Gái khôn phải biết “dỗ dành” chồng
Những cách sau đây giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn giận dữ của chàng và đồng thời anh ấy cũng dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi từ bạn.
1. Chấp nhận lỗi lầm
Đối với mỗi người, thừa nhận sai lầm của mình có thể là việc rất khó khăn. Bạn lúng túng hoặc vì tự trọng mà không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, bạn phải quyết định điều gì là quan trọng hơn trong chuyện tình cảm của hai người.
Bởi vậy, việc duy trì tình cảm và tránh làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn, bước đầu tiên và quan trọng nhất sau khi bạn phạm lỗi là phải thừa nhận nó. Hãy nói với chàng rằng bạn sẵn sàng nhận toàn bộ trách nhiệm cho các hành động đó.
Đừng cố gắng đưa ra bất cứ lời bào chữa nào, bạn chỉ cần thừa nhận sai lầm của mình và nói lời xin lỗi. Điều này nghe có vẻ khó khăn nhưng nếu làm được thì bạn đã lấy lại được một nửa chiến thắng.
Đừng cố gắng đưa ra bất cứ lời bào chữa nào, bạn chỉ cần nói lời xin lỗi.
2. Tận dụng chiếc điện thoại của bạn
Bạn có thể mua tặng chàng một món quà và gửi kèm vào đó thông điệp xin lỗi của mình. Khi bạn đã cố gắng thừa nhận sai lầm của mình bằng cách “mua chuộc” anh ấy với một món quà nhưng vẫn chưa “ăn thua”, bạn nên sử dụng thêm trợ thủ là chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể xin lỗi anh ấy qua tin nhắn, ít nhất hai lần trong một ngày.
Hãy chắc chắn rằng bạn không gửi quá nhiều tin nhắn, điều đó sẽ khiến chàng ngột thở.
Video đang HOT
3. Lập một kế hoạch “xin lỗi” bất ngờ
Tự ái của đấng mày râu bao giờ cũng to như… trái núi. Nếu bạn đã sai, hãy chứng tỏ mình là người cầu thị. Bạn có thể lên kế hoạch cho một bất ngờ nhỏ, tái tạo kỷ niệm ngọt ngào để xoa dịu những tổn thương mình đã gây ra cho anh ấy.
Đừng đưa ra kết luận không thể thuyết phục anh ấy khi bạn chưa cố hết sức. Sau khi lên kế hoạch chi tiết, việc bạn nên làm là viết vào một tờ giấy xinh xắn lời xin lỗi đơn giản và ngọt ngào rồi chỉ dẫn cho anh ấy đến nơi cần đến. Chắc chắn với kế hoạch thú vị đó, bạn sẽ nhìn thấy anh ấy mỉm cười.
4. Gửi email, thiệp điện tử và hành động đúng kiểu hối lỗi
Nếu trót gây ra lỗi lầm, bạn nên tìm mọi cách bù đắp, cư xử thật tử tế với đối phương, để anh ấy thấy rằng không thể giận bạn thêm và mềm lòng tha thứ. Trước tiên, nếu anh ấy không chịu gặp mặt, bạn có thể chọn cách xin lỗi với sự trợ giúp của email hoặc thiệp điện tử.
Tốt nhất bạn đừng nên kiêu ngạo, hãy cho chàng thấy bạn cũng biết mình sai và chuyện xảy ra đã làm bạn muộn phiền, suy nghĩ rất nhiều.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Chiến đấu" với chồng một cách thông minh
Thay vì tránh xung đột và tranh luận, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu để tham gia "chiến đấu" một cách thông minh.
Đừng nghĩ rằng, để giữ gìn một cuộc hôn nhân hạnh phúc có nghĩa là bạn phải "im hơi lặng tiếng" trước mọi bất đồng. Việc chiến đấu một cách thông minh sẽ giúp cho vợ chồng bạn gần gũi với nhau nhiều hơn.
Chiến đấu mang lại sự phấn khích, đó là một điều quan trọng để tiêu diệt sự buồn tẻ của một cặp vợ chồng sau nhiều năm kết hôn. Nó cũng cung cấp một cơ hội cho cả hai nói ra quan điểm đối lập của mình để tìm ra một giải pháp tuyệt vời khắc phục.
Tiến sĩ Stan Tatkin trong cuốn sách "Hiểu suy nghĩ và hành động của đối tác để xoa dịu xung đột và xây dựng mối quan hệ vững mạnh" đã nói rằng: "Các cặp vợ chồng không nên kìm nén cảm xúc của họ để tranh luận bởi vì bộ não của con người có dây thần kinh cho "chiến tranh". Thay vì tránh những xung đột, các cặp vợ chồng phải tìm hiểu để tham gia "chiến đấu" một cách thông minh".
Một cuộc "chiến tranh" tốt là "cuộc chiến" không phải để xác định kẻ thắng, người thua mà là để giúp cả hai hạnh phúc và an toàn hơn trong tình yêu dành cho nhau.
Tranh luận bằng cách đối mặt với nhau để hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối phương (Ảnh minh họa)
Có 4 cách để "chiến đấu" tốt
1. Yêu mến "kẻ thù" của bạn
Tất nhiên, "kẻ thù" ở đây chính là người bạn đời của bạn. Bạn có thể muốn tranh luận với anh ấy nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thân thiện với anh ấy. Trong khi bạn bày tỏ ý kiến của mình bằng ngôn ngữ của cơ thể, bạn cần phải quan tâm tới cảm xúc của mình. Hãy thận trọng với ngữ điệu và âm lượng giọng nói mà bạn sử dụng. Cũng đừng quên mất nụ cười thân thiện của bạn khi nói chuyện. Bằng cách này bạn có thể đạt được một cuộc tranh luận thân thiện thay vì một cuộc đấu khẩu đầy căng thẳng.
2. Nói rõ mọi việc và chốt lại vấn đề
Hãy nói càng nhiều càng tốt nhưng giữ cho lập luận của bạn ngắn gọn và ngọt ngào. Đừng đào sâu vào các vấn đề đã cũ để đòi sự "bồi thường" của người bạn đời. Cách làm đó chỉ làm cho sự đối đầu giữa hai người tăng lên và mâu thuẫn trong quá khứ lại bị khơi mào dậy. Thay vào đó, hãy chốt mọi vấn đề trong một câu ngắn gọn.
Theo tiến sĩ Tatkin, não trái gồm những dây thần kinh đánh giá cao những lời nói đúng đắn và hợp lí. Nó có sức mạnh xử lí thông tin chi tiết. Khi bạn nhận thấy rằng, cả bạn và đối tác của bạn đang thao thao bất tuyệt về vấn đề cũ, hãy dừng ngay lại. Đó là thời điểm để cả hai vợ chồng vẫy cờ trắng cho sự thân thiện.
Một cuộc tranh luận hoàn toàn có thể trở thành màn dạo đầu cho "chuyện ấy" diễn ra ngay sau đó (Ảnh minh họa)
3. Dạo chơi trong "cuộc chiến"
Một cuộc chiến thực sự là một cuộc dạo chơi có ích của hai vợ chồng. Bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn, thậm chí là ức chế nếu coi cuộc tranh luận của mình là một cuộc khẩu chiến nhưng khi cả bạn và chồng coi đó là một trò chơi, sự mâu thuẫn cũng là một hình thức chơi mà cả hai cùng tham gia vào thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Bạn và đối tác sẽ cảm thấy đó là một niềm vui và nó dạy cho bạn thêm những ý tưởng mới. Một cuộc tranh luận thậm chí có thể là một khúc dạo đầu cho "chuyện ấy" diễn ra ngay sau đó.
4. Tranh luận với đối tác ngay trong chính con người bạn
Điều rất quan trọng trong một cuộc tranh luận là đọc được ý nghĩa của đối phương. Và thông thường, họ chỉ có thể làm được điều này khi họ ngồi gần nhau, có thể nhìn vào mắt nhau và thấu hiểu được những suy nghĩ của đối phương từ đôi mắt đó.
Nhưng khi một trong hai người gặp vấn đề đau khổ gì đó, họ có xu hướng nhìn ra xa, tránh ánh mắt của nhau, trốn tránh và che giấu cảm xúc. Sẽ thật là khó khăn khi đối tác không mặt đối mặt, mắt nhìn mắt với mình trong cuộc "chiến đấu", vì như thế rất khó để hiểu được suy nghĩ của nhau bởi vậy mà hai vợ chồng sẽ mất liên lạc với nhau trong giao tiếp. Đây là lí do tại sao các cuộc đàm phán thường phải được tiến hành theo hình thức đối mặt chứ không phải là qua điện thoại hay email hoặc trò chuyện trực tuyến.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngủ với gái cho vợ... biết mặt Nhiều người đàn ông tìm tới gái để chứng mình cho vợ thấy mình không hề kém còi và để xoa dịu đi những tủi nhục của mình. Ngoại tình vì phải sống ở rể Nghe mọi người bàn ra tán vào về chuyện chồng có bồ, Thảo bỏ ngoài tai vì đinh ninh rằng chồng có "mọc thêm vây cánh" cũng không...