Gái đẹp Bắc Kinh thi tuyển làm vợ triệu phú
Không chỉ có nhan sắc mỹ miều, quá khứ sạch sẽ, xuất thân gia giáo, hơn 500 thiếu nữ ở Bắc Kinh đến với cuộc thi tuyển làm vợ đại gia còn phải biết sắp xếp quần áo và đồ dùng cho vào valy để chồng tương lai đi công tác.
Sự kiện tuyển vợ cho triệu phú do Câu lạc bộ Doanh nhân Độc thân Trung Quốc ( CECS), nơi quy tụ những đại gia có khối tài sản lên đến 100 triệu nhân dân tệ (hơn 16 triệu USD), tổ chức. Trong hai năm qua, có ít nhất 20 sự kiện tương tự như trên đã diễn ra, chủ yếu do CECS cầm trịch.
Hơn 500 cô gái ở Bắc Kinh đã tham dự cuộc thi của CECS với mong ước trở thành vợ của các triệu phú Trung Quốc. Ảnh: ST
Trong phòng thi ở một khách sạn 4 sao tại Bắc Kinh hôm 7/7 vừa qua, các cô gái trẻ đang chăm chú điền vào các mẩu khai báo thông tin về chiều cao, cân nặng, số đo các vòng.
Tuy nhiên, Han Zixing, 24 tuổi, cao 1m63 và nặng 45 kg, lại để trống ở các ô thông tin này. “Tôi không hiểu tại sao họ lại hỏi về điều này”, cô nói.
Han là một trong 532 cô gái xếp hàng hôm đó để tham gia các bài kiểm tra về ngoại hình, sức khỏe, tính cách, các mối quan hệ trong quá khứ, thậm chí cả khả năng giúp chồng xếp đồ đạc để đi công tác.
Tuy nhiên, chỉ 25 cô gái trong số trên có cơ hội được gặp mặt 93 vị doanh nhân giàu có trong câu lạc bộ. Yongsheng, người sáng lập câu lạc bộ này vào năm ngoái cho hay, “những cô gái được chọn phải ưu tú”.
Theo trang web của CECS, sự “ưu tú” ở đây cụ thể là những cô gái trên không được có mùi cơ thể, hình xăm hay vết bớt, không nói lắp và phải cao hơn 1m65. Họ cũng không thể xuất thân từ các gia đình bần nông. “Chúng tôi cần có sự môn đăng hậu đối”, ông Yongsheng nói.
Ông cho hay, nhiều cô gái dự thi có bố mẹ là nhân viên hay quản lý trong các cơ quan nhà nước, hoặc cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhan sắc cũng là một vấn đề lớn. Trong sự kiện này, ông Feng Wenyuan, một thành viên của ban giám khảo, đã chấm điểm các thí sinh dựa trên ngoại hình, các chỉ số, phong cách và trang phục. “Kích cỡ ngực và eo của họ phải tương xứng”, ông nói mà không giải thích tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu.
Video đang HOT
Tại một bàn khác, cố vấn Li Shimeng yêu cầu các cô gái dự thi rút thẻ và xem số cho họ dựa vào đó. Nội dung của thẻ được cho là một cách để bà Li nhìn thấu vào “nội tâm” của cô gái đó.
“Có những con rắn và quái vật. Không có gì tốt lành cả”, một cô gái rút phải thẻ có hình những con rắn nói.
Tại một bàn tiếp theo, các cô gái phải xếp áo sơ mi vào vali. Một số cô tỏ ra khó chịu với bài thi này.
“Việc này chỉ nên dành cho những người ở. Tôi không nghĩ là một triệu phú lại phải tự xếp đồ”, một cô gái vừa nói vừa khóc.
Những cô vợ tỷ phú tương lai cũng bị tra hỏi về những mối quan hệ trong quá khứ và liệu họ có để ý đến những người đàn ông đã nhiều tuổi hay không. Các triệu phú trong CECS có độ tuổi từ 38 đến 55, và phân nửa số này đã ly dị vợ. Họ phải trả ít nhất 200.000 nhân dân tệ (32.000 USD) một năm tiền phí thành viên của câu lạc bộ.
Một thí sinh trong bài kiểm tra xếp đồ cho các ông chồng tương lai. Ảnh: ST
CECS từng bị chỉ trích là đẩy cao chủ nghĩa vật chất, nhưng những cô gái được phỏng vấn đều cho hay, mơ ước của họ không phải là những ông chồng giàu có. “Quan trọng là người đàn ông đó phải có năng lực”, Han Zixing nói.
Sự kiện tuyển vợ cho triệu phú của CECS từng được tổ chức ở Thượng Hải, Tế Nam và Nam Ninh trước khi đến Bắc Kinh. Câu lạc bộ này đã giúp cho 51 cặp đôi nên vợ nên chồng, nhân viên truyền thông Li Zhuo, một anh chàng ăn mặc rất thời trang, cho hay.
Không rõ liệu các doanh nhân trong câu lạc bộ có hấp dẫn như Li hay không. Không giống với các cô gái, những người phải minh bạch về cả bề ngoài, lẫn sức khỏe và quá khứ của họ, những người đàn ông này chỉ cần chứng minh họ giàu có.
Không tính đến việc số lượng nam giới đang áp đảo số lượng nữ giới, chuyện kết hôn ở Trung Quốc hiện nay có phần giống như xưa kia, khi chỉ những người đàn ông nhiều tiền mới dễ lấy được vợ.
Theo VNE
Cái chết bí ẩn của nhà triệu phú (Kỳ 1)
Sau khi nhà triệu phú mất tích, vợ ông tìm mọi cách chiếm tài sản của chồng.
Cô vợ thích tiền tài và danh tiếng
Waltraud Gruseck luôn muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng trong cuộc đời mình. Cô luôn khoe với bà con hàng xóm mình là một ca sỹ opera nổi tiếng, được thu âm và có cả trang web để quảng bá cho mình. Waltraud cũng luôn thể hiện "chất" nghệ sĩ của mình bằng phong cách ăn mặc lòe loẹt, kiểu dáng.
Tuy nhiên, "sân khấu" lớn nhất mà "nghệ sĩ opera" này từng biểu diễn là trong một tiệm mát-xa gần nhà.
Sự đam mê tiền bạc của người đàn bà này bắt đầu được bộc lộ sau những lần cố gắng chiếm đoạt khối tài sản trị giá hàng triệu đô của chồng. Và từ đó, cái chết bí ẩn của ông chồng dần được hé lộ.
Một lần, Waltraud Gruseck thuê một người đàn ông đóng giả chồng mình là Hermann Hilss và cùng nhau tới gặp viên luật sư của gia đình. Người đàn ông này muốn chuyển toàn bộ tài sản của mình, gồm các hợp đồng kinh tế trong lãnh vực kinh doanh du lịch và hải sản, giấy tờ bất động sản cho người vợ yêu quí của mình mà không hề có lý do cụ thể.
Hai vợ chồng Hermann Hilss và Waltraud Gruseck
Một vài ngày sau, khi tất cả các giấy tờ cần thiết đã được ký, viên luật sư mới vô cùng sốc khi biết rằng chồng của cô ta là Hermann Hilss đã bị mất tích một vài tháng trước. May mắn là dù giấy tờ đã ký nhưng viên luật sư chưa bàn giao lại cho Waltraud. Vụ việc lập tức được thông báo cho cảnh sát.
Cảnh sát tin chắc có sự gian lận trong việc làm thủ tục giấy tờ chuyển giao tài sản này. Waltraud, cô vợ đóng giả người vợ ngoan hiền đang cố gắng chiếm đoạt tài sản của chồng bằng cách thuê người đóng giả người chồng đang mất tích của mình để ký các giấy tờ cần thiết. Trên thực tế, người chồng của cô đã chết.
Cảnh sát tổ chức khám xét căn nhà của Waltraud, nơi cô ta sống cùng người chồng Hilss đã mất tích một cách khó hiểu. Xác của ông đã bị chia cắt và được tìm thấy trong một tầng hầm và phòng khách của nhà mình. Một vài bộ xương và tro được giấu trong những chiếc túi nhựa bên bờ sông chảy trước nhà.
Chính quyền vẫn chưa biết nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Hilss. Điều họ biết chắc chắn là Waltraud muốn che đậy cái chết của chồng bằng cách cắt xác, đốt và dấu những phần thi thể của người chồng quá cố nhằm mục đích lấy tài sản của ông.
Ngôi làng nhỏ của vụ án chấn động
Ngôi làng nhỏ Kappel-Grafenhausen của Đức, tọa lạc giữa Rừng Đen huyền thoại, cách biên giới với Pháp chỉ vài dặm về phía Tây, là nơi xảy ra các vụ án chấn động nước Đức trong thế kỷ 21 mà chưa được vén màn.
Ngôi làng Kappel-Grafenhausen trên bản đồ nước Đức.
Điểm thú vị nhất của ngôi làng Kappel-Frafenhausen này là vùng đầm lầy Taubergiessen nằm giữa ngôi làng và con sông Rhine. Từ trong làng, khách du lịch có thể thuê thuyền đi dọc theo con sông để tận hưởng những phong cảnh đẹp và thiên nhiên ưu đãi. Bằng cách này, họ có thể ngắm sự bí ẩn và cuốn hút của rừng Đen, của biên giới nước Pháp...
Kappel-Grafenhausen cũng không phải là điểm lý tưởng cho những ai muốn trở thành triệu phú. Tuy nhiên, trong cuộc đời của mình, ông Hilss đã thành triệu phú khi sinh ra, lớn lên và lập nghiệp tại đây. Từ một số vốn nhỏ tích góp được thời còn trẻ, Hilss sống tằn tiện và mua thuyền cho khách du lịch thuê. Ngoài ra ông còn đánh bắt cá hồi và làm công việc ấp trứng cá trong suốt 4 thập kỷ. Năm 2005, Hilss cưới Waltraud khi đã có trong tay một sự nghiệp vững vàng.
Tổng tài sản của Hilss tính tới thời điểm đó đã lên tới hàng triệu đô la với những chứng khoán, khuế ước, tiền mặt và các hợp đồng bảo hiểm.
Nhưng không chạy theo lối sống hưởng thụ của các nhà triệu phú khác, ông Hilss vẫn luôn là một "ngư dân" khiêm tốn và đáng kính trọng dù nắm trong tay hệ thống thuyền du lịch tại quê nhà. Ông hoàn toàn không sống cuộc đời sang trọng như người ta vẫn thường nghĩ về các triệu phú.
Theo vietbao
Cậu ấm cô chiêu Trung Quốc học cách tiêu tiền Một chương trình kéo dài trong hai năm với học phí 60.000 NDT. Học viên đều là con cái của các triệu phú và tỷ phú Trung Quốc, tuổi từ 7 đến 11. Một trường học dạy cậu ấm cô chiêu quản lý tiền bạc vừa được mở ra tại Thẩm Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Vì học viên chỉ mới ở cấp...