Gái ‘không chồng mà chửa’ và biến tướng của tục ngủ thăm
Người dân tộc Thái ở vùng cao huyện Mường Lát, Thanh Hoá, từ xa xưa khi trai gái đến tuổi cập kê họ sẽ tìm đến nhau bằng việc ngủ thăm.
Những cô gái miền sơn cước ở độ tuổi 14-15 đã có con bồng con bế
Tục lệ ngủ thăm của người Thái là một nét văn hóa rất riêng của người dân tộc ở Thanh Hoá song cũng từ tục lệ này mà nó tiềm ẩn nhiều hệ luỵ về một cộng đồng người dân tộc khi chưa có điều kiện tiếp xúc với nhiều với xã hội bên ngoài. Những cô gái chỉ mới ở độ 14 đến 15 tuổi đã làm mẹ bất đắc dĩ.
Từ ngủ thăm. ..
Từ TP Thanh Hoá men theo quốc lộ 47 đến trung tâm Thị trấn Mường Lát phải đi mất cả ngày trời, rồi từ trung tâm thị trấn chúng tôi phải đi mất hàng giờ đồng hồ mới vào được bản Mường Lý. Là bản cuối cùng của huyện Mường Lát tiếp giáp với nước bạn Lào, đường sá khó khăn đến nỗi cán bộ tỉnh, huyện lên thăm phải hành quân bằng xe máy qua một con đường “độc đạo” mới có thể vào được trung tâm của xã đó là vào ngày trời nắng, còn khi trời mưa thì chỉ còn cách duy nhất là cuốc bộ, hay nếu có đi xe thì chiếc xe đó phải lắp bánh xích mới có thể đi vào bản được. Có lẽ vì vậy dân bản ở đây thường gọi Mường Lý là vùng đất “5 không”.
Thấy có người lạ đi ngoài đường, hàng chục con mắt hiếu kỳ của người dân bản xứ “luôn săm soi” anh em tôi một cách ngạc nhiên như vật thể lạ. Khi đến UBND xã được ông Đinh Công Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lý cũng ngán ngẩm mà nói rằng: “ Các anh ở xuôi nên không biết chớ ở đây chẳng mấy khi có người lạ đến thăm mô. Xa xôi đến nỗi năm thì, mười hoạ mới thấy cán bộ huyện ghé bản chớ huống hồ gì các anh từ tỉnh lên”.Cũng từ chỗ khó khăn ấy mà đến nay nhiều thanh niên trong thôn bản không đi đâu xa được chưa lớn lên đã có gia đình và cũng vì đó mà Mường Lý vẫn đang còn tồn tại tục ngủ thăm ông Đại cho hay.
Tục ngủ thăm có từ khi nào, với người dân bản làng nơi đây cũng chẳng ai biết, mà người ta chỉ biết từ đời ông bà tổ tiên đã có, và khi họ lớn lên nó đã tồn tại như một nét văn hoá riêng không thể thiếu của bản làng. Xã Mường Lý có 856 hộ dân với 4 dân tộc sinh sống, gồm (Thái, Mường, Mông, Kinh) trong đó dân tộc thái chiếm tới 25%, đây cũng là nguyên nhân khiến bản Mường Lý có tỷ lệ “ăn cơm trước kẻng” lớn. Theo ông Đại, chỉ tính khoảng 5 năm trở lại đây, Mường Lý có tới cả trăm trường hợp ngủ thăm, chủ yếu là lứa tuổi từ 14-15. Chính từ việc ngủ thăm này dẫn đến nhiều học sinh trong bản phải nghỉ học về lấy vợ, lấy chồng, sinh con giữa chừng, thậm chí có những thiếu nữ đang tuổi trăng tròn do một lần ngủ thăm mà tìm đến cái chết một cách đau đớn bằng lá ngón do hậu quả của một lần ngủ thăm với chàng trai miền xuôi lên đây công tác.
Bản Trung Tiến I có 72 hộ dân thì chiếm tới 69 hộ là dân tộc Thái vì vậy tục ngủ thăm gần như vẫn còn nguyên vẹn. Ban ngày, bản Trung Tiến I yên bình đến kỳ lạ, nhưng buổi tối nơi đây lại náo nhiệt đến lạ thường bởi tiếng trêu đùa, gọi bạn ý ới của các thanh niên trong bản để đi ngủ thăm và bắt bạn tình. Thấy tôi tỏ ra tò mò về thủ tục ngủ thăm nơi đây, ông Đại bảo: “Tối nay tôi sẽ cho chú đi ngủ thăm”. Tôi có cảm giác sợ sợ, nhưng lại thầm nghĩ đã cất công đến với đồng bào thì cứ thử xem “ cái văn hoá ngủ thăm thực chất là thế nào“.
Để minh chứng cho những gì ông Đại nói lúc trời còn sáng. Sau bữa cơm chiều với chén chú, chén anh làm cho không khí lạnh lẽo của mùa đông trở nên ấm áp hơn bởi hơi men của rượu. Với sự tò mò tôi mạnh dạn đề nghị ông Đại đưa tôi vào bản để được ngủ thăm xem thế nào, ông đưa tôi ghé thăm nhà một cô gái tên L. Em L năm nay chỉ mới 14 tuổi nhưng tối nào cũng có cả chục thanh niên bản đến theo đuổi “tán tỉnh”. Khi thấy có người lạ vào nhà cũng không làm cho đám thanh niên này e thẹn gì mà vẫn tiếp tục tán chuyện sôi nổi cùng lũ bạn. Tiếp chúng tôi là anh Giàng A Tom (bố em L) năm nay a mới 30 tuổi nhưng đã có con gái chuẩn bị lấy chồng. Sau câu chuyện xã giao hỏi thăm thông thường tôi hỏi anh về em L: Cháu L nhà anh tối nào cũng có bạn trai đến chơi sao? anh Tom trả lời : ừ !, tối nào cũng có thanh niên đến chơi nhà để tán tỉnh cháu L cả. Tôi hỏi tiếp, phong tục ngủ thăm của người Thái thì ai cũng ngủ thăm được à?, có người lạ đến ngủ thế này có ngại không?. Anh Tom đáp: Đấy là phong tục riêng của người Thái nên chẳng ai ngại gì đâu. Ở đây không phải ai cũng ngủ thăm được đâu, chúng nó yêu thương nhau mới cho ngủ thăm thôi mà. Đúng như lời Tom nói, ngồi nói chuyện với gia đình anh Tom nhưng ngay chiếu bên cạnh góc nhà L đã ở trong “phòng” của mình hạ màn, thắp đèn lên sẵn để chờ bạn trai đến để cạy cửa vào ngủ cùng mình.
Tôi hỏi, ngủ thăm thế này liệu……? Câu hỏi lấp lửng khiến ông Đại ngơ ngác. Ông đáp: Không ổn là thế nào? Tôi trả lời: Nhỡ ngủ thăm mà hai người không kiềm chế được có thai thì sao?. Ông Đại cười phá lên nói: Đây là phong tục của bản rồi, không có chuyện đó đâu. Phải khi nào hai bên gia đình cho cưới mới được làm chuyện ấy chớ. Ông dẫn chứng: “ Ở dưới xuôi các anh, con trai gái yêu nhau thì tán tỉnh, rủ đi chơi đâu đó, rồi hẹn hò… còn ở bản người Thái thì khác, họ yêu nhau được quyền cạy cửa ở bên nhau. Cũng không thể tránh được trường hợp như anh nói, quan trọng là do ý thức của chúng nó”.
Tôi buông đùa, người ở xuôi lên có được ngủ thăm không? anh Tom cười bẽn miệng nói: ” ở đây chỉ cần hai đứa ưng cái bụng nhau là ngủ được í mà, không phân biệt ai đâu anh không phải lo. Tôi nói tiếp, hay tối nay anh thử cho cháu cạy cửa nhà anh để vào ngủ với em L nhé? anh trả lời ngay rằng: Ô không khó lắm à, tuy con L nhà tôi chưa nói với gia đình về chàng trai nó ưng, song nhìn bề ngoài tôi đã thấy nó ưng cái bụng một đứa ở bản tê rồi. Một khi con gái bản đã ưng bụng thì không ai lay chuyển được ý nó đâu anh à. Anh có bỏ bao nhiêu thời gian ở trên này để ngủ thăm cũng vô ích thôi mà. vậy là chuyến ngủ thăm của tôi đã thất bại từ ngay ý định ban đầu”.
Video đang HOT
Những cô gái miền sơn cước chỉ 14-15 tuổi đã có con bồng con bế.
… đến ngủ thật
Khi nói về chuyện ngủ thăm ông Đại luôn tự hào đó là một nét văn hoá riêng của người đồng bào mình. Song những năm gần đây chính điều đó đã làm ông là một cán bộ lại trăn trở nhiều hơn về sự biến tướng từ phong tục này. Đơn cử, đã không ít người lợi dụng vào ngủ thăm để làm bậy khiến con gái bản mang thai, để xảy ra điều đó chỉ có các tràng trai ở vùng xuôi lên đi xây dựng các công trình cơ bản. Các thanh niên dưới xuôi lên thấy con gái của bản phổng phao chúng giả vờ yêu thương, rồi cũng cạy cửa ngủ thăm, đến lúc con gái người ta có bầu thì cũng là lúc nó “bùng” mất. Điển hình tại bản Trung Tiến 1, cách đây hai năm trước cái chết của một cô gái Lường Thị D đang mang thai khiến người dân vô cùng đau xót. Cô gái này vừa tròn 15 tuổi, ngày đó xã Mường Lý có công trình đang thi công. Công nhân dưới xuôi lên làm nhiều lắm, tối nào các thanh niên họ cũng vào trong bản tán tỉnh con gái, nói lời yêu thương ngon ngọt. Đến khi cô D thấy ưng cái bụng rồi gật đầu đồng ý cho ngủ thăm, được một thời gian sau cô gái mang thai cũng là lúc công trình hoàn thành thì chàng trai này cũng “quất ngựa truy phong” để lại hậu quả sau những đêm ngủ thăm là đứa con trong bụng ngày một lớn lên. Không thấy “chồng hờ” lên thăm, cũng không địa chỉ liên lạc. Tủi nhục cho số phận, người con gái đã tự kết liễu đời mình bằng việc ăn lá ngón. Câu chuyện đau lòng này đến nay người bản Trung Tiến I vẫn còn xôn xao.
Theo ông Đại cho hay: Nói là ngủ thăm thực ra người ta toàn ngủ thật. Chỉ tính trong năm 2012, xã Mường Lý đã có gần chục trường hợp ngủ thăm thành ra là ngủ thật. “Một khi hai người đã nằm bên nhau trong màn đêm như vậy thì khó lòng tránh khỏi được dục vọng cá nhân. Ban đầu cô nào cũng ngại ngùng, nhưng có nhiều trường hợp các cô gái đã tự chủ động “bật đèn xanh” cho đối phương, vì vậy không tránh khỏi được việc mang bầu”, ông Đại cho biết.
Tôi hỏi, khi một thanh niên làm cho con gái của bản có thai như vậy có bị bắt vạ gì không?. Ông Đại cho biết, ở đây chẳng có ai bắt vạ đâu. Mà có bắt vạ cũng biết được là con ai, bao nhiêu người vào ngủ thăm chứ riêng gì một người. Nói xong tôi lặng người!. Phải chăng những phong tục đẹp như vậy lại đang tiềm ẩn những biến tướng, khiến nhiều người con gái phải đau khổ, những đứa trẻ sinh ra không biết cha mình là ai dẫn đến người phụ nữ ở vậy nuôi con, người phá thai, người thì gửi con cho bố mẹ nuôi rồi đi nơi khác để kiếm lấy mảnh chồng…
Từ bi kịch của việc ngủ thăm đến ngủ thật, đến nay người ta vẫn nói đùa ông chủ tịch xã vỡ kế hoạch nên ông vẫn có con nhỏ. Ở cái tuổi gần 50, ông Đại đã có hai đứa con lập gia đình. Tuy nhiên, đến nay ông Đại vẫn còn đứa con gái nuôi mới hơn 3 tuổi, đó là kết quả của một đôi trai gái ngủ thăm. Hà Thị S, bản Nàng 1 trước đây là cô gái đẹp nhất bản. Nhiều thanh niên làng tán tỉnh nhưng S không ưng bụng. Mãi đến khi Hà Văn C (huyện Quan Hoá) lên nhà anh em ở bản Nàng 1 chơi thấy S xinh xắn, mang lòng yêu thương, tán tỉnh. Hai đứa yêu nhau một khoảng thời gian dài, đến nỗi mỗi khi C lên chơi nhà đều ngủ lại với S. Bố mẹ S cũng đã nhất chí cho hai đưa đến với nhau, tuy nhiên gia đình C không đồng ý và bỏ mặc S với cái thai sắp đến ngày sinh nở.
Bản làng heo hút nơi chỉ có một con đường duy nhất vào bản
Sinh con ra không biết mặt bố, mẹ không đủ khả năng nuôi con ông Đại đành phải nhận đứa con gái này về nuôi, đến nay cháu đã được hơn 4 tuổi. “ Mình làm thế này không phải để dung túng hay cổ xuý cho việc ngủ thăm. Nhưng cứ nghĩ chúng nó vứt con đi thì tội lắm, mình nhận về nuôi cũng là để cho mẹ nó đi thêm bước nữa đỡ lỡ một đời con gái”, ông Đại tâm sự.
Theo ông Đại, điều đáng lo ngại thời gian gần đây trên địa bàn xã có nhiều công trình thi công, các công nhân công trường lợi dụng phong tục ngủ thăm để làm chuyện bậy ở các bản làng dẫn đến hậu quả khó lường. Nguy hiểm hơn là tiềm ẩn bệnh tật khắp nơi điều đó khiến chúng tôi rất khó khăn khi kiểu ngủ thăm vô tội vạ thế này, tôi nghĩ vài năm nữa các bản nghèo của Mường Lý sẽ mất đi tụng cạy của ngủ thăm. Thay vào đó là biến tướng bởi tệ nạn mại dâm, HIV. Con cái trong bản lớn lên sẽ phải đối mặt với thảm hoạ của bệnh tật“, ông Đại chia sẻ.
Theo xahoi
Lao động nghèo rớt nước mắt chờ thưởng Tết
Năm hết Tết đến, người lao động làm việc ngoài tiền lương tháng, còn mong vào tiền thưởng, nhưng mọi chuyện không như ý muốn.
Chồng làm đêm, vợ ở nhà chăm con mới sanh. Tết nay vợ chồng anh chị Tân không về quê mà ở lại TPHCM để giảm bớt chi phí chi tiêu, trả nợ nần.
Không như những năm trước, năm 2012 do tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi, theo chiều hướng xấu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, phá sản. Kéo theo đó là những hệ lụy cho công nhân - những người trực tiếp hay gián tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa.
Làm 6 năm, thưởng 1 tháng
Anh Nguyễn Thanh Tân (SN1970, quê Thừa Thiên Huế) là lao động chính trong gia đình. Anh Tân làm công nhân cho một công ty giày tư nhân đóng trên địa bàn quận Bình Tân (TP.HCM) đã được 6 năm nay.
Do thời điểm cuối năm, lượng hàng cam kết với đối tác cần làm gấp nên công ty tăng cường làm thêm vào ban đêm. Anh Tân được xếp vào ca từ 10h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Do công ty không cấp chế độ ăn đêm nên anh phải nấu cơm ở nhà rồi mang đến công ty. Theo anh Tân, một phần ăn đỡ ngán, phần tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng nấy.
Hỏi về tiền thưởng Tết Nguyên đán sắp tới, giọng anh Tân trầm xuống: "Tôi làm ở công ty đã được 6 năm rồi nhưng năm nay nghe thông báo thưởng Tết chỉ được vỏn vẹn 1 tháng lương. Điều này khiến tôi buồn nhưng biết làm sao khi tất cả đều khó khăn".
Thu nhập của anh cộng lại tất cả các khoản được trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Hiện anh Tân đang cùng vợ mới sinh con thuê nhà trọ trên đường Tên Lửa (Q.Bình Tân) với giá 1,5 triệu đồng/ tháng, chưa kể các chi phí khác.
Vợ anh, chị Trần Thị Mỹ Hạnh làm công nhân ở Công ty Pou Yuen gần đó. Chị Hạnh được nghỉ thai sản 4 tháng nhưng do cần tiền chị bàn với chồng gửi con ở nhà nhờ người hàng xóm chăm sóc để rảnh tay đi làm thêm.
"Tiền nhà trọ năm 2013 chủ nhà tăng thêm 100 ngàn đồng/tháng. Tiền nước, tiền điện cũng tăng lên khiến chúng tôi lo lắng nhiều. Tiền sữa uống, tã lót, vật dụng cho bé cũng tốn kém đáng kể. Chưa nói những lúc bé bệnh, hai vợ chồng xin nhau nghỉ phép luân phiên để chăm bé". - chị Hạnh tâm sự.
Để hạn chế tiền bạc tốn kém, năm nay vợ chồng anh Tân quyết định không về quê ăn Tết. Lý do anh chị Tân đưa ra là số tiền chi cho xe cộ rất nhiều, cộng với tâm lý đã về quê thì phải có tiền tiêu xài, ăn chơi, lì xì trong ba bữa Tết, chứ về mà trong túi không có gì thì biết nói chuyện với ai.
Nợ lương kéo dài, nói gì đến thưởng
Trường hợp vợ chồng anh Tân nói trên cũng còn may mắn khi công việc ổn định, có tiền thưởng Tết, dù không nhiều. Trong khi, hàng chục lao động trên huyện Hóc Môn lại đang lao đao.
Trước khi ngừng hoạt động, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đại Thắng Lợi VNC (tại địa chỉ số 5/19 ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn,TPHCM) viết cam kết trả hết lương nợ cho gần 40 lao động. Tuy nhiên, nhiều lần hẹn trả nợ nhưng khi công ty đóng cửa, giám đốc dây dưa trả nợ do chưa có nguồn thu.
Trước đó, vào những ngày cuối tháng 12/2012, gần trăm công nhân và người nhà kéo đến "bao vây" quanh công ty để đòi nợ lương. Họ thay phiên nhau ăn nằm ngủ nghỉ tại chỗ, suốt đêm đến sáng để đòi nợ, lo sợ công ty tẩu tán tài sản.
Chị Phạm Thị Hồng (SN 1987, ngụ Q.Gò Vấp) với ánh mắt quầng thâm, gương mặt hốc hác do thiếu ngủ, buồn bã nói: "Chắc năm nay tôi ở nhà, không biết đi đâu vì trong túi không có tiền lấy đâu mà tiêu xài".
Mong muốn cuối năm có tiền lương thưởng để ăn Tết cổ truyền nhưng nhiều công nhân đã thất vọng do công ty phá sản, giám đốc dây dưa trả nợ lương.
Bi đát nhất là anh Lê Hoài Di (ngụ Hóc Môn) nhà nghèo, vợ con nheo nhóc, anh lại là lao động chính trong gia đình. Tiền lương dành dụm không dám tiêu xài nhưng vì tin tưởng chủ nên anh đã lấy số tiền 9 triệu đồng cho ông giám đốc mượn. Hai bên có viết giấy vay nợ, có mộc đỏ và chữ ký của giám đốc công ty, ngày hẹn trả ngày 20 rồi đến ngày 24, 27/12/2012 nhưng mọi chuyện lại kéo dài khiến anh thất vọng.
Bé Huỳnh Bích Phượng (SN 2000, ngụ Hóc Môn) - lao động nhỏ tuổi nhất trong nhóm cũng có mặt trong những buổi "nằm đường" để chờ lương. Em cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em nghỉ học sớm, xin vào làm việc tại công ty Đại Thắng Lợi được 2 tháng. Em làm từ sáng sớm đến 8 giờ tối mới nghỉ việc. Dự định cuối năm có tiền lương, thưởng phụ giúp gia đình, nhưng sự việc xảy ra khiến em lo âu, buồn bã.
Trong số gần 40 người làm công nhân tại công ty Đại Thắng Lợi, đa phần là người dân tỉnh lẻ như Quảng Nam, Kiên Giang, Bình Thuận... Có được việc làm thì trông mong vào đồng tiền lương ít ỏi để trả tiền nhà trọ, chi tiêu cá nhân, chuẩn bị cho việc ăn Tết Qúy Tỵ thế nhưng với "sự cố" xảy ra khiến họ thật sự hụt hẫng. Choáng váng hơn khi họ không có một tấm giấy lận lưng như hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, y tế...
Dù mới đây, công ty đã trả nợ lương cho công nhân. Vậy nhưng họ lại đang thất nghiệp. "Lo chi tiêu, trang trải cuộc sống chưa đủ, nói gì đến một cái tết ngọt ngào", nhiều công nhân chia sẻ.
Tính đến cuối năm 2012, toàn TP Hải Phòng có trên 800 doanh nghiệp (DN) phải ngừng hoạt động, trên 1000 DN tạm đóng mã số thuế, số lao động mất việc tăng, với gần 9.000 lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp thuộc các ngành da giầy, may mặc, đóng tàu, điện tử, sản xuất thép, vật liệu xây dựng ... tăng 172% so với năm 2011.Chính vì vậy, năm nay nhiều người lao động ở Hải Phòng không được thưởng tết.
Tại Đà Nẵng, tuy tiền thưởng Tết ổn định, nhưng chênh lệch giữa công nhân và quản lý vẫn ở mức cao. Và mức thưởng vẫn chưa đảm bảo khiến đời sống người công nhân gặp không ít khó khăn, nhất là vào dịp Tết. Chị Trần Thị Hà (quê Quảng Nam), công nhân nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Khánh cho biết: "Thưởng Tết năm nay cũng như năm ngoái là một tháng lương. Tuy nhiên, thu nhập trong năm 2011 cao hơn, nên thưởng Tết năm 2012 nhiều hơn. Nếu so ra số tiền 2 triệu đồng thưởng Tết chỉ bằng 2/3 so với năm ngoái, nên trước giá cả tăng cao như hiện nay khiến chi tiêu gặp khó khăn hơn, nhất là trong và sau Tết. Nhưng tụi em cũng không lấy làm buồn lắm, vì cũng còn có thưởng Tết, chứ như công nhân phía nam, chỉ có vài trăm nghìn, thậm chí là không có cả thưởng Tết, hoặc thưởng bằnì lao động sản phẩm.
Theo xahoi
Chung cư không chồng giữa chốn Đà thành Ở đó, các chị hiếm khi đón Tết, mà chỉ vui trong những ngày cận Tết khi tự tay làm mâm cơm tất niên hay dè sẻn từng đồng để sắm cho con bộ quần áo mới. Tết đầu tiên những người mẹ đơn thân được sống trong khu chung cư mới khang trang thế này Khu tái sinh Chúng tôi đến thăm...