‘Gadhafi thà chết chứ không ra tòa’
Dù tuyệt vọng và lo sợ, nhưng trong những ngày cuối đời đại tá Moammar Gadhafi vẫn coi việc bị xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đáng sợ hơn cái chết ở Libya.
Mansur Daou, người phụ trách an ninh cho Gadhafi trong những ngày cuối đời, đang bị giam tại thành phố Misrata. Ảnh: AFP.
Hồi tháng 6 ICC ra lệnh bắt Gadhafi, con trai Saif al-Islam của ông và cựu giám đốc tình báo Abdullah al-Senussi vì “những tội ác chống lại loài người”.
Mansur Daou, người phụ trách an ninh cá nhân cho Gadhafi và đang bị giam trong tù ở thành phố Misrata, kể với AFP rằng Gadhafi không muốn bị ICC xét xử.
“Gadhafi và con trai ông quyết định ở lại Libya sau khi ICC công bố lệnh bắt. Đại tá nói ông ấy thà chết ở Libya chứ không muốn bị xét xử. Saif al-Islam và Mutassim cũng muốn Gadhafi ở lại Libya”, Daou nói với AFP.
Ngày 19/8, lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) tiến tới vùng ngoại ô thủ đô Tripoli, buộc Gadhafi phải chạy về thành phố Sirte – quê hương của ông. Vài ngày sau Tripoli rơi vào tay NTC.
Video đang HOT
“Sau khi lực lượng trung thành bị đẩy ra khỏi thành phố Misrata vào ngày 25/4, Gadhafi hiểu rằng chế độ của ông ấy sắp sụp đổ. Càng ngày ông ấy càng tỏ ra lo lắng. Gadhafi cũng chịu áp lực lớn do những người bạn lần lượt bỏ ông ấy”, Daou nói.
Theo lời Daou thì Gadhafi từng coi Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi là bạn. Ảnh: shm.com.au.
Daou khẳng định Gadhafi từng coi Tổng thống Pháp, Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và cựu thủ tướng Anh Tony Blair là bạn thân thiết.
Tại thành phố Sirte, ban đầu Gadhafi sống trong một khách sạn. Nhưng ông buộc phải ra khỏi đó sau khi lực lượng NTC tiến sát ngoại ô thành phố. Sau đó ông thay đổi nơi ở hàng đêm để đảm bảo an toàn.
Nhưng nguồn cung cấp thực phẩm của Gadhafi cạn dần do những trận không kích của NATO, sự leo thang của chiến sự. Điện và nước trong thành phố cũng bị cắt.
“Gadhafi rất chán nản và lo lắng. Chẳng bao giờ chúng tôi thấy ông ấy trong tình trạng đó”, Daou nhớ lại.
Mutassim, người con trai đã chết của Gadhafi, chỉ huy các trận đánh tại Sirte. Saif, người con trai đang chạy trốn, không tới Sirte mà ẩn náu ở thành phố Bani Walid từ ngày 27/8. Sau đó Daou không bao giờ thấy Saif.
Trong những ngày cuối đời Gadhafi dành nhiều thời gian để đọc sách, nhưng không chiến đấu.
“Ông ấy đọc những cuốn sách, ghi chép và ngủ, còn Mutassim chỉ huy lực lượng trung thành. Gadhafi không chiến đấu vì ông ấy đã quá già”, Daou kể.
Theo VNExpress
Lại phát hiện thi thể 267 người ủng hộ Gadhafi
Thi thể của 267 người đã được tìm thấy trong các hố chôn tập thể tại thành phố Sirte, quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của nhà lãnh đạo bị lật đổ Moammar Gadhafi.
Cảnh đổ nát hoang tàn tại thành phố Sirte.
Hầu hết các thi thể là của những người ủng hộ ông Gadhafi và đã bị hành quyết, kênh truyền hình Fox News đưa tin vào tối ngày 26/10, trích dẫn một nguồn tin từ hội Chữ thập Đỏ.
"Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) đã cam kết điều tra vụ việc và trừng phạt các thủ phạm", nguồn tin nói.
Vụ phát hiện trên diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Gadhafi, các con trai và cựu bộ trưởng quốc phòng bị chôn cất tại một địa điểm bí mật ở sa mạc Libya.
Trước đó, thi thể của 53 người ủng hộ ông Gadhafi cũng được phát hiện đã chết bên ngoài một khách sạn ở thành phố Sirte và có vẻ như đã bị hành quyết.
Ông Gadhafi, người đã lãnh đạo Libya suốt 42 năm, đã chết không lâu sau khi bị bắt giữ bởi các tay súng của NTC tại Sirte hồi tuần trước. Sau khi các video quay cảnh ông còn sống khi bị bắt được tung lên mạng, đã xuất hiện những nghi ngờ rằng nhà cựu lãnh đạo bị cố tình bắn chết.
Tổ chức nhân quyền của Liên hợp quốc, cùng với Nga và Mỹ, đã kêu gọi mở một cuộc điều tra đầy đủ về cái chết của ông Gadhafi.
Theo Dân Trí
Nhà Gadhafi kiện NATO Các thành viên trong gia đình của cố lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi vừa tuyên bố khởi kiện NATO lên Tòa án hình sự quốc tế. Cố lãnh đạo Libya Mommar Gadhafi. Ảnh: RIA Novosti Đài phát thanh Europe 1 tại Pháp dẫn lời luật sư riêng của gia đình Gadhafi cho biết thân nhân của ông Gadhafi sẽ nộp đơn kiện NATO...