Gái độc thân tiết kiệm 7 năm mua đứt căn hộ Vinhomes Smart City giá 2,4 tỷ, soi từng chi tiết lại càng nể ở độ tỉ mỉ
Căn hộ 54m2 được chị Hà mua trả thẳng và không vay nợ.
Chị Trần Hà (30 tuổi) hiện đang là nhân viên kinh doanh tại Hà Nội. Căn hộ tại Vinhomes Smart City được chị mua từ cuối năm 2019, khi dự án còn đang xây dựng và đến tháng 5/2021 thì nhận bàn giao nhà. Một vài ưu điểm của khu đô thị khiến chị Hà chọn định cư tại đây là không gian sống xanh, nhiều công viên và tiện ích đi kèm.
Căn hộ của chị có diện tích thông thuỷ là 54m2 (gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh, 1 phòng khách và bếp), rất phù hợp với những người trẻ sống độc thân. Khoản tiền mua nhà được chị tiết kiệm từ công việc cố định. Ngoài ra, chị Hà còn đầu tư và kinh doanh. Số vốn tích luỹ được trong 6 năm đi làm, chị Hà dùng để đầu tư đất ở quê. Phần lớn lợi nhuận cũng đến từ việc đầu tư này. Căn hộ Vinhomes trị giá 2,4 tỷ chính là thành quả sau 7 năm tiết kiệm, chị Hà mua trả thẳng và không vay nợ.
Gần cửa ra vào là bếp và tủ để giày
Vì công việc thường xuyên tiếp xúc với người Hàn nên phong cách của chị một phần ảnh hưởng từ họ. Thêm vào đó, chị có dịp sang Hàn du lịch vào giữa năm 2019 và rất thích tông màu nhà của Hàn, cũng thường xem video của những vlogger Hàn Quốc nên chị đã lựa chọn tông chủ đạo là trắng sữa, nâu cam và be cho căn hộ (một phần hợp tuổi). Phong cách thiết kế được mix giữa Scandinavian và Wabi Sabi.
Căn hộ được chia làm 2 khu vực chính là khu vực khách, bếp và khu vực ngủ chính, phụ. Từ phòng khách bếp vào khu vực ngủ được phân chia bằng các vòm cong, đây là đường nét đặc biệt của phong cách Wabi Sabi. Những đường cong này cũng giúp không gian trở nên mềm mại hơn. Mỗi không gian đều có những điểm nhấn riêng, đồng thời khi hoàn thiện, cả chị và bên thiết kế đều muốn hướng đến sự độc đáo và mới lạ, đặc biệt là các chi tiết đồ đạc nhỏ.
Ở phòng khách là mảng tường được bả rối và bức tranh handmade sau lưng sofa, còn phòng ngủ là bộ đèn ngủ (cũng là sản phẩm thủ công 100%). Tuy phòng khách là nơi đón tiếp mọi người đến nhà, cũng là không gian sinh hoạt chung, nhưng phòng ngủ mới là không gian chị Hà tâm đắc vì đây là nơi chị sử dụng nhiều nhất và thể hiện rõ nhất cá tính của chủ nhà.
Khu vực phòng khách
Phong cách thiết kế được mix giữa Scandinavian và Wabi Sabi
Không gian phòng ngủ được nới rộng ra bằng cách phá dỡ bức tường ngăn cách giữa phòng ngủ, hành lang và thu hẹp lại khu vực hành lang. Phòng được thiết kế với đầy đủ các công năng, có thể làm việc, nghỉ ngơi thoải mái. Ngoài ra cũng đủ lung linh để check in sống ảo hay ngồi thư giãn đọc sách ngắm hoàng hôn.
Video đang HOT
Các đồ đạc ở trong phòng ngủ cũng được chị chọn lựa rất kỹ với bên thiết kế – thi công từ màu sắc, chất liệu, kiểu dáng. Đặc biệt, bộ đèn ngủ cũng là ý tưởng của chị và các bạn thiết kế dành riêng cho căn phòng. Bộ đèn được làm thủ công 100%, ban đầu được nặn tay khuôn bằng đất sét để tạo ra được bề mặt thô ráp, rồi sau đó mới đổ ra khuôn nhựa composite để tạo thành phẩm. Nó là điểm nhấn cho mảng tường về mặt trang trí, nhưng về mặt công năng cũng có ánh sáng nhẹ để có thể thay thế đèn ngủ vào buổi tối. Tổng chi phí thiết kế hết 170 triệu.
Phòng ngủ lớn
Phía đầu giường là chiếc đèn ngủ handmade được làm kỳ công
Phòng ngủ nhỏ
Mua nhà là mục tiêu lớn của đa số người trẻ hiện nay. Theo chị Hà, trước khi mua mọi người nên tìm hiểu trước về chủ đầu tư, tham gia vào các nhóm cư dân của dự án đó để nắm bắt được nhiều thông tin hơn. Về tài chính, bạn nên có khoảng 2/3 số tiền rồi hãy quyết định mua để đỡ gánh nặng chi phí.
Ngôi nhà cũng là nơi bạn sẽ gắn bó lâu dài nên đừng ngại đầu tư về khâu thiết kế. Trước tiên, hãy tìm hiểu trước về phong cách, hoặc tìm các hình ảnh mô phỏng các không gian mình thích để dễ trình bày với designer. Từ đó 2 bên làm việc sẽ hiểu nhau hơn và rút ngắn thời gian làm việc: ” Trong quá trình thiết kế nhà, mình sẽ chủ động chia sẻ với bên design về các hình ảnh mình thích và mong muốn hướng đến, rồi sau đó bên thiết kế sẽ dựa vào các hình ảnh đó để tìm thêm các ảnh reference cho các không gian trong nhà. Như vậy mình có thể hình dung dễ dàng về mặt thiết kế sau này. Hai bên thống nhất xong mới bắt tay vào thiết kế. Khi đã hiểu ý nhau thì thời gian thiết kế, lên hình ảnh, phối cảnh 3D sẽ nhanh hơn và dễ hài lòng hơn “.
Khu bếp gọn gàng với tone màu trắng – gỗ
Trước khi thi công, bạn nên làm rõ tất cả các hạng mục với đơn vị thi công, để trong quá trình đó mình có thể theo dõi và biết được tiến độ công trình đang đến giai đoạn nào, có bám sát với thiết kế hay không. Ngoài ra, nên chọn 1 đơn vị thi công, hoặc nếu kết hợp nhiều đơn vị thì nên để các bạn design đứng ra làm việc với các đội thầu thi công thay cho mình. Như vậy, sản phẩm cuối cùng sẽ được đồng nhất với nhau. Và việc các bạn designer có thể giám sát quyền thiết kế cũng đảm bảo giữa ảnh 3D và thực tế không có nhiều sự khác biệt.
Tuy nhiên, chị Hà cũng có 1 điểm chưa ưng ý, đó là việc chưa xử lý bức tường bả rối trong phòng khách có hai hộc để đồ. Nếu sửa lại, chị sẽ bỏ đi và thay thế bằng đợt gỗ để ngôi nhà trông rộng rãi hơn. Ngoài ra, vài chi tiết nhỏ khác như một số cái đôn và chân bàn bị sai màu gỗ nên nếu ai tinh tế sẽ phát hiện sự lệch tông. Nguyên nhân là do chị chọn 1 xưởng khác (không phải là xưởng của bên thiết kế). Vì vậy, kinh nghiệm mà chị rút ra là khi thiết kế nên chọn một xưởng để tránh lệch màu nội thất.
Nguồn: NVCC
Cô gái xây dựng khu vườn ở ban công từ đồ đạc tự làm
Tận dụng những đồ vật cũ, Út Quyền đã tạo nên một khu vườn nhỏ ngay tại ban công phòng trọ.
Dù chỉ là phòng trọ nhưng Út Quyền (2000) cũng mong muốn có một không gian sống xanh và thân thiện với môi trường.
Tận dụng những đồ vật cũ, Quyền đã cải tạo lại khu vực ban công phòng trọ thành một khu vườn nhỏ.
Ý tưởng cải tạo
Ban công phòng trọ của Quyền có chiều ngang là 4,5m và chiều rộng là 1,1m. Trước đây, khu vực này dùng để giày dép và các vật dụng linh tinh trong nhà.
Út Quyền cũng trồng một vài chậu cây ở khu vực này nhưng chưa được đa dạng và gọn gàng.
Vì còn là sinh viên nên Quyền không có nhiều chi phí cho việc cải tạo. Chính vì thế, nhiều lần cô chưa thể dọn dẹp lại ban công.
May mắn, một hôm khách sạn gần nhà trọ của Út Quyền bỏ đi một số vật dụng. Quyền nảy ra ý định sẽ tận dụng lại những món đồ này để decor lại ban công của mình.
Út Quyền chia sẻ: "Phương án này vừa tiết kiệm lại thân thiện với môi trường. Mình có thể có một chiếc ban công như ý mà không tốn nhiều chi phí cải tạo".
Quyền muốn thay đổi ban công của mình theo phong cách vintage. Cô đã tham khảo trên các website thiết kế trước khi bắt đầu quá trình thay đổi.
Quá trình cải tạo
Diện tích ban công không quá lớn, cộng thêm sự giúp đỡ của vài người bạn, Út Quyền chỉ mất 2 ngày cho việc cải tạo.
Để tránh phát sinh thêm chi phí, Quyền phác thảo lại ý tưởng dựa trên những vật dụng sẵn có. Sau đó, cô mới lên danh sách những thứ cần mua.
Đa phần đều là đồ có sẵn và các món DIY (sản phẩm tự làm) nên Quyền chỉ tốn thêm một ít cho việc mua đinh và ốc vít để lắp đồ.
"Nghe đồ DIY thì có vẻ cầu kỳ nhưng những sản phẩm của mình rất đơn giản" - Út Quyền chia sẻ.
Chiếc kệ lớn để cây, Quyền tận dụng lại từ chiếc tủ cũ. Trước khi bày biện lại các chậu cây, Út Quyền đã vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra lại các điểm chịu lực của tủ.
Tủ được làm bằng gỗ nên còn khá chắc chắn. Nó cũng rất hợp với phong cách vintage mà cô hướng tới.
Điểm nhấn của khu vườn chính là bộ bàn ghế gỗ. Quyền cũng đóng nó từ những vật dụng bỏ đi của khách sạn. Các miếng gỗ này chủ yếu là gỗ ép nên quá trình khoan lắp cũng không quá khó khăn. Quyền còn tận dụng các miếng gỗ thừa khác để đóng thành kệ trồng cây.
Ngoài ra, Quyền cũng biến bìa carton thành chiếc hộp đựng dụng cụ làm vườn, giúp khu vườn trở nên gọn gàng và ngăn nắp.
"Tôi cảm thấy rất vui khi có thể tự tay làm mọi thứ để cải tạo ban công. Có nhiều công đoạn tuy khó nhưng khi làm được, tôi thấy yêu đời và yêu quý khu vườn hơn" - Út Quyền chia sẻ.
Chăm sóc khu vườn
Các loại cây chủ yếu trong khu vườn nhỏ của Út Quyền thường là những cây chậm lớn và ưa sáng như: cây lưỡi hổ, cây trầu bà, cây mẫu tử,...
Đây cũng là những loại cây có thể phát triển được cả ở dưới đất và trong môi trường nước. Chính vì thế, khi cây lớn hơn, Quyền thường nhân giống chúng sang trồng thủy sinh.
Như vậy, Quyền vừa có thêm cây mới mà còn giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn.
Út Quyền thường tái sử dụng những vỏ chai nhựa hoặc các chai thủy tinh cho việc trồng cây thủy sinh. Còn với những cây trồng bằng đất, Quyền sẽ sử dụng vỏ dừa làm chậu.
"Trước khi vứt bỏ một món đồ nào đó đi, tôi thường nghĩ xem có thể tận dụng chúng cho khu vườn của mình không. Chỉ vài thao tác đơn giản là đã có ngay một món đồ trang trí mới" - Út Quyền cho biết.
Quyền chăm sóc cho khu vườn khá kỹ. Tùy vào từng loại cây, cô sẽ chọn khung giờ tưới và lượng nước cho phù hợp. Quyền sẽ tưới xen kẽ giữa nước sạch và nước vo gạo để cây trồng có thêm dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, Út Quyền còn tự làm phân bón hữu cơ cho cây từ rác thải nhà bếp. Phương pháp này vừa tiết kiệm lại còn thân thiện với môi trường nên cô thường xuyên sử dụng.
Ảnh: NVCC
Cạn tiền sau khi mua nhà, vợ chồng trẻ chỉ chi 210 triệu làm nội thất nhưng thành quả miễn chê, ai nhìn cũng khen hợp lý Để tiết kiệm chi phí, chủ nhà chỉ tập trung vào những đồ nội thất dùng lâu dài và hạn chế đồ decor. Sau 5 năm phấn đấu, tiết kiệm, vợ chồng anh Trang đã hoàn thành mục tiêu sở hữu 1 căn hộ ở Vinhomes Smart City. Tuy nhiên với ngân sách ít ỏi còn lại, bài toán khó giải với anh...