Gai cột sống, khi nào cần điều trị?
Mỗi ngày, có 300 – 400 bệnh nhân (BN) tới Bệnh viện Chợ Rẫy khám các bệnh lý cơ xương khớp, trong số đó khoảng 1/3 BN có liên quan tới thoái hóa khớp và gai cột sống.
Ảnh minh họa: Internet
Biến chứng vẹo, gù cột sống
Các BN khám gai cột sống chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, những người do tính chất công việc phải bưng bê mang vác nặng, hoặc phải đứng, ngồi lâu một tư thế, nữ gặp nhiều hơn nam (có thể do sự khác biệt về giới, các yếu tố nội tiết, thói quen sinh hoạt…). Người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh này. Tuy nhiên, gai cột sống cũng có thể do di truyền.
TS-BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết: gai cột sống là một biểu hiện của thoái hóa cột sống, và cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng, đau cột sống cổ. Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá mức, sẽ hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống.
Theo TS-BS Khoa, không phải ai bị gai cột sống cũng có triệu chứng. Và nếu có triệu chứng thì cũng tùy mỗi vị trí mà người bệnh cảm thấy đau khác nhau. Với bệnh lý này, không phải lúc nào cũng cần thiết phải điều trị, chỉ can thiệp khi có triệu chứng hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Nếu gai cột sống thắt lưng thì BN có thể thấy đau tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống vùng hông. Hầu hết BN có cơn đau thắt lưng ở mức độ thấp và chịu đựng được (mạn tính), dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày ảnh hưởng tới đi đứng, hạn chế vận động. Với cơn đau mạn tính, BN đau nhiều hơn khi vận động, cơn đau sẽ giảm bớt lúc nghỉ ngơi.
Nếu gai cột sống xảy ra ở vùng cổ, BN thường đau sau gáy, đau hai bên vai. Một số BN bị gai cột sống cổ có thể bị đau buốt kéo lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Gai cột sống cổ nặng, đặc biệt khi kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ, có thể chèn ép các rễ thần kinh, gây đau, tê lan xuống vai, cánh cẳng tay.
Trường hợp BN ban đầu chỉ cảm thấy đau vùng thắt lưng, nhưng lâu dài cơn đau lan xuống mông, chân, hoặc đang đau vùng cổ, vai bỗng cơn đau lan xuống cánh tay thì có thể tổn thương đã chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống.
Nếu chủ quan không điều trị, về lâu dài BN có thể bị biến chứng vẹo, gù cột sống và nếu có chèn ép rễ dây thần kinh cột sống kéo dài sẽ gây yếu cơ, teo cơ ở tay hoặc chân.
Chỉ phẫu thuật khi tổn thương chèn ép nặng
Đối với gai cột sống, TS-BS Khoa cho rằng chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm chậm bớt quá trình thoái hóa, giúp BN sống chung với bệnh.
Cụ thể, BN bị đau, sẽ được cho uống thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu. Trường hợp đau gây ra co cứng cơ thì bác sĩ sẽ cho thêm thuốc uống có tác dụng dãn cơ.
Video đang HOT
“Gai cột sống hiếm khi can thiệp ngoại khoa, trừ trường hợp BN bị biến chứng gây thoát vị đĩa đệm nặng, tổn thương gây chèn ép rễ dây thần kinh. Lúc này phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép, chỉnh hình lại…”, TS-BS Khoa nói.
Để hạn chế bị gai cột sống cũng như thoái hóa khớp và cột sống nói chung, không nên vận động, bưng vác quá sức; khi bê nhấc vật nặng, tránh cúi gập lưng. Không nên ngồi lâu trong tư thế không dựa lưng, thiếu điểm tựa. Các bài tập thể dục cột sống cổ, thắt lưng hay những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội sẽ hữu ích, giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Cần cố gắng giữ cân nặng lý tưởng, bởi các nghiên cứu cho thấy những người tăng cân, béo phì có nguy cơ bị các bệnh lý thoái hóa cao hơn bình thường.
BS Khoa lưu ý, đau lưng không chỉ là biểu hiện của bệnh lý gai cột sống mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm cột sống (do bệnh tự miễn, do vi trùng, do lao), hay loãng xương (làm gãy lún các đốt sống). Đau lưng cũng có thể do các bệnh lý ác tính di căn đến cột sống. Bởi vậy, khi bị đau lưng mà kèm theo sốt, sụt cân, thiếu máu, bí tiêu tiểu, yếu tay chân thì đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Theo Phunuonline
Bước đột phá trong điều trị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu của các cơn đau lưng, đau khớp vai, gáy, khớp gối...là những bệnh rất thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Ở Mỹ có hơn 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp.
Vị trí các khớp thường bị thoái hóa: cột sống thắt lưng, đốt sống cổ, khớp gối, háng, vai, bàn tay...
Bệnh thoái hóa khớp thường gặp gồm có: thoái hóa cột sống thắt lưng, vôi hóa cột sống, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa khớp gối...
Thoái hóa khớp là tình trạng mất cân đối giữa tái tạo và phá hủy sụn khớp, là một bệnh lý phức tạp gồm hai quá trình song song: một là sụn bị thoái hóa và phá hủy dần dần cùng với thay đổi cấu trúc khớp và hai là viêm những tổ chức quanh khớp.
Thoái hóa khớp gây đau và biến dạng khớp dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm chậm phát triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì hoạt động bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các biểu hiện lâm sàng:
Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan. Đau âm ỉ, có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế, thường xuất hiện từng đợt.
Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa bị hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác.
Biến dạng: Không biến dạng nhiều như ở các bệnh khớp khác, thường do các gai xương mọc thêm ở đầu xương; ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong, lõm. Ngoài ra có thể bị teo cơ, tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp...
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính cần được điều trị sớm và lâu dài. Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID) nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt trên đường tiêu hoá ví dụ như chảy máu dạ dày... và không chữa lành được sụn khớp đã bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu làm giảm đau và giảm bớt hiện tượng viêm.
Ngày nay người ta chủ yếu sử dụng Collagen Type 2 và Glucosamin trong dự phòng và điều trị thoái hóa khớp.
THÔNG TIN CHO BẠN:
Viên bổ khớp HYALOB là một sản phẩm của tập đoàn EARTH'S CREATION (Hoa Kỳ) phối hợp các thành phần gồm có: Glucosamine; Collagen type II và MSM (Methyl Sulfonyl Methane), được sử dụng để khôi phục lại sụn khớp bị tổn thương trong các bệnh khớp có tổn thương sụn như: thoái hoá khớp, thấp khớp, viêm khớp, chấn thương khớp...
Trong đó:
Collagen type II (cung cấp hai thành tố chính là chondroitin và hyaluronic acid) giúp tăng cường dịch nhầy khớp và tăng nuôi dưỡng sụn, tăng khả năng đàn hồi của sụn và hạn chế phá hủy sụn...
Glucosamine đã được cơ quan dược phẩm châu Âu (EMEA) đưa vào danh mục giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh khớp. Nó có tác dụng bảo vệ và tái tạo tế bào sụn khớp, tăng nuôi dưỡng sụn khớp, có rất ít tác dụng phụ chỉ một số trường hợp dị ứng nhẹ ở những người quá mẫn cảm.
MSM là hoạt chất có công dụng giúp khớp thoái hóa cử động dễ dàng hơn.
Viên bổ khớp HYALOB mang lại bốn tác dụng chính như sau:
* Tăng sinh sụn
* Tăng dịch khớp
* Tăng độ nhầy dịch khớp
* Chống co cơ giúp vận động dễ dàng hơn.
HYALOB được coi là bước đột phá trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đau khớp, thoái hóa khớp.
HYALOB được ưa dùng vì giải quyết những tổn thương của sụn khớp và giải quyết được hầu hết những triệu chứng cho bệnh nhân.
HYALOB sản xuất tại Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn của FDA (cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ). Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Mỹ Việt (VNUS), có mạng lưới phân phối đến hầu hết các nhà thuốc tại Tp. HCM, Hà Nội và có đại lý tại các tỉnh thành trên cả nước.
* Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC : 734/2014/XNQC-ATTP
Để biết thêm về thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ:
Tư vấn: Hà Nội (04. 3641 6490) - Hồ Chí Mính (08. 62 731 466)
Email: ceo@webyte.vn
Website : www.webyte.vn
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Theo TNO
Trẻ hỏng van tim vì viêm họng Viêm họng, rát cổ ngỡ đơn giản, chóng khỏi, nhưng ít ai ngờ chúng có thể âm thầm tấn công xương khớp và cả trái tim của bé. Ảnh minh họa: Internet Từ đau họng đến suy tim Hà Nội có gió mùa, mưa lạnh lai rai, Bé Nguyễn Văn An, 7 tuổi (Giảng Võ, Hà Nội) kêu với mẹ: "Con đau họng...