Gái còn trinh: Tôi sợ lắm!
Nếu được chọn, tôi sẽ chọn cô gái “mất zin” vì tôi sợ trách nhiệm tày trời khi yêu một cô gái còn trinh.
Chắc mới chỉ nghe điều này nhiều người nghĩ tôi bị… hâm. Ở đời, làm gì có người đàn ông nào lại “chê” những cô trinh nữ. Ấy vậy mà tôi lại sợ. Bây giờ, nếu cho tôi lựa chọn yêu một trong hai người, cả hai đều tốt, đều tử tế nhưng cô “còn”, cô “mất”, có lẽ tôi sẽ lui về chọn cô đã là “đàn bà”. Tôi sợ cái trách nhiệm tày trời khi yêu một cô gái còn trinh nguyên.
Hiện tại, tôi đang tìm hiểu và yêu một cô gái. Cô ấy đã từng yêu và đánh mất cái ngàn vàng với người tình cũ. Có thể với nhiều người khi biết điều đó họ sẽ cảm thấy sốc, cảm thấy không chấp nhận được vì bạn gái không còn trong trắng khi đến với mình. Nhưng với tôi, tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi biết điều đó. Vì tôi hiểu rằng, quan trọng là con người của cô ấy hiện tại, còn quá khứ đã qua rồi. Và tôi cũng không còn phải trăn trở về những áp lực, về cái trách nhiệm của một người đàn ông tử tế khi yêu một cô gái… còn trinh.
Tôi trân trọng bạn gái mình, tôi thấy cô ấy tốt và tôi hài lòng về mọi điều. Mấy người bạn của tôi thường nói tôi ngốc khi từ chối những cô gái mới lớn, chưa mảnh tình vắt vai để gắn bó với một cô đã từng “yêu sâu đậm”. Nhưng chỉ có tôi mới hiểu vì sao tôi làm thế. Tôi thực sự cảm thấy sợ và mệt mỏi nếu như tôi yêu một người con gái còn trinh. Vì nếu cuộc tình đó không thành, tôi sẽ bị ám ảnh cả đời về việc đã “cướp đi cái ngàn vàng” của cô ấy.
Bây giờ, nếu cho tôi lựa chọn yêu một trong hai người, cả hai đều tốt, đều tử tế nhưng cô “còn”, cô “mất”, có lẽ tôi sẽ lui về chọn cô đã là “đàn bà”. Tôi sợ cái trách nhiệm tày trời khi yêu một cô gái còn trinh nguyên. (Ảnh minh họa)
Cách đây 7 năm, tôi đã từng yêu một cô gái. Đó là mối tình đầu của cả hai chúng tôi. Hai đứa lớn lên cùng nhau, học cùng lớp. Có thể nói đó là một tình yêu đẹp, đầy đam mê và rực lửa. Tất nhiên, cũng giống như nhiều đôi trai gái khác, khi cảm xúc dâng trào, chúng tôi đã không kiềm chế được bản thân mình. Hai đứa đã đi quá giới hạn. Lúc đó, tôi cũng xác định sẽ cưới cô ấy vì tôi hiểu hành động của mình có nghĩa là như thế nào.
Nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cãi nhau, giận dỗi và mâu thuẫn. Những trận cãi vã nhiều tới mức chúng tôi sợ phải gặp nhau. Mỗi lần cãi nhau, cô ấy đều trách cứ tôi nếu tôi không chịu làm lành. Cô ấy gọi tôi là gã Sở Khanh chỉ vì tôi đã cướp mất đời con gái của cô ấy để rồi bây giờ không coi cô ấy ra gì. Thực sự trong lòng tôi hoàn toàn không nghĩ vậy. Chính sự khác biệt trong tính cách làm chúng tôi bất đồng chứ không chuyện giờ cô ấy đã không còn gì.
Video đang HOT
Tôi đã bị khủng hoảng vì cô ấy luôn đặt lên tôi những áp lực mà tôi không dám thoát ra. Tôi biết chúng tôi không hợp nhau trong tính cách và khó lòng mà hạnh phúc nếu cưới nhau. Nhưng tôi không dám chia tay vì tôi sợ cô ấy sẽ đau khổ, tôi sợ cái từ khắc nghiệt mà người ta sẽ gán cho tôi: “Thằng Sở Khanh” khi tôi đã là người hưởng cái quý giá nhất của cô ấy mà không biến cô ấy thành cô dâu của cuộc đời tôi.
Chưa bao giờ tôi hối hận vì mình đã cướp đi đời con gái của cô ấy như vậy. Tôi chỉ ước giá chúng tôi yêu nhau bình thường thì giờ đây trước những điểm không hợp này, chúng tôi có thể thoái mái đường ai nấy đi. Nhưng vì tôi đã lấy đi tất cả nên giờ tôi phải có trách nhiệm với việc đó. Cô ấy sẽ ra sao khi lấy chồng mà không còn trong trắng? Tôi không còn yêu nhưng tôi cần phải có trách nhiệm… Những thứ trách nhiệm đó kinh khủng vô cùng.
Quả thực, sau một lần yêu cô gái còn trong trắng, lấy đi của cô ấy cái “ngàn vàng”, giờ đây, tôi hạnh phúc khi yêu một cô gái đã “mất zin”. (Ảnh minh họa)
Thế rồi cuối cùng chính cô ấy là người quyết định chia tay. Tôi đã cho cô ấy quyền tự quyết và cô ấy vẫn lựa chọn như thế. Chia tay cô ấy rồi, được giải thoát khỏi những áp lực và trách nhiệm nhưng tôi vẫn thấy rất khổ tâm, cảm thấy mình có lỗi. Đặc biệt khi cô ấy lấy chồng, cô ấy bị chồng đánh đập chỉ vì không còn trong trắng là lúc tôi bị khủng hoảng cực độ. Tôi có cảm giác mình như một gã tội đồ, một kẻ gây ra tội với đời một cô gái.
Phải rất lâu sau, khi cô ấy ly hôn chồng và tái hôn với một người đàn ông chết vợ khác, gia đình được coi là tạm ổn tôi mới có thể bình tâm lại. Nhưng suốt những năm tháng qua, cuộc tình đó chưa lúc nào thôi nhắc nhở tôi về cái trách nhiệm yêu một cô gái còn trinh. Vì thế mà tôi sợ.
Yêu nhau, khó mà tránh được cảm xúc thăng hoa, không kiểm soát được mình. Khi ấy, hai người hòa vào làm một. Nhưng chẳng có gì chắc chắn là sự gắn bó đó sẽ đi tới cùng. Cuộc sống với nhiều biến động và nếu như có gì bất trắc xảy ra, hoặc hai người không hợp nhau thì việc chia tay một cô gái mà mình từng lấy đi thứ quý giá nhất của cô ấy khó khăn hơn rất nhiều. Tôi sợ phải đối diện với điều đó. Vì vậy mà ngày hôm nay, tôi lựa chọn cho mình một người đã là đàn bà. Có thể với nhiều người đó là ngu ngốc nhưng tôi cảm thấy thanh thản và nhẹ lòng khi yêu.
Nếu một ngày nào đó vì lí do nào đó chúng tôi không hợp mà chia tay, tôi cũng không bị dằn vặt khi đã có những phút giây “thân mật” với cô ấy. Nói như vậy không có nghĩa là tôi chỉ cần yêu cô gái đã “mất” vì không xác định cưới họ. Đó là tôi chỉ dự phòng khi có tình huống xấu xảy ra mà thôi.
Quả thực, sau một lần yêu cô gái còn trong trắng, lấy đi của cô ấy cái “ngàn vàng”, giờ đây, tôi hạnh phúc khi yêu một cô gái đã “mất zin”.
Theo VNE
Chính phủ từng chọn phương án cầu mới cách cầu Long Biên 186 m
Theo một nghiên cứu của đoàn công tác JICA (Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản), cầu mới qua sông Hồng nếu cách Long Biên 30 m cũng đã gây ảnh hưởng cảnh quan, dòng chảy, môi trường, phố cổ.
Vị trí hướng tuyến mới của 3 phương án cầu đường sắt vượt sông Hồng
Năm 2009, đã có 3 phương án (của nhóm chuyên gia Nhật - Việt) được đưa ra trong nghiên cứu của đoàn công tác JICA về cầu đường sắt vượt sông Hồng. Trong đó, phương án A cầu mới cách cầu Long Biên 30 m. Phương án B cách 200 m. Phương án C cách 500 m.
Đi cùng với các phương án này là bảng thống kê đánh giá tác động nhiều mặt của chúng. Chẳng hạn, chúng có ảnh hưởng về cảnh quan ra sao với cầu Long Biên, việc vận tải được thực hiện thế nào trong tương lai, số hộ cần tái định cư, tác động tới phố cổ ra sao, dòng chảy và môi trường ảnh hưởng thế nào.
Theo đó, phương án A sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan, còn hai phương án kia có ảnh hưởng tích cực. Phương án A cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới khu phố cổ, tới dòng chảy và môi trường còn hai phương án kia không có tác động như vậy. Phương án A cần giải tỏa khoảng 150 hộ dân, phương án B khoảng 140 hộ dân và phương án C khoảng 500 hộ dân.
Không chọn phương án hủy hoại cầu
Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó có nghiên cứu vừa nêu, Chính phủ cũng đã đưa ra quyết định cuối cùng trong Thông báo số 200/TT-VPCP ngày 15.7.2010, thông báo về Kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thông báo này nêu rõ: "Đồng ý phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên cũ 186 m, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thống nhất với UBND TP.Hà Nội để xử lý cụ thể".
Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cũng phải nói thêm, trước đó, thông tin từ phía Bộ GTVT cho biết phía JICA đang chờ khẳng định vị trí nhằm chốt lại dự án để ký hiệp định cho vay vốn triển khai thực hiện. Trong khi đó, phương án dịch cầu mới "trùng tim" với cầu cũ hoặc chỉ cách vài chục mét lại rất gần với "phương án A" đã bị đoàn công tác của JICA đánh giá là ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, cảnh quan. "Chính các chuyên gia nước ngoài khi đó đã nghiên cứu và ủng hộ chúng ta việc giữ di sản cầu Long Biên", PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục, một chuyên gia đô thị nhiều năm nghiên cứu di sản này cho biết.
Bà Thục còn cho biết không chỉ các chuyên gia Nhật Bản quan tâm đến giá trị di sản của cầu Long Biên, người Pháp cũng rất quan tâm đến di sản này. "Pháp đã từng gửi công hàm về việc bảo tồn cầu Long Biên. Hai nước Nhật - Pháp cũng từng hội ý cấp chính phủ về việc bảo tồn cây cầu này. Chúng ta cũng đã thấy JICA đánh giá về ba phương án cầu thế nào. Họ không chọn phương án hủy hoại nó. Chính phủ ta đã đúng khi quyết định cây cầu mới cách cầu cũ 186 m", bà Thục nói.
Chính vì thế, chuyên gia đô thị này cũng ngạc nhiên vô cùng khi Hà Nội lại đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án để "vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng trùng với cầu Long Biên hiện có, hướng tuyến 2 đầu cầu trùng với hướng tuyến đường sắt hiện có". "Như vậy là làm trái với Thông báo 200 của Chính phủ trước đây", PGS-TS-KTS Thục nói.
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nói: "Người Nhật luôn đặt ra việc bảo tồn di sản trên con đường phát triển của mình. Khi cân nhắc một dự án đầu tư, họ cũng không quên điều đó. Bản thân thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho thấy tinh thần bảo vệ di sản, tinh thần tiếp thu trên những nghiên cứu khoa học liên quan. Phương án đó rất tốt từ góc độ di sản, phát triển bền vững. Tôi thực sự không hiểu vì sao lại có sự thay đổi phương án thành những phương án phá cầu như bây giờ".
Bộ VH-TT-DL giao văn bản liên quan cầu Long Biên cho Vụ Kế hoạch tài chính xử lý Ngày 21.2, ông Nguyễn Quốc Quỳ - Phó chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, cho biết Bộ đã nhận được Văn bản số 1156/BGTVT-KHDT ký ngày 27.1.2014 về việc phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội. Cũng theo ông Quỳ, Bộ trưởng VH-TT-DL đã giao cho Vụ Kế hoạch tài chính chuẩn bị văn bản trả lời, song do bộ trưởng đi công tác nên vụ chưa báo cáo trả lời. Sau khi duyệt nội dung, Bộ VH-TT-DL sẽ có văn bản trả lời Bộ GTVT. Điều này phù hợp với việc trước đó trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản, cho biết ông không hề biết về văn bản có liên quan đến cầu Long Biên.
Theo TNO
Người dân rưng rưng tiễn đưa Đại tướng Mỗi ngày lại thêm nhiều những câu chuyện cảm động của người dân thủ đô Hà Nội tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trẻ, già, lớn, bé đều có kỷ niệm với Đại tướng Bà Nguyễn Thị Đỗ (62 tuổi Hàng Chuối, Hà Nội) dậy thật sớm để ra ngã năm Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông chờ đoàn xe tang chở...