nỗi này. Khi ấy cô ao ước giá như vợ chồng cô đừng nuôi mộng làm giàu sang phú quý thì có lẽ giờ cô đang quây quần bên chồng con. Bởi có những thứ còn quý giá hơn sự đầy đủ về vật chất.
Sáng hôm sau cô lê đôi chân vì đói, vì rét để đi xin việc. Cô nghĩ cô sẽ cố gắng làm việc thật chăm chỉ để gửi tiền về cho chồng và cho con. Rồi cô xin được vào bán quần áo cho một cửa hàng trên phố Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Nhưng lương chưa đầy một triệu đồng một tháng chỉ đủ cho cô trang trải tiền thuê nhà và những sinh hoạt thiết yếu khác. Cô xin nghỉ việc và lại bắt đầu hành trình xin việc với một công việc mới hơn.
Có gia đình giới thiệu cô vào giúp việc cho một gia đình bà chủ quán gội đầu, thư giãn. Vào đó cô chỉ phải trông con cho người ta và làm những công việc lặt vặt trong nhà. Công việc không quá vất vả mà cô lại được bà chủ trả lương hậu hĩnh. Vì không phải chi phí gì nhiều nên mấy tháng sau cô tích cóp được một số tiền nho nhỏ gửi về cho con. Bế con người ta trên tay mà cô lại như bị ai xát muối khi nghĩ về đứa con bé bỏng của mình. Khi cô đi nó chưa tròn một tuổi, giờ sáu năm trôi qua chắc nó cũng đã lớn lắm rồi. Mỗi khi chiều xuống, nỗi nhớ về đứa con gái cứ dâng lên ngập lòng. Cô muốn chạy ngay về mà ôm nó, mà cưng nó, mà nựng nó, vỗ về nó. Bao năm rồi nó thiếu thốn tình yêu thương của mẹ. Đã rất nhiều lần, vì không kiềm chế được nỗi nhớ con, Liệu đã nhảy xe ôm trở về nhà khi màn đêm buông xuống. Và cũng không biết bao nhiêu lần đôi chân cứ ngập ngừng phía ngoài cổng ngõ. Gần quá mà sao cô không qua nổi cái ngưỡng cửa tự ti, mặc cảm chính trong lòng mình để ùa vào trong đó. Có lần, Liệu về đúng lúc hai bố con đang dọn cơm ra ăn. Nhìn cảnh bố con đơn côi lòng cô đau tê tái. Liệu muốn lao vào mà ôm lấy họ cho thỏa nỗi nhớ bao ngày dồn nén nhưng rồi tính sĩ diện lại kéo cô đi. Liệu muốn mình phải kiếm thật nhiều tiền, khi ấy cô mới có thể ngẩng cao đầu mà về bên họ. Rồi cô lại lặng lẽ ra đi.
Lần nào cũng vậy, mỗi lần trở về Thủ đô thì quyết tâm kiếm tiền của cô lại càng dâng trào mãnh liệt. Liệu thấy nếu cứ mãi chỉ bế con và dọn dẹp nhà cửa cho bà chủ thì tiền kiếm được cũng chả đáng là bao nhiêu. Nghĩ thế Liệu đã ngỏ ý với bà chủ là cho cô thôi việc trông trẻ và cô muốn xin làm nhân viên tiếp khách. Nghe cô nói vậy, mắt bà chủ sáng bừng lên. Bà ta đồng ý ngay và còn động viên cô: "Em còn trẻ lại trông xinh xắn nên chấp nhận làm nghề này sẽ nhanh chóng có tiền về đoàn tụ với gia đình". Và kể từ khi ấy cô dấn thân vào nghề "bán phấn, nuôi hương".
Quả đúng như những gì bà chủ nói, vì cô trẻ lại đẹp nên đa số khách khi bước chân vào quán đều chọn cô. Tiền cô kiếm được ngày một nhiều lên và số lần gửi về cho chồng con cũng dày lên hẳn. Thực lòng cô cũng chỉ định dấn thân vào nghề nhơ nhớp này một thời gian ngắn thôi. Khi nào thấy số tiền mình gửi về kha khá thì cô sẽ dừng lại cô sẽ dừng lại và về đoàn tụ với gia đình. Cô làm tất cả cũng chỉ mong sao sớm có được ngày trở về bên chồng và con gái. Nhưng rồi, cuốn tiểu thuyết cuộc đời cô lại một lần nữa viết thêm những trang dang dở. Hành nghề chưa được biết bao lâu thì cô bị Công an bị bắt và bị đưa vào Trung tâm giáo dục lao động xã hội số hai Ba Vì. Cô không biết mình còn đủ can đảm trở về gia đình sau lần vấp ngã đau đớn này hay không?
Theo Cảnh sát toàn cầu
Lệ đắng của cô bé lớp 8 làm gái bán hoa Những hồi ức quá khứ luôn là nỗi ám ảnh với cô (Hình minh họa) Nhìn dáng vẻ bề ngoài có lẽ không mấy ai nghĩ rằng Ngụy Thị Thanh vẫn chưa tròn mười lăm tuổi. Thân hình to lớn và khuôn mặt đầy vẻ từng trải khiến em trông già hơn nhiều so với tuổi thật của mình. Tuổi thơ bất hạnh...